ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH GIBBERELLIC ACID (GA3) VÀ THỜI GIAN NGÂM HẠT ĐẾN CÂY GIỐNG CÀ GAI LEO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cà gai leo (solanum procumbens (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH GIBBERELLIC ACID (GA3) VÀ THỜI GIAN NGÂM HẠT ĐẾN CÂY GIỐNG CÀ GAI LEO

3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến khả năng nảy mầm của hạt cà gai leo

Quá trình nảy mầm là quá trình chuyển biến từ trạng thái ngủ của mầm sang trạng thái hoạt động của cây con. Đặc tính của giai đoạn này là sự trương nước của hạt, sự hình thành hệ thống enzyme, sự chuyển biến sinh hóa của chất dự trữ và sự phát triển của phôi mầm…Qúa trình này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: giống và chất lượng hạt giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật gieo hạt. Theo dừi khả năng nảy mầm của hạt giống cà gai leo dưới ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt giống, kết quả được thể hiện ở bảng 3.1.

Qua số liệu ở bảng 3.1. Chúng tôi có nhận xét:

* Tỷ lệ nảy mầm: Các công thức thí nghiệm có tỷ lệ nảy mầm tương đối cao, dao động từ 86,69% - 96,38%. Công thức có tỷ lệ nẩy mầm thấp nhất là công thức XIII( 86,69%), cao nhất là công thức XI (96,38%), tiếp đến là công thức XII (94,65%).

* Thời gian nảy mầm: Thời gian nảy mầm của các công thức dao động từ 8,10 - 9,47. Trong đó, công thức XI có thời gian nảy mầm ngắn nhất (8,10 ngày), công thức có thời gian nảy mầm chậm nhất là công thức I (9,47 ngày).

* Tốc độ nảy mầm: Tốc độ nẩy mầm của hạt qua các ngày sau gieo có sự khác biệt, tốc độ nẩy mầm dao động trong khoảng 0,126- 0,148%/ngày. Ở các công thức khác nhau thì tốc độ nảy mầm là khác nhau. Trong đó tốc độ nảy mầm của công thức XI đạt cao nhất là 0,148%/ngày, công thức I có tốc độ nảy mầm chậm nhất (0,126%).

Nhìn chung các công thức khác nhau có các chỉ tiêu về nảy mầm là không giống nhau, trong đó công thức XI cho tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất (96,38%), tốc độ nảy mầm (0,148%/ngày) và thời gian nảy mầm nhanh nhất (8,10 ngày); tiếp đến là công thức XII với tỷ lệ nảy mầm đạt 94,65%, thời gian nảy mầm 8,28 ngày và tốc độ nảy mầm đạt 0,145%/ngày.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến khả năng nảy mầm của hạt giống cà gai leo

Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%)

Thời gian nảy mầm (ngày)

Tốc độ nảy mầm

(%/ngày)

I 88,78 9,47 0,126

II 90,86 9,37 0,128

III 90,86 9,08 0,132

IV 91,21 8,83 0,136

V 92,94 8,68 0,135

VI 93,29 8,59 0,141

VII 93,64 8,66 0,138

VIII 90,16 8,90 0,134

IX 90,17 8,52 0,140

X 90,86 8,36 0,143

XI 96,38 8,10 0,148

XII 94,65 8,28 0,145

XIII 86,69 8,98 0,133

XIV 89,82 8,48 0,137

XV 90,51 8,85 0,134

XVI 91,89 8,81 0,136

3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây giống cà gai leo trong vườn ươm. Cây sinh trưởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối, tương ứng với từng thời kì sinh trưởng. Chiều cao cây là đặc trưng di truyền của giống quy định. Tuy nhiên cũng chịu tác động của nhiều yếu tố khác như thời tiết, đất đai, chế độ dinh dưỡng. Qua quỏ trỡnh theo dừi về sự tăng trưởng chiều cao cây, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.1.

Qua số liệu ở bảng 3.2. và hình 3.1. cho thấy:

* Sau nảy mầm 5 ngày: Chiều cao cây của các công thức trong giai đoạn này chênh lệch nhau không nhiều, dao động từ 1,32 - 1,67 cm. Chiều cao cây ở công thức V là lớn nhất đạt 1,67cm, tiếp đến là công thức XI đạt 1,64cm.

* Sau nảy mầm 10 ngày: Chiều cao cây ở các công thức bắt đầu tăng lên, dao động từ 2,09 - 2,56cm. Lúc này công thức có chiều cao lớn nhất là công thức XI (2,56 cm), công thức có chiều cao nhỏ nhất là III (2,09 cm).

* Sau nảy mầm 15 ngày: Chiều cao cây ở các công thức dao động từ 2,66 cm -3,29 cm. Trong đó công thức XI đạt chiều cao cây lớn nhất (3,29 cm) và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại ở mức xác suất =0,05, ngoại trừ công thức V và công thức X.

* Sau nảy mầm 20 ngày: Chiều cao cây ở các công thức dao động từ 3,39 - 4,13cm.

Trong đó công thức có chiều cao cây lớn nhất là công thức XI (4,13 cm), thấp nhất là công thức IV(3,39 cm), các công thức còn lại chiều cao cây chênh lệch nhau không nhiều.

* Sau nảy mầm 25 ngày: Chiều cao cây ở các công thức dao động từ 4,14 - 4,76 cm. Trong đó công thức có chiều cao cây lớn nhất là công thức XI (3,26cm), thấp nhất là công thức IV(4,14cm).

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm (Đơn vị tính: cm)

Công thức

Sau nảy mầm ….ngày

5 10 15 20 25

I 1,32f 2,16de 2,73efg 3,46ef 4,17cd

II 1,48b-f 2,28cd 2,86cde 3,65cd 4,65ab

III 1,32f 2,09e 2,68fg 3,44f 4,17cd

IV 1,37ef 2,10e 2,66g 3,39f 4,14d

V 1,67a 2,52ab 3,14ab 3,96ab 4,59ab

VI 1,57abc 2,47ab 3,02bc 3,91b 4,52abc

VII 1,51a-e 2,37bc 3,01bc 3,79bc 4,47a-d

VIII 1,43c-f 2,21cde 2,81efg 3,62cde 4,31bcd

IX 1,46c-f 2,24cde 2,86cde 3,69cd 4,34bcd

X 1,49b-e 2,37bc 3,04b 3,88b 4,47a-d

XI 1,64ab 2,56a 3,29a 4,13a 4,76a

XII 1,56a-d 2,36bc 2,99bcd 3,87b 4,48a-d

XIII 1,63ab 2,48ab 3,09b 3,96ab 4,65ab

XIV 1,40def 2,17de 2,84def 3,65cd 4,48a-d

XV 1,45c-f 2,14de 2,70efg 3,53def 4,18cd

XVI 1,39ef 2,11de 2,68fg 3,52def 4,21cd

LSD0,05 0,17 0,17 0,17 0,18 0,36

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm 3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 và thời gian ngâm hạt đến động thái ra lá

Lá là bộ phận quan trọng của cây, lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp thực hiện chức năng tổng hợp chất hữu cơ thông qua năng lượng ánh sáng mặt trời và tích lũy chất khô, cung cấp cho hoạt động sống của cây. Lá còn là bộ phận chủ yếu của quá trình thoát hơi nước, xúc tiến các quá trình sinh lý sinh hóa sảy ra trong cây. Nghiên cứu động thái ra lá của các công thức qua các giai đoạn sẽ cho biết khả năng tổng hợp các chất hữu cơ và thoát hơi nước của cây qua các giai đoạn, từ đó có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng và nước cho cây qua từng giai đoạn để cung cấp kịp thời, tại chỗ giúp cây quang hợp tốt.Theo động thái ra lá của cây giống cà gai leo trong vườn ươm qua các giai đoạn, chúng tôi được kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.2.

Qua số liệu ở bảng 3.3 và hình 3.2, chúng tôi có nhận xét:

* Sau nảy mầm 5 ngày: Số lá/cây ở các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không đáng kể và không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức thí nghiệm ở ở mức xác suất =0,05.

* Sau nảy mầm 10 ngày: Số lá/câyở các công thức thí nghiệm trong thời gian này đã có sự khác biệt nhưng không đáng kể, số lá/câyở các công thức dao động từ 1,71 - 2,02 lá.

* Sau nảy mầm 15 - 20 ngày: Số lá/cây ở các công thức tiếp tục tăng lên, dao động từ 2,62 - 2,98 lá và 3,32 - 3,78 lá ở 15 ngày và 20 ngày sau nảy mầm.

0 0;5 1 1;5 2 2;5 3 3;5 4 4;5 5

5 10 15 20 25

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI

* Sau nảy mầm 25 ngày: Số lá/ câyở các công thức thí nghiệm dao động từ 4,45 - 5,11 lá. Số lá/cây cao nhất ở công thức XI (5,11 lá), tiếp đến là công thức IV (5,10 lá) và công thức XV và XIII (5,06 lá).

Bảng 3.3. Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm

(Đơn vị tính: lá)

Công thức

Sau nảy mầm ….ngày

5 10 15 20 25

I 1,00 1,71d 2,78bcd 3,50bcd 4,59bc

II 1,03 1,81bcd 2,82abc 3,63abc 4,45c

III 1,07 1,94abc 2,78bcd 3,62abc 4,84ab

IV 1,00 1,78cd 2,82abc 3,65abc 5,10a

V 1,00 1,84bcd 2,92ab 3,72ab 5,12a

VI 1,10 1,94abc 2,85abc 3,68abc 5,07a

VII 1,03 1,98ab 2,72cd 3,48cd 4,66bc

VIII 1,07 1,91abc 2,72cd 3,48cd 4,89ab

IX 1,00 1,79cd 2,62d 3,32d 4,79abc

X 1,10 1,81bcd 2,98a 3.78a 4,78abc

XI 1,00 1,84bcd 2,78bcd 3,49cd 5,11a

XII 1,07 1,94abc 2,68cd 3,56abc 4,80abc

XIII 1,00 1,80cd 2,75bcd 3,48cd 5,06a

XIV 1,03 1,98ab 2,77bcd 3,59abc 4,80abc

XV 1,10 2,02a 2,72cd 3,58abc 5,09a

XVI 1,07 1,81bcd 2,75bcd 3,52bcd 4,96ab

LSD0,05 ns 0,18 0,18 0,23 0,37

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái; các chữcái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

Hình 3.2.Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm

Nhận xét chung: Nồng độ GA3 và thời gian ngâm hạt không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng chiều cao cây và số lá của cây cà gai leo nhưng ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt giống cà gai leo. Công thức XI (GA3 với nồng độ 20ppm ngâm hạt trong thời gian 6h) cho tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất (96,38%), tốc độ nảy mầm (0,148%/ngày) và thời gian nảy mầm nhanh nhất (8,10 ngày). Kết quả này được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo trong nghiên cứu.

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BểN LÁ VÀ HỖN HỢP GIÁ THỂ ĐẾN CÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cà gai leo (solanum procumbens (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)