Nội dung công tác ở giai đoạn bảo hành bảo trì công trình bao gồm
3. Nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng
3.1. Tổ chức bộ máy giám sát thi công xây dựng 1.Mô hình tổ chức bộ máy giám sát
Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng phải tổ chức bộ máy hoạt động giám sát công trình xây dựng để thực hiện nhiệm vụ giám sát, đồng thời giúp chủ đầu tư quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự khu vực thi công xây dựng công trình
1.Một kỹ sư giám sát trưởng chịu trách nhiệm chính và các kỹ sư làm nhiệm vụ giám sát viên theo mô hình giám sát 1 cấp . Mô hình này áp dụng cho các công trình có quy mô nhỏ (Hình 1).
Kỹ sư giám sát trưởng Kỹ sư giám sát
Kỹ sư giám sát Kỹ sư giám sát
Hình1: Mô hình tổ chức giám sát một cấp
Kỹ sư giám sát
Kỹ sư giám sát TRƯỞNG
Kỹ sư giám sát Kỹ sư giám sát
- Một kỹ sư giám sát trưởng làm nhiệm vụ tổng giám sát trư
ởng, dưới kỹ sư giám sát trưởng là các kỹ sư chuyên ngành chịu trách nhiệm giám sát theo chế độ phân cấp của tổng giám sát trưởng, dưới kỹ sư giám sát chuyên ngành là các tổ giám sát chuyên ngành và được phân cấp trách nhiệm cho các kỹ sư giám sát viên. Mô hình này nên áp dụng cho các dự án có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài gọi là mô hình giám sát ba cấp (Hình 3).
Hình 2: Mô hình tổ chức giám sát hai cấp
Kỹ sư giám sát trư
ởng
Kỹ sư giám sát chuyên ngành
Kỹ sư giám sát Kỹ sư giám sát Kỹ sư giám sát
Kỹ sư giám sát trưởng
Kỹ sư giám sát chuyên ngành
Tổ giám sát chuyên ngành
Văn phòng tư vấn
Kỹ sư giám sát Kỹ sư giám sát Kỹ sư giám sát
Hình 3: Mô hình tổ chức giám sát ba cấp
a). Kỹ sư giám sát trưởng (Tư vấn trưởng):
Là người chịu trách nhiệm toàn bộ công tác giám sát công trình, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công và các nhà thầu khác trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra còn phải liên hệ với các cơ quan pháp luật, cơ quan hành chính trên địa bàn thực hiện dự
án khi giải quyết những vấn đề về an ninh, trật tự xã hội;
2. Soạn thảo quy trình giám sát ;
3. Tổ chức bộ máy giám sát và phân cấp trách nhiệm đối với các thành viên;
4. Xem xét, phê duyệt các biện pháp kỹ thuật thi công, tiến
độ thi công của các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình;
5. Xem xét, phê duyệt các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình;
6. Kiểm tra và quản lý công tác giám sát chất lượng, khối lư
ợng và tiến độ thi công xây dựng công trình;
7. Xem xét báo cáo của kỹ sư giám sát chuyên ngành;
8. Kiểm tra, xem xét và ký biên bản nghiệm thu giai đoạn, biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dông;
9. Kiểm tra, xem xét và ký xác nhận khối lượng thanh quyết toán của các nhà thầu tham gia thực hiện dự án;
10. Tổ chức các đơn vị tham gia thực hiện dự án nghiệm thu hồ sơ hoàn công ;
11. Lập báo cáo định kỳ về công tác thực hiện dự án .
b). Kỹ sư giám sát chuyên ngành
Đối với mô hình giám sát hai cấp và ba cấp, kỹ sư giám sát chuyên ngành là người thay thế kỹ sư giám sát trưởng khi giám sát trưởng uỷ quyền, là người chấp hành và giúp kỹ sư giám sát trưởng nắm bắt tình hình thực hiện dự án, chỉ đạo tổ giám sát chuyên ngành và các giám sát viên trong công tác giám sát. Nhiệm vụ chủ yếu của kỹ sư giám sát chuyên ngành là:
Thay mặt kỹ sư giám sát trưởng điều hành công tác giám sát khi được uỷ quyền;
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của các giám sát viên hoặc tổ giám sát chuyên ngành;
Kiểm tra công tác kiểm định chất lượng vật liệu và thiết bị sử dụng vào công trình;
Kiểm tra công tác quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, vệ sinh môi trường;
Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp hoặc hạng mục công trình;
Cùng giám sát trưởng giải quyết những vấn đề kỹ thuật quan trọng;
Giúp giám sát trưởng lập báo cáo định kỳ về công việc thực hiện dự án.
c). Kỹ sư giám sát
• Kỹ sư giám sát là những người làm nhiệm vụ giám sát cụ thể và chi tiết đối với các công việc xây dựng trên hiện trường. Họ là
những người làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kỹ sư giám sát trưởng đối với mô hình tổ chức giám sát một cấp và dưới sự chỉ đạo của kỹ sư giám sát chuyên ngành đối với mô hình giám sát hai cấp và ba cấp.
• Kỹ sư giám sát là người cập nhật và phát hiện kịp thời những sai lệch về chất, khối lượng của các nhà thầu thi công, đồng thời họ cũng là người kịp thời cùng nhà thầu sữa chữa những sai sót trong thi công, làm giảm nhẹ công việc của kỹ sư giám sát chuyên
ngành và kỹ sư giám sát trưởng. Nhiệm vụ cụ thể của kỹ sư giám sát là:
• Kiểm tra và giám sát thường xuyên các công việc xây dựng tại các hạng mục công trình được phân công trách nhiệm;
• Kiểm tra và nghiệm thu các công việc xây dựng;
• Đôn đốc việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trư
êng;
• Báo cáo kịp thời tình hình giám sát với kỹ sư chuyên ngành .
3.1.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể trên công trường Hệ thống các chủ thể trên công trường bao gồm các thành phần sau:
1. Chủ đầu tư;
2. Ban quản lý dự án;
3. Nhà thầu xây lắp (nhà thầu cung cấp vật liệu, thiết bị,);
4. Nhà thầu tư vấn giám sát;
5. Nhà thầu tư vấn thiết kế.
Chủ đầu t
Ban quản
lý dự án
Nhà ThÇu
T vÊn thiết
kế
T vÊn giám
sát