HOẠT ĐỘNG MAEKETING TẠI CÔNG TY MAY NHÀ BÈ
3.2.1.4 Các hoạt động liên quan đến phân phối:
Để phân phối sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng công ty sử dụng kênh phân phối sau:
Sơ đồ phân phối trong nội địa của Công ty May Nhà Bè
Hiện nay công ty vẫn đang thiết lập các đại lý rải khắp các thị trường tỉnh thành trong cả nước. Hình thức phân phối sản phẩm thông qua kênh phân phối như trên thực sự thích hợp với công ty do các nguyên nhân sau:
o Việc sử dụng trung gian giúp công ty có được các hợp đồng với số lượng lớn ổn định tiến độ sản xuất, doanh thu và tổng lợi nhuận lớn hơn nhờ số lượng tiêu thụ nhiều.
o Giúp công ty sử dụng được những kinh nghiệm những mối quan hệ sẵn có với các người bán, sự năng động nhạy bén của thị trường của các nhà trung gian này. Phân phối sản phẩm qua các trung gian là các công ty thương mại
Công Ty May Nhà
Bè
Cửa hàng
đại diện siêu thị, Đại lý, cửa hàng
Người tiêu dùng
thật sự là một hình thức phân phối có hiệu quả trong điều kiện của công ty hiện nay.
o Sự hạn chế tiếp nhận dòng chảy thông tin từ người tiêu dùng, ít nắm bắt được rõ ràng và chính xác về những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng, về xu hướng sắp tới của thị hiếu đó, dung lượng thị trường.
o Hậu quả của công ty hầu như không có dự báo xác đáng về hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai, không dự báo được thị trường sẽ cần hay không cần những chủng loại nào và với khối lượng là bao nhiêu để có hướng đầu tư khả thi cũng như thực hiện quản trị sản xuất đạt hiệu quả cao.
o Phân tích sơ đồ SWOT:
Bảng 14: BẢNG MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY MAY NHÀ BÈ
Những điểm mạnh ( S ) Những điểm yếu ( W )
Cơ hội ( O ) Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược Marketing-Mix Chiến lược phát triển sản phẩm Đe doạ ( T ) Chiến lược phát triển
nguồn nhân lực
Chiến lược phát triển sản phẩm Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có những thuận lợi, khó khăn và Công ty May Nhà Bè cũng không ngoại lệ. Qua việc phân tích tổng quan về công ty và môi trường Marketing, ta thấy công ty có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ để từ đó công ty có thể tận dụng được những cơ hội, phát huy được những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, hạn chế rủi ro.
1. Những điểm mạnh của công ty(S): S1: Uy tín của công ty
S2: Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có nhiều cán bộ công nhân viên trẻ, đồn kết tốt.
S3: Tình hình tài chính của công ty ổn định, doanh thu mỗi năm tăng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
S4: Việc huấn luyện và đào tạo nhân viên được quan tâm đúng mức
S5: Công ty May Nhà Bè được sự hỗ trợ của Tổng Công ty May Việt Nam S6: Có một đội xe vận chuyển hàng hố đầy đủ
S7: Có ưu thế về mặt bằng sản xuất
S8: Công ty đã được cấp chứng nhận TCVN ISO 9002 2. Những điểm yếu của công ty ( W ):
W1: Do công ty chưa có bộ phận Marketing nên việc tiếp thị của công ty chưa được chú trọng dẫn đến không nắm được thông tin từ khách hàng. Điều
này đã làm cho lượng khách hàng của công ty không tăng và lượng tiêu thụ sản phẩm thấp.
W2: Sản phẩm của công ty kém đa dạng vì công ty chỉ thiết kế mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng giao mà chưa có kế hoạch nghiên cứu thị trường để thiết kế phù hợp .
W3: Giá của sản phẩm cao hơn so với một số đối thủ
W4: Trình độ văn hố, tay nghề của cán bộ công nhân viên chưa đồng đều. W5: Công ty đôi lúc còn chịu sự quản lý của Tổng Công ty do đó công ty chưa mạnh dạn phát triển riêng của mình, như việc đầu tư máy móc, mở rộng nhà xưởng… đều phải được sự đồng ý của Tổng Công Ty.
3. Những cơ hội đối với công ty ( O )
O1: Nền chính trị ổn định Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi.
O2: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức độ liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ lạm phát thấp , mức sống của người dân TP.Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao. Nhờ đó sức mua thị trường ngày càng gia tăngtạo cơ hội cho ngành may mặc nói chung và cho Công ty May Nhà Bè nói riêng có cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ.
O3: Tỷ giá USD và nội tệ tương đối ổn định.
O4: Lãi suất ngân hàng thấp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vay vốn.
O5: Nhu cầu may mặc ngày càng tăng. 4. Các đe doạ đối với công ty ( T )
T1: Sự xuất hiện của nhiều công ty may mặc trên thị trường làm cho việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng hay gắt hơn. Nhưng đối thủ đáng ngại nhất của công ty là các hàng nhập lậu trốn thuế
T2: Giá nguyên vật liệu và phụ liệu tăng làm nhiều chi phí phát sinh T3: Yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
T4: Công ty phải chịu nhiều loại thuế.
T5: Khi gia nhập AFTA do thuế xuất nhập khẩu giảm nên hàng may mặc nước ngồi nhập vào Việt Nam tràn lan sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
W1T1: Công ty May Nhà Bè chưa có phòng phụ trách Marketing chính thức nên các hoạt động Marketing còn mang tính tự phát, thiếu nhất quán đan xen giữa các bộ phận khác của công ty.
6. Sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội:
W1O5: Các thông tin trên thị trường, thông tin về giá cả, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… công ty chưa nắm bắt đầy đủ và kịp thời do chưa có hoạt động Marketing điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.
W5O4: Trang thiết bị của công ty đã đựơc đổi mới và do nguồn tài chính còn hạn chế nên việc đổi mới không đồng bộ làm cho khâu sản xuất gặp một số khó khăn.
7. Sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội:
S1O2: Công ty may nhà bè là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn hoạt động trong thời gian dài đã có uy tín với khách hàng, công ty luôn tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, điều này giúp công ty tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
S8O2: Khách hàng của công ty hầu hết là các khách hàng quen thuộc có mối quan hệ làm ăn lâu dài nên ít khi xảy rủi ro tranh chấp. Tiến độ sản xuất của công ty được đảm bảo nhờ công ty chú trọng đến công nghệ, trang thiết bị máy móc.
S3O3: Với những ưu điểm nêu trên thì công ty đã đạt được nhiều thanh tựu đáng kể: doanh thu của công ty luôn tăng qua các năm, uy tín của công ty ngày càng được củng cố và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.