ĐẦU TƯ TẠI BAN QLDAĐS

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đầu tư và quản lý đầu tư tại ban quản lý dự án đường sắt (Trang 32 - 36)

I.Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu của hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư tại Ban QLDAĐS

1. Định hướng phát triển các dự án

1.1. Dự ỏn tuyến đường sắt Yờn Viờn – Phả Lại – Hạ Long – Cỏi Lừn Đối với Tiểu dự ỏn Hạ Long – cảng Cỏi Lừn: Hoàn thành đưa toàn bộ Tiểu dự án vào khai thác sử dụng.

Đối với Tiểu dự án Lim – Phả Lại và Tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long:

- Tiếp tục làm việc với các địa phương về công tác giải phóng mặt bằng;

- Tổ chức đấu thầu các gói thầu còn lại phù hợp với kế hoạch vốn được Bộ Giao thông vận tải giao;

- Tiếp tục thi công gói thầu xây lắp theo kế hoạch vốn được giao;

- Giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao của toàn dự án;

- Hoàn thành thực hiện nội dung kết luận các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

Đối với Tiểu dự án Yờn Viờn – Lim: Hoàn thành công tác khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, khởi công tiểu dự án trong thời gian sớm nhất có thể.

1.2. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông

- Cơ bản hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong quý II/2012;

- Hoàn thành điều chỉnh và phê duyệt chỉ giới đường đỏ của toàn bộ dự án trong quý I/2012;

- Hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật và dự toán trong quý II/2012;

- Hoành thành công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu và triển khai gói thầu số 5 (Bảo hiểm công trình toàn dự án) trong quý I/2012;

- Đôn đốc tổng thầu hoàn thành công tác lựa chọn các nhà thầu phụ cung cấp thiết bị trong quý III/2012;

- Hoàn thành 65% số trụ cầu trên tuyến và 80% khối lượng thi công cầu vượt Sông Nhuệ;

- Hoàn thiện việc san lấp, xử lý nền đất khu Depot và triển khai thi công

các công trình trong khu Depot;

- Triển khai công tác đào tạo nhân lực, quản lý khai thác sau khi hoàn thành dự án trong quý II/2012.

2. Định hướng phát triển của Ban QLDAĐS.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức quản lý dự án mới đảm bảo hiệu quả, rà soát sắp xếp và ổn định tổ chức đi vào hoạt động. Hoàn thiện các quy chế của Ban đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, phát huy hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Ban;

- Tổ chức lại bộ máy cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý dự án đầu tư cho cán bộ viên chức nhằm từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý dự án;

- Chủ động tham mưu tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, phát triển các dự án mới trong tương lai, trong đó tập trung cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) và dự án Sài Gòn - Lộc Ninh;

- Hoàn thành tốt kế hoạch giải ngân năm 2012

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đầu tư và quản lý đầu tư tại Ban quản lý dự án đường sắt.

1. Một số giải pháp chung

Tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2012; Các dự án phải xây dựng kế hoạch cả năm và kế hoạch chi tiết cho từng quý, từng tháng. Hàng tháng có kiểm điểm kết quả thực hiện và đề ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để đảm bảo mục tiêu tiến độ đề ra;

Quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng con người (bố trí đúng người, đúng việc) và tạo điều kiện tốt nhất để mọi người thực sự chủ động trong công việc, phát huy năng lực bản thân, sắp xếp những người có năng lực, triển vọng, tâm huyết với Ban QLDA ĐS vào các vị trí xứng đáng để giải quyết công việc, đảm bảo bộ máy ngày càng tinh thông và có tính chuyên nghiệp cao;

Tiếp tục ra soỏt cỏc quy định của Ban về trình tự, thủ tục trong công tác quản lý dự án, đảm bảo cải cách hành chính triệt để; tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp tốt với tư vấn, nhà thầu để đẩy nhan tiến độ thực hiện dự án. Yêu cầu cỏc cỏn bọ viên chức nghiên cứu về chế độ chính sách, nâng cáo trình độ chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết công việc được giao;

Sàng lọc, sắp xấp lại lực lượng cán bộ viên chứ hiện có theo nguyên tắc

từng vị trí công tác phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuỳ theo nhu cầu công việc của cỏc phũng trong từng giai đoạn, Giám đốc Ban sẽ thực hiện điều động linh hoạt cán bộ giữa các phòng nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao;

Bám sát hiện trường và phối hợp chặt chẽ với địa phương giải quyết các vướng mắc về giải phóng mặt bằng; khi cần thiết thì thu xếp để lãnh đạo Bộ, Cục Đường sắt Việt Nam làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng;

Tìm biện pháp đảm bảo thu nhập, đãi ngộ hợp lý và quyền lợi chính đáng cho cán bộ viên chức; xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, văn minh.

