Giao thức CR-LDP (Constrain-based routing LDP)

Một phần của tài liệu mpls và kỹ thuật lưu lượng (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2: ĐỊNH TUYẾN VÀ BÁO HIỆU TRONG MPLS

2.4. Giao thức CR-LDP (Constrain-based routing LDP)

Theo RFC 3212, giao thức CR-LDP là giao thức mở rộng từ LDP nhằm hỗ trợ đặc biệt cho định tuyến cưỡng bức, kỹ thuật lưu lượng (TE) và các hoạt động dự trữ tài nguyên. Các khả năng của CR-LDP tùy chọn bao gồm thương lượng các tham số lưu lượng như cấp phát băng thông, thiết lập và cầm giữ quyền ưu tiên.

2.4.1 Mở rộng cho định tuyến cưỡng bức

Giao thức CR-LDP được sử dụng để điều khiển cưỡng bức LDP. Giao thức này là phần mở rộng của LDP cho quá trình định tuyến cưỡng bức của LSP. Cũng giống như LDP, nó sử dụng các phiên TCP giữa các LSR đồng cấp để gửi các bản tin phân phối nhãn.

Theo RFC 3212, giao thức CR-LDP được bổ sung thêm các đối tượng Type- Length-Value mới sau đây:

- Tuyến tường minh ER (Explicit Route)

- Chặng tường minh ER-Hop (Explicit Route Hop) - Các tham số lưu lượng

- Sự lấn chiếm (Preemptions) - Nhận diện LSP (LSPID) - Ghim tuyến (Route Pinning) - Lớp tài nguyên (Resource Class) - CR-LSP FEC

- Một số thủ tục mới cũng được bổ sung để hỗ trợ các chức năng cần thiết như:

- Báo hiệu đường (Path signalling) - Định nghĩa các tham số lưu lượng

- Quản lý LSP (quyền ưu tiên, cam kết quản trị, v.v)

CR-LDP sử dụng cơ chế gán nhãn theo yêu cầu và điều khiển tuần tự. Một LSP được thiết lập khi một chuỗi các bản tin Label Request lan truyền từ ingress- LSR đến egress-LSR, và nếu đường được yêu cầu thỏa mãn các ràng buộc (ví dụ đủ băng thông khả dụng) thì các nhãn mới được cấp phát và phân phối bởi một chuỗi các bản tin Label Mapping lan truyền ngược về ingress-LSR. Việc thiết lập một CR-LSP có thể thất bại vì nhiều lý do khác nhau và các lỗi sẽ được báo hiệu bằng bản tin Notification.

2.4.2. Thiết lập một CR-LSP (Constrain-based routing LSP)

Để thiết lập một LSP theo một con đường định trước, CR-LDP sử dụng đối tượng tuyến tường minh ER (Explicit Route). ER được chứa trong các bản tin LABEL.

Hình 2.16 : Thiết lập LSP với CR-LDP

Xét ví dụ trong hình 2.16 trên. Giả sử LSR A muốn thiết lập một con đường tường minh là B-C-D. Để thực hiện việc này, LSR A xây dựng đối tượng ER chứa tuần tự 3 nút trừu tượng là LSR B, LSR C, LSR D. Mỗi nút được đại diện bằng một địa chỉ IP prefix. LSR A sau đó xây dựng một bản tin Label Request có chứa đối tượng ER mới tạo. Khi bản tin được tạo xong, LSR A sẽ xem xét nút trừu tượng đầu tiên trong đối tượng ER là LSR B, tìm kết nối đến LSR B và gởi bản tin Label Request trên kết nối đó. Khi LSR B nhận bản tin Label Request, LSR B nhận thấy nó là nút trừu tượng đầu tiên trong đối tượng ER. LSR B sau đó tìm kiếm nút trừu tượng kế tiếp là LSR C và tìm kết nối đến LSR C. Sau đó LSR B thay đổi đối tượng ER và gởi bản tin Label Request đến LSR C, lúc này đối tượng ER chỉ gồm LSR C và LSR D. Việc điều khiển bản tin này tại LSR C cũng tương tự như ở LSR B.

Khi bản tin đến LSR D, LSR D nhận thấy rằng nó là nút cuối cùng trong đối tượng ER. Vì vậy, LSR D tạo một bản tin Label Mapping và gởi nó đến LSR C.

SVTH: Phạm Thanh Hải Trang 54 GVHD: ThS. Đào Minh Hưng

Bản tin này bao gồm đối tượng nhãn. Khi nhận bản tin này, LSR C dùng nhãn chứa trong bản tin để cập nhật LFIB. Sau đó, LSR C gởi bản tin Label Mapping đến LSR B. Bản tin này cũng chứa nhãn mà LSR C đã quảng bá. Việc điều khiển bản tin Label Mapping ở LSR B hoàn toàn tương tự như ở LSR C. Cuối cùng, LSR A nhận được bản tin và LSP được thiết lập theo con đường định tuyến tường minh cho trước để mang thông tin về tài nguyên cần phải dự trữ.

2.4.3. Tiến trình dự trữ tài nguyên

Hình 2.17 : Tiến trình dự trữ tài nguyên

Tiến trình dự trữ tài nguyên được thực hiện như trong hình trên. Khi một nút CR-LDP nhận được một bản tin Label Request, nó gọi Admission Control để kiểm tra xem nút này có các tài nguyên được yêu cầu không. Nếu có đủ tài nguyên khả dụng, Admission Control dự trữ nó bằng cách cập nhật bảng Resource. Sau đó bản tin Label Request được chuyển tiếp đến nút MPLS kề sau.

Khi nút CR-LDP nhận bản tin Label Mapping, nó lưu thông tin nhãn và giao diện vào bảng LIB, lưu thông tin CR-LSP được yêu cầu vào bảng cơ sở thông tin tuyến tường minh ERB (Explicit Route information Base). Rồi nó gọi Resource Manager để tạo một hàng đợi phục vụ cho CR-LSP được yêu cầu, và lưu ServiceID của nó vào bảng ERB. Cuối cùng, nó chuyển tiếp bản tin LSP Mapping tới nút MPLS kề trước.

Một phần của tài liệu mpls và kỹ thuật lưu lượng (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)