Tài nguyên du lịch TP. Hƣng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho tp hưng yên​ (Trang 21 - 38)

Chương 1: Tổng quan về đề tài

1.3. Tài nguyên du lịch TP. Hƣng Yên

Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch đƣợc hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”.

Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Khoản 4, điều 4, chương 1).

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Theo khoản 1 (điều 13, chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang đƣợc khai thác hoặc có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

Các thành phần của tự nhiên với tƣ cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực - động vật.

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể (các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá) và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá các tộc người)4.

1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên khí hậu: TP. Hƣng Yên nằm trong vùng trung châu thổ Bắc Bộ thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa lƣợng nhiệt ẩm dồi dào. Hàng năm có hai mựa núng và lạnh rừ rệt: Mựa lạnh khụ và ấm từ thỏng 11 đến thỏng 4 năm sau. Mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ tháng nóng nhất vào mùa hè là 39 - 40°C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông 5,5°C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22 - 23°C. Đặc biệt, trong tháng 8 và tháng 9 thường có mưa to gió lớn, đây cũng là tháng thường hay có bão tuy nhiên bão không đổ bộ trực tiếp vào thành phố do vậy ảnh hưởng của bão không lớn bằng các

4PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Di tích và thắng cảnh Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tr 12, 13.

vùng ven biển. Lƣợng mƣa trung bình năm ở đây từ 1500 - 1600mm. Số ngày mƣa trung bình trong năm khoảng 147 ngày. Lƣợng mƣa nhỏ nhất vào tháng 1 và tăng dần đến tháng 4. Tháng 8 có nhiều ngày mƣa và lƣợng mƣa nhiều nhất, hàng năm còn có mƣa phùn từ tháng 11 đến tháng 4. Tháng 2 và tháng 3 là tháng mƣa phùn nhiều nhất. Vì vậy khí hậu ở TP. Hƣng Yên nói chung là khá ẩm ƣớt. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. Độ ẩm trung bình trong các tháng đều trên 80%. Độ ẩm không khí và độ ẩm khô hạn ở đây cao hơn các vùng cùng trong khu vực châu thổ Bắc Bộ.

Tài nguyên nước: Nằm trong khu vực trung châu thổ Bắc Bộ, toàn bộ tỉnh Hưng Yên được bao bọc xung quanh bởi một mạng lưới sông ngòi gồm:

Hệ thống sông lớn sông Hồng, sông Luộc và hệ thống sông con là những nhánh sông của các con sông lớn: sông Cửu An, sông Hoan Ái, sông Kim Ngưu, sông Nghĩa Trụ, sông Kẻ Sặt, sông Điện Biên. Phố Hiến xưa – TP.

Hƣng Yên ngày nay đƣợc hình thành và phát triển là phần lớn chịu sự ảnh hưởng của hai con sông lớn: sông Hồng và sông Luộc. Chảy qua TP. Hưng Yên ngày nay còn có sông Hồng và sông Điện Biên.

Sông Hồng là con sông khởi nguồn từ Trung Quốc, có tổng chiều dài là 1.183km. Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 493km, nơi rộng nhất là 1.300m, hẹp nhất là 400m. Sông Hồng chảy qua Hƣng Yên khoảng 67km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh. Sông Hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông Thiên Mạc, đến Kim Động và TP. Hƣng Yên gọi là Đằng Giang.

Từ khi Pháp xâm lược nước ta thì gọi chung là sông Hồng Hà, sông Hồng.

Sông Hồng chảy xuống vùng trung châu Bắc Bộ có đặc điểm là uốn khúc quanh co, cộng thêm là dòng chảy mạnh nên đã tạo ra sự sạt lở cũng nhƣ bồi tụ hai bên bờ ở những chỗ khúc uốn của dòng sông. TP. Hƣng Yên ngày nay còn thấy sự bồi lấp của sông Hồng đã đẩy dòng chảy của sông cách xa bờ đê bao của thành phố khoảng 2km về phía tây và phía nam.

Sông Điện Biên là dòng sông đào, chảy từ sông Hoan Ái (từ Lực Điền – Yên Mỹ) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu)

sang địa phận huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống cửa Càn (TP. Hƣng Yên). Toàn bộ sông dài trên 20 km.

Tài nguyên đất đai, sinh vật: Bên cạnh đó TP . Hƣng Yên có diện tích đất nông nghiê ̣p phong phú , nhƣng đất xây dƣ̣ng công nghiê ̣p và đô thi ̣ còn hạn chế. Đất đai trong đƣợc hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại: đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi, đất phù sa sông Hồng không đƣợc bồi lắng, đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ.