Thực hiện triển khai đồng bộ các công việc khác theo phương hướng nhiệm vụ nêu trên để phục vụ tốt nhất công tác quản lý dự án.

Chỉ đạo thực hiện tốt cụng tỏc giải ngõn, theo dừi, quản lý tài chớnh của các dự án;

Kịp thời xây dựng, trình dự toán hàng năm các nguồn kinh phí để phục vụ hoạt động và tiếp tục trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị thuộc Ban.

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cụng tác lập dự án, thiết kế dự toán.

Do trong quy trình lập và phê duyệt dự án đầu tư hiện nay cũn cú một số điểm bất hợp lý. Do vậy, cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần làm rừ một số thuật ngữ, nội dung để trỏnh gừy hiểu lầm cho người đọc. Các hình thức hướng dẫn có thể là biên soạn tài liệu hướng dẫn hoặc tổ chức lớp tập huấn trực tiếp. Điều này có vai trò hết sức quan trọng vỡ nú liên quan đến tính pháp lý của thủ tục lập và xin phê duyệt dự án. Nếu khụng rừ ràng, nú sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của dự ỏn cũng như chi phớ và chất lượng của công tác lập dự án.

Thứ hai, trong quá trình lập dự án, chỉ khi nào dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thẩm định thì mới được giải ngân cho quá trình lập dự án.

Trong khi đó, khi lập dự án, các đơn vị tham gia và quá trình này lại chỉ trả kết quả lập dự án sau khi được thanh toán. Do đó, điều này làm cho Ban gặp khó khăn về tài chính khi lập dự án. Nên chăng, sau khi giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu

tư, cơ quan cấp trên tạm ứng kinh phí để Ban lập dự án, để đảm bảo tiến độ và thời cơ của dự án.

3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.

Trong thời gian tới, để công tác đấu thầu được hoàn thiện hơn, phát huy hiệu quả hơn nưa, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Tiến hành giám sát, triển khai thực hiện các gói thầu đã lựa chọn được nhà thầu hoặc đang thực hiện, tổ chức đấu thầu những gói thầu chưa thực hiện.

Lựa chọn đúng nhà thầu đủ tiêu chuẩn, năng lực. Quản lý chặt chẽ tiến độ các hợp đồng, tìm biện pháp cũng tháo gỡ khó khăn vướng mắc với nhà thầu để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Cương quyết xử lý và thay thế các nhà thầu yếu kém và cố tình không thực hiện các cam kết trong hợp đồng;

Hoàn thiện quy trình tổ chức đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, chấm hồ sơ dự thầu. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý đấu thầu tại Ban.

.

4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án Để trong thời gian tới, Ban quản lý dự án hạn chế được cácdự án chậm tiến độ cũng như đảm bảo chi phí và chất lượng của dự án, cần có các giải pháp như :

Khi tính toán thời gian cho dự án và cho các công việc, cần tớnh thờm một khoản thời gian dự phòng. Khoản thời gian này có tác dụng đề phòng những sự cố bất ngờ như mưa, bóo, cỏc sự cố bất khả kháng. Thời gian dự phòng này phải được xác định kèm theo chi phí dự phòng sao cho không làm tăng quá đáng so với tổng vốn đầu tư của dự án và chiếm tỷ lệ thích hợp.

Ban và đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo trong Ban cần thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công việc của các đơn vị tham gia vào quá trình thi công cũng như việc thực hiện công việc của bản thân các cán bộ trong Ban.

trong quá trình quản lý dự án, Ban cần tiếp cận và sử dụng các kỹ thuật quản lý dự án như sơ đồ Pert/CPM, biểu đường đường GANTT, tính toán thời gian dự trữ toàn phần, thời gian dự trữ tự do, ...

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đầu tư và quản lý đầu tư tại ban quản lý dự án đường sắt (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w