2.3.1. Mục tiêu - Phương hướng:
Rà soát điều chỉnh quy hoạch hình thành vùng sản xuất tập trung, cây lúa chất lượng cao, cải tạo đồng ruộng , chủ động nước tưới, thuận lợi cho việc canh tác khi được đầu tư kênh mương cấp 3 và công trình thủy lợi Ninh Trung.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây mỳ của địa phương sang trồng cây mỳ lai chất lượng cao, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm, tăng giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích .
Rà soát quy hoạch vùng đất cho công nghiệp, dịch vụ chăn nuôi tập trung.
Phát triển thương mại, ngành nghề, tổ chức sản xuất. Xây dựng nhà máy sấy và thu mua sản phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Phát triển ngành chăn nuôi theo phương hướng đưa ra các loại giống vật nuôi có chất lượng và năng suất cao như: nạc hóa đàn heo và sin hóa đàn bò, phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung, chú trọng đến đàn gà thả vườn và đàn thủy cầm, tận dụng diện tích ao hồ phát triển chăn nuôi cá nước ngọt theo hướng lai đơn tính để tăng năng suất lên nhiều lần trên 1 đơn vị diện tích, từ đó nâng cao tỷ trọng chăn nuôi từ 25 % hiện nay lên 35 % đến 2015.
Thành lập các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Mở các lớp tập huấn hỗ trợ về kỹ thuật, về vốn có lãi suất ưu đãi để tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo hướng liên kết 4 nhà và cung ứng các dịch vụ vật tư nông nghiệp, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác nhằm thu hút vốn năng lực kỹ thuật cao.
Kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào ổn định khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của người dân, đưa sản phẩm hàng hóa của địa phương từng bước tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.
Trong đột phá và phát triển kinh tế, cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sạch.
Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt từ 34 triệu đồng/người/năm.
2.3.2. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế của từng địa bàn thôn gắn với bảo vệ môi trường nông thôn và các hình thức tổ chức sản xuất được chia thành các lĩnh vực phát triển như sau:
- Đã xây dựng kế hoạch Quy hoạch trung tâm xã và 02 điểm dân cư nông thôn ở thôn Ninh Đại và thôn Ninh Hậu.
Cụ thể Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
* Khu vực 1 : Thôn Ninh Thượng
+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 40 ha + Quy hoạch 10 ha diện tích trồng ngô lai
+ Diện tích còn lại sử dụng trồng lúa và các loại cây khác
* Khu vực 2 : Thôn Ninh Đại.
+ Quy hoạch điểm dân cư nông thôn vơí diện tích 09 ha
+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 40 ha + Quy hoạch khu thượng mại
+ Quy hoạch Xây dựng trường THCS; Trường tiểu học; Trường Mầm non.
+ Quy hoạch xây dựng Trạm y tế xã; Trụ sở UBND xã; Điểm bưu diện văn hóa xã.
+ Quy hoạch Xây dựng khu thể thao xã.
+ Quy hoạch Xây dựng nhà văn hóa xã.
+ Quy hoạch 05 ha diện tích trồng ngô lai
+ Diện tích còn lại trồng lúa và các loại cây khác.
* Khu vực 3: Thôn Ninh Hậu
+ Quy hoạch điểm dân cư nông thôn với diện tích 03 ha
+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 25 ha
+ Quy hoạch Xây dựng 01 lớp Mầm non cho học sinh hai thôn ( Ninh Hậu và Ninh Hải ).
+ Nâng cấp và mở rộng khu Nghĩa địa thôn Ninh Hậu ( Trong đó hai thôn Ninh Hải & Ninh Hậu sử dụng )
* Khu vực 4: Thôn Ninh Hải
+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 20 ha + Quy hoạch 10 ha diện tích trồng ngô lai
+ Diện tích còn lại sử dụng trồng lúa và các loại cây khác
* Khu vực 5: thôn Ninh Hạ + Quy hoạch xây dựng cây xăng
+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 40 ha + Quy hoạch 10 ha diện tích trồng ngô lai
+ Diện tích còn lại sử dụng trồng lúa và các loại cây khác
* Khu vực 6: Thôn Ninh Trung
+ Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 35 ha + Quy hoạch 10 ha diện tích trồng ngô lai
+ Diện tích còn lại sử dụng trồng lúa và các loại cây khác
2.3.3. Phương pháp tổ chức thực hiện các mô hình để phát triển kinh tế:
a.Giải pháp chủ yếu:
- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đầu tư hệ thống hạ tầng trong khu sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao từng bước kêu gọi các nhà doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Nhà nước đầu tư hạ tầng, hỗ trợ kinh phí và chuyên gia để đào tạo nguồn nhân lực.
- Nguồn vốn cho các đối tượng hoạt động phát triển kinh tế được vay với lãi suất 5%/năm, đối với các doanh nghiệp và các hợp tác xã là 6%/năm, đối với người dân và mô hình trang trại, chu kỳ vay vốn sản xuất kinh doanh là 36 tháng trở lên để thực hiện thành công mô hình nông thôn mới.
- Người dân địa phương được tổ chức thi công các công trình hạ tầng, có sự giúp đỡ của tư vấn kỹ thuật, của các cơ quan chuyên môn huyện và tỉnh, không qua các đơn vị tư vấn nhằm giảm chi phí đầu tư của từng công trình.
- Người dân địa phương tổ chức thực hiện các mô hình . b. Nội dung cụ thể:
Phát triển về trồng trọt.