Một điểm sáng có thể khai thác để thu hút khách du lịch đó là Đảo Cò.

Nằm ngay trung tâm TP Hƣng Yên hơn 20 năm qua tồn tại một “đảo” cò tự nhiên với hàng nghìn con. Đảo nằm giữa hồ An Vũ 1 (thuộc Công viên Nam Hòa, phường Lê Lợi, TP Hưng Yên). Người dân địa phương cho hay, từ đầu những năm 90 (thế kỷ XX) đã thấy cò kéo về đầm Lò Lồi (tên cổ của hồ An Vũ) - khi đó chỉ là một bãi sình lầy. Năm 2003, TP Hƣng Yên cải tạo đầm Lò Lồi thành Công viên Nam Hòa và đề xuất với UBND tỉnh Hƣng Yên phương án bảo tồn đàn cò.Công viên Nam Hòa hoàn thành năm 2005. Cùng năm, đảo cò đƣợc tôn cao và trồng cây xanh (chủ yếu là tre bát độ) với diện tích 3.883 m2, lòng hồ rộng 12,78 ha đƣợc làm sạch lấy nguồn thức ăn dồi dào cho cò. Từ đó tới nay, cò rủ nhau về đảo làm tổ, sinh sản ngày càng đông.Theo ông Doãn Quốc Hoàn, Giám đốc công ty TNHH MTV Môi trường & Công trình đô thị Hưng Yên (đơn vị trực tiếp quản lý đảo cò), ước tính trên đảo hiện có khoảng trên 400.000 con với đủ các giống: cò đen, cò trắng, cò mỏ vàng, mỏ trắng...

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của TP. Hƣng Yên còn hạn chế do địa hình bằng phẳng, với thời tiết mƣa thuận gió hòa nên vùng đất này chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy nhiên không thể phủ nhận môt vài điểm nhấn về tự nhiên nơi đây nhƣ dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa cùng Đảo Cò nằm tại công viên Nam Hòa với vẻ đẹp tự nhiên, hấp dẫn mà thơ mộng.

1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

1.3.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

- Các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và địa phương: Toàn TP.

Hƣng Yên hiện có khoảng trên 130 di tích, trong đó có 20 di tích đựơc xếp hạng cấp quốc gia, 22 di tích xếp hạng cấp tỉnh, gần 100 bia ký, trên 11.200 hiện vật trong đó có 6.022 hiện vật có giá trị về lịch sử. Trong đó khu di tích Phố Hiến là di tích cấp quốc gia đặc biệt. (chi tiết xem ở phụ lục)

- Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu:

Đền Mẫu

Đền Mẫu là một trong những địa danh nổi tiếng, đƣợc coi là ngôi đền có cảnh quan thiên nhiên đẹp cổ kính nhất Hƣng Yên hiện nay. Đền Mẫu có tên gọi khác là Hoa Dương linh từ hay đền Mậu Dương, tọa lạc ở phường Quang Trung, TP. Hưng Yên. Đền thờ Dương Quý Phi - vợ vua Tống (Trung Quốc thế kỷ XIII), bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Để giữ trọn khí tiết, lòng thuỷ chung với vua và trung thành với đất nước bà đã nhảy xuống biển tự vẫn khi bị giặc Nguyên Mông truy đuổi. Xác của bà trôi dạt vào vùng Phố Hiến, đƣợc nhân dân ở đây chôn cất. Sau này có một vị quan thái giám nhà Tống lưu lạc đến vùng này biết chuyện đã cùng nhân dân xây dựng ngôi đền và lập làng Hoa Dương, với ý nghĩa biểu dương tấm lòng tiết liệt, trung trinh của bà. Từ đó, đền có tên là Hoa Dương linh từ. Năm 1294, vua Trần Anh Tông chinh phạt Chiêm Thành, một đêm qua đây, nằm mộng thấy có thần nữ đến phù trợ giết giặc. Sau khi thắng trận trở về, nhớ tới công lao đó của thần nữ, nhà vua cho tôn tạo lại đền, và miễn thuế thuyền buôn ở Phố Hiến. Qua thời gian ngôi đền không ngừng đƣợc trùng tu và xây dựng thêm. Vào năm Thành Thái thứ 8 (1896) đền Mẫu đƣợc trùng tu lớn và có quy mô nhƣ ngày nay.

