Kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2011

Một phần của tài liệu Cách tiếp cận mới về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 26 - 33)

Sau khi xây dựng hàm thành viên và xác định Luật mờ của từng chỉ tiêu, nghiên cứu đã thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động, đo lường mức độ rủi ro và triển vọng phát triển của 34 NHTM ở Việt Nam trong năm 2010 và 2011. Kết quả của nghiên cứu nhằm mục đích so sánh với kết quả phân loại của NHNN thực hiện trong thời gian gần đây và nhằm để đánh giá, phân loại NHTM Việt Nam nào ổn định hơn, hiệu quả hơn. Kết quả xếp hạng không mang hàm ý ngân hàng có rủi ro phá sản hay không ổn định trong hoạt động.

Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, các tác giả trình bày kết quả so sánh của nghiên cứu với kết quả phân loại NHTM được công bố bởi NHNN - các ngân hàng trong Nhóm 1 và Nhóm 2 năm 2011.

Một ngân hàng được phân loại trong nghiên cứu này dựa trên xác suất hoạt động ổn định. Phân bố để xác định mức độ hoạt động ổn định của ngân hàng là phân phối chuẩn như giả thiết đã nêu ở Phần 4. Do vậy, xác suất hoạt động ổn định của ngân hàng sẽ phụ thuộc vào điểm số cuối cùng mà ngân hàng có được. Chẳng hạn như NHTM Quân Đội (MBB) có tổng điểm cuối cùng là 0,7482 điểm. Với điểm số này, xác suất hoạt động ổn định của MBB theo phân phối Normal (0,5; 0,166) là 90%. Do đó, MBB sẽ thuộc phân loại Nhóm 1. Nhóm 1 là nhóm có xác suất hoạt động ổn định từ 75% trở lên. Nhóm 2 có xác suất hoạt động ổn định là 50% trở lên.

Nghiên cứu phân loại 3 nhóm kết quả như sau: (i) kết quả trùng với phân loại của NHNN công bố; (ii) có kết quả gần với kết quả của NHNN công bố (kết quả của nghiên cứu sai lệch  1 nhóm so với kết quả của NHNN); và (iii) không tìm thấy kết quả phù hợp như đã được công bố bởi NHNN.

8.2.1 Ngân hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm phù hợp với phân loại của NHNN Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 19 NHTM (chiếm tỷ trọng 63,33%) được xếp hạng tín nhiệm phù hợp với công bố của NHNN năm 2011. Về cơ bản, các ngân hàng này đang phản ánh trung thực hoạt động của một NHTM. Đi sâu vào kết quả thì có 11 ngân hàng loại 1 của nghiên cứu trùng với phân loại nhóm 1 của NHNN, chiếm tỷ lệ 73,33%. Các ngân hàng trong nhóm 1 có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các nhóm còn lại. Cụ thể, bình quân thu nhập trên cổ phần (EPS) của nhóm 1 là 2.279 VND/cổ phần so với nhóm 2 chỉ là 1.283 VND/cổ phần. Hiệu quả này có được là do tỷ lệ chi phí/thu nhập của nhóm 1 được kiểm soát tốt hơn. Bình quân nhóm 1 chỉ mất 0,43 đồng chi phí để thu về 1 lợi nhuận. Trong khi đó, ngân hàng nhóm 2 tỷ lệ chi phí/thu nhập lên đến 45,34%.

Điểm khác biệt lớn của ngân hàng nhóm 2 là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn ở năm 2011. Tính đến cuối năm 2011, ngân hàng nhóm 1 có tỷ lệ nợ xấu bình quân là 1,65% và độ lệch chuẩn nợ xấu của nhóm này là 0,79%, chênh lệch nhiều so với mức bình quân của nhóm 2 ở chỉ tiêu này là 2,53% và 1,04%. Điều này cho thấy rằng, kiểm soát, đánh giá trong việc việc cấp tín dụng của nhóm 2 còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết so với nhóm 1. Tỷ lệ an toàn vốn của nhóm 2 cao hơn hẳn so với nhóm 1, chỉ tiêu này có giá trị lần lượt là 20,89% và 11,35%. Giá trị bình quân tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao cho thấy khả năng kiểm soát nguồn vốn của nhóm 2 gặp khó khăn hơn so với các ngân hàng thuộc nhóm 1. Tỷ lệ an toàn vốn của nhóm 1 ở mức thấp cho thấy các ngân hàng của nhóm này

đang tận dụng nguồn vốn để cấp tín dụng hiệu quả, đồng thời kiểm soát tốt nguồn tín dụng cho vay.

Bảng 4. Kết quả phù hợp với phân loại NHTM của Ngân hàng Nhà nước

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Kết quả của nghiên cứu

8.2.2 Ngân hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm gần với phân loại của NHNN

Bên cạnh kết quả các tác giả tìm được phù hợp với phân loại của NHNN, nghiên cứu cũng cho thấy một số kết quả gần với kết quả phân loại được công bố rộng rãi như Bảng 5 dưới đây.

Ký hiệu Ngân hàng Phân loại

của nghiên cứu

Phân loại của NHNN

ACB Á Châu 1 1

CTG Công thương (Vietinbank) 1 1

EIB Xuất nhập Khẩu (Eximbank) 1 1

MBB Quân Đội (Military bank) 1 1

MSB Hàng Hải (Maritime bank) 1 1

SHB Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 1 1

STB Sacombank 1 1

TCB Techcombank 1 1

VCB Ngoại thương VN - Vietcombank 1 1

VIB Quốc tế 1 1

VPB Việt Nam Thịnh Vượng 1 1

ABB An Bình 2 2

BVB Bảo Việt 2 2

HBB Nhà Hà Nội (Habubank) 2 2

MDB Phát triển Mê Kông 2 2

NAB Nam Á 2 2

OJB Đại Dương (Ocean bank) 2 2

PGB Xăng dầu Petrolimex 2 2

WTB Phương Tây (Western bank) 2 2

Bảng 5