- Chuyển đổi 200 ha lúa thường sang sản xuất lúa giống và lúa chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất 20% và giá trị 30%.
- Chương trình này cần nguồn vốn cho nhân dân vay với số tiền là 2 tỷ đồng. Ước thu nhập ở lĩnh vực này là 10 tỷ đồng/năm x 5 năm = 50 tỷ.
- Tận dụng nguồn nước của các công trình thủy lợi hiện có mở rộng thêm diện tích lúa 2 vụ là 10 ha chủ động nguồn nước tưới quanh năm .( 8 triệu/ ha).
- Nguồn vốn cho nhân dân vay với số tiền là 1 tỷ đồng. Ước thu nhập ở lĩnh vực này là 3 tỷ đồng/năm x 5 năm = 15 tỷ.
- Phát triển xen canh cây ca cao trong diện tích trồng điều là 10,7 ha Nguồn vốn cho nhân dân vay là 1 tỷ đồng. Ước thu nhập ở lĩnh vực này là 3 tỷ đồng/năm x 5 năm
= 15 tỷ.
- Chuyển đổi từ diện tích đất cao trồng lúa kém năng suất sang trồng cây ngô khu vực thôn Ninh Thượng ; thôn Ninh Đại ; thôn Ninh Hạ dọc theo suối 20 là 25 ha tăng giá trị lên gấp 3 lần.
Nguồn vốn cho nhân dân vay là 2 tỷ đồng. Ước thu nhập ở lĩnh vực này là 7,5 tỷ đồng/năm x 5 năm = 37,5 tỷ.
Tổng nhu cầu vốn vay để phát triển ngành trồng trọt là 6,0 tỷ đồng cho thu nhập trên 117,5 tỷ / 05 năm.
Phát triển chăn nuôi.
- Nuôi heo: Phát triển mô hình trang trại ít nhất mỗi trang trại mỗi năm xuất chuồng 3 kỳ, mỗi kỳ 150 con heo thịt trở lên. Vậy một trang trại 3,5 tháng xuất chuồng 150 con heo lợi nhuận 90 triệu đồng, vậy 1 năm sẽ thu lợi nhuận về 270 triệu đồng. Dự kiến sau khi thực hiện đề án xây dựng xã điểm mô hình nông thôn mới thì sẽ có 8 trang trại chăn nuôi, thu lãi mỗi năm 2,16 tỷ đồng.
- Nguồn vốn cho nhân dân vay là 4 tỷ đồng. Ước lợi nhuận ở lĩnh vực này là 2,16 tỷ đồng/năm x 5 năm = 10,8 tỷ.
- Phát triển 2 trang trại gà, vịt đẻ trứng quy mô 1.500 con, thu lời mỗi năm 0,6 tỷ đồng x 5 năm = 3 tỷ đồng. Chương trình này cần cho nhân dân vay vốn với số tiền là 1 tỷ đồng.
- Phát triển 400 hộ nuôi gia cầm, thủy cầm, nạc hóa đàn heo, sin hóa đàn bò nhỏ lẻ đạt tỷ lệ 80% trên tổng đàn là 1900 con. Bình quân mỗi hộ thu nhập từ 15 triệu đồng/ năm, vậy sau 5 năm sẽ thu lợi nhuận về là 75 triệu đồng/hộ . Tổng thu nhập trong lĩnh vực này sẽ là 400 hộ x 75 triệu đồng/hộ = 3 tỷ đồng .
Tổng nhu cầu cho nhân dân vay vốn để phát triển ngành chăn nuôi là 5 tỷ đồng cho thu nhập sau 5 năm là 16,8 tỷ đồng .
Phát triển thương mại - dịch vụ - ngành nghề.
- Phát triển thương mại khu trung tâm xã và dọc tuyến đường ĐH.2 tổng số hộ kinh doanh trên các lĩnh vực là 25 hộ, trong đó 02 hộ kinh doanh xây dựng, 02 hộ kinh doanh vận tải, 03 hộ kinh doanh nghề mộc, Đào tạo cho 30 lao động có tay nghề như thợ mộc, thợ xây.
- Tổng nhu cầu vốn vay để phát triển trong lĩnh vực này là 1,5 tỷ đồng, cho thu nhập là 25 tỷ đồng / 05 năm
Cơ cấu vốn :
Tính hết năm 2011 Toàn xã có 556 hộ/ 2234 nhân khẩu sử dụng 873,44 ha đất nông nghiệp, thu nhập 18,63 triệu đồng/ ha , vốn tích lũy trong nhân dân bình quân 12 triệu đồng / hộ . Như vậy vốn tự có trong nhân dân gồm :
+ Vốn tích lũy 556 hộ x12 triệu/hộ = 6.672 triệu đồng + Vốn vay tín dụng = 12.500 triệu đồng
+ Các phương tiện khc, hàng hóa, sản phẩm dự trữ và thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh … ước tính = 5.00 triệu đồng
+ Tổng cộng vốn tự có trong nhân dân = 7.172 triệu đồng
Hiệu quả kinh tế sau 5 năm thực hiện đề án :
- Tổng thu nhập là 159,3 tỷ đồng trừ tổng nguồn vốn vay 12,5 tỷ đồng còn 146,8 tỷ đồng
- Ước tính bình quân thu nhập đầu người/ năm đến 2015 là: 55,24 triệu đồng
- Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp phổ thông còn 40 %, tăng lao động có tay nghề , lao động nông nghiệp phổ thông trở thành công nhân lao động trong nông nghiệp hiện đại , phát triển lao động ngành nghề, dịch vụ, thương mại được 60 %.