Đền Mẫu toạ lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, quay về hướng Tây Nam, phía trước là hồ Bán Nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Tương truyền, hồ nước phía trước đền xưa kia chính là một đoạn của con sông Hồng, do nước chảy đổi dòng mà thành. Đây cũng là nơi thi hài bà quý phi nhà Tống dạt vào. Đền đƣợc xây dựng theo bốcục tiền nhất, hậu đinh

gồm các hạng mục chính nhƣ: Nghi môn, đại bái, trung từ, hậu cung, phủ Đông, phủ Tây, nhà Oản (nhà sắp lễ). Toàn bộ công trình đƣợc bài trí hài hòa và đƣợc xây dựng bằng nguyên liệu bền vững nhƣ: gỗ lim, vôi mật, xi măng tạo nên một khu di tích khang trang, thoáng đãng. Nghi môn đƣợc xây dựng rất bề thế với chiều dài là 16,9m, kiến trúc chồng diên 2 tầng 8 mái. Cửa đền (tam quan) đƣợc xây dựng theo kiểu vòm cuốn gồm 1 cửa chính và hai cửa phụ, cửa chính cao 7m đắp hình ngói ống. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi:

“Dương thiên hậu Tống triều”. Tầng trên đắp bức đại tự “Mẫu nghi thiên hạ”

đƣợc ghép bằng các mảnh gốm lam (đây là nét trang trí điển hình của kiến trúc thời Nguyễn). Qua nghi môn là sân đền, giữa sân có cây cổ thụ gần 700 năm tuổi - sự hội ngộ của 3 cây đa - sanh - si quấn quýt lấy nhau tạo thế chân kiềng vững chắc bao trùm toàn bộ ngôi đền tăng thêm vẻ thâm nghiêm, cổ kính cho di tích. Theo mọi người kể lại, rằng ngày xưa, giữa sân có một cây bàng cổ thụ, chim chóc kéo về quần tụ, làm rơi vãi những hạt đa, si, sanh trên ngọn cây bàng. Những hạt ấy mọc thành cây buông rễ xuống ôm trọn cây bàng. Các rễ khác đâm ngang, toả theo thế một cây đa 3 gốc nhƣ hiện nay. Theo các nhà sử học thì đây là cây đa cổ nhất vùng châu thổ Bắc Bộ.

Đi qua sân đền là đến toà đại bái với 3 gian, kiến trúc 2 tầng 8 mái; mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu, lợp ngói vẩy rồng, chính diện đắp lƣỡng long chầu nguyệt. Hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn. Bên trong đại bái là cung đệ tam với 5 gian, gian giữa nổi bật với 4 đôi câu đối ngợi ca Thánh Mẫu. Gian phía trong treo bài văn của Chu Mạnh Trinh, soạn năm 1896, ghi lại công trạng của bà. Trong hậu cung an trí tƣợng Thánh Mẫu cùng với khám thờ, tràng kỷ. Tất cả đều đƣợc sơn son thếp vàng. Ai đến đây vào buổi tối, dưới ánh sáng mờ ảo của điện nến, trong làn khói hương lan toả, cũng đều cảm nhận một không khí tĩnh lặng và linh thiêng của chốn thâm cung.

Ngoài cảnh quan đẹp và kiến trúc cổ kính ra trong đền còn lưu giữ nhiều di vật quý nhƣ: Kiệu vừng, long đỡnh, long sàng, long đại cú niờn đại thế kỷ XVIII – XIX và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, cùng

nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi sự trinh tiết và trung thành của Dương Quý phi. Năm 1992, Đền Mẫu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật. Hằng năm đền Mẫu thu hút nhiều lƣợt khách tới tham quan không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn bởi cảnh sắc trù phú nơi đây.

Văn miếu Xích Đằng

Đây là nơi hội tụ yếu tố tinh hoa, trí tuệ, tài năng của người Hưng Yên.

Văn Miếu Hƣng Yên mang tên Xích Đằng bởi xƣa kia đƣợc dựng trên nền ngôi chùa cổ Nguyệt Đường tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, TP.

Hƣng Yên. Văn Miếu Xích Đằng là nơi tôn thờ Đức Thánh Khổng Tử - người sáng lập ra đạo Nho, cùng các học trò giỏi của Ngài: Mạnh Tử, Tăng Tử, Tử Tƣ, Nhan Tử. Phối thờ trong gian chính là tƣợng thầy giáo Chu Văn An, nhà sƣ phạm tài năng đức độ thời Trần, đƣợc lịch sử tôn vinh là "ông tổ đạo Nho của nước Nam ta".

Theo bài văn khắc trên chuông thì từ năm 1804 Hƣng Yên đã có Văn Miếu, nhƣng phải đến năm Minh Mạng thứ 20 (1839) Văn Miếu Xích Đằng mới đƣợc xây dựng lại với quy mô to đẹp, bề thế nhƣ ngày nay. Từ ngoài đi vào là tam quan có gác lên lầu bao quát đƣợc phong cảnh một vùng của thành phố, tiếp đến là khoảng sân rộng có đường thập đạo, nơi thị sát các sỹ tử thi hương. Hai dãy nhà tả vu, hữu vu - trước đây là nơi để kiệu, mũ áo của các quan mỗi kỳ tế lễ, nay là phòng trƣng bày những hình ảnh về nền giáo dục Hƣng Yên xƣa và nay. Khu thờ tự chính đƣợc xây dựng mang dáng dấp, phong cách cung đình thời Nguyễn bao gồm: Đại bái, Trung từ, Hậu cung.

Tên tuổi của các nhà khoa bảng được lưu danh trên 9 tấm bia đá dựng hai bên gian thờ chính như Trạng nguyên Dương Phúc Tư (người Lạc Đạo - Văn Lâm); Trạng Nguyên Tống Trân (người An Cầu - Phù Cừ) là những người có học vị cao nhất. Chức vụ cao nhất được lưu danh là tiến sỹ Lê Như Hổ (Tiên Lữ - đỗ 1541), giữ chức vụ quận công trong triều đình nhà Mạc;

Nguyễn Trung Ngạn giữ chức tể tưởng thời Trần và đó cũng là những hiện vật vô cùng quý giá mà Văn Miếu Xích Đằng còn giữ đƣợc. Văn Miếu Xích

Đằng đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là

"Di tích lịch sử văn hóa" cấp quốc gia vào năm 1992. Văn Miếu đã trở thành biểu tượng và cũng là nơi vinh danh tinh hoa trí tuệ của người dân xứ nhãn.

1.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể Lễ hội

Lễ hội là một khái niệm để chỉ một lĩnh vực của đời sống văn hóa con người. Lễ hội là điểm tích tụ văn hóa, là hoạt động văn hóa quan trọng, thường niên, định kì của con người. Lễ hội gồm hai yếu tố lễ và hội.

Hằng năm, hầu hết các di tích tại các địa phương đều tổ chức lễ hội.

Phần lớn các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, thu hút đông đảo sự tham gia của du khách thập phương.

Tên lễ hội Loại hình

lễ hội Thời gian lễ hội

Cấp quản lý Cấp

quốc gia

Cấp Bộ

Cấp tỉnh Lễ hội đền

Mẫu Dân gian 10 đến 12/3, chính

hội 10 X

Lễ hội đền

Thiên Hậu Dân gian 23/3 và 9/9 AL X

Vừ Miếu Dõn gian 13/3 và 24/6 AL X

Đền Bảo Châu DTLS CM 13/3 Al X

Đình Hiến Dân gian 10/3 AL X

Đông Đô

Quảng Hội Dân gian 23/3 và 09/9 AL X

Đền Tân La DTLS CM 17/3 AL X

Đền Mây Dân gian 10/01 và 16/1AL X

Đền Kim

Đằng Dân gian 17/11 AL X

Đền Đào Dân gian 02/2 AL X

Bảng 1.3: Danh sách các lễ hội đƣợc xếp hạng trên địa bàn TP. Hƣng Yên Trong số các lễ hội ấy phải kể tới một vài lễ hội nổi tiếng nhƣ: Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến, hội đền Mẫu, hội Đào Nương…Lễ hội truyền

Nương Đình, đền, chùa Đào Đặng

Dân gian 03/ AL X

Đình Bồng

Châu DT LSVH 9,10 tháng giêng;

ngày 10/11 và 10/3. X

Bà Chúa Kho Dân gian 1/3 X

Đình Nễ Châu DT LSCM X

Đình Cả Dân gian 24/6; 16/11 X

Đình Đông Dân gian 10/3 và 10/11AL X

Đền Cửu Thiên Huyền Nữ

Dân gian 9/9AL; 3/3; 20/8. X

Đình Tiền

Thắng Dân gian 10/3 AL X

Đền Tính Linh DTLS VH 20/8 AL X

Đình, chùa Kệ

Châu Dân gian

2/3; 5/5; 8/8; 20/11 để kỷ niệm ngày hóa của

các vị thần

X

Đình Đoài Dân gian 10/3 và 10/11 AL X

Đền, chùa

Đặng Cầu Dân gian 15/01; 08/4 và 15/7

AL X

Đền Chạ Dân gian 10/3 AL X

Đình, đền, lăng mộ Lê Nhƣ Hổ

DT LSVH 26/1 X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho tp hưng yên​ (Trang 21 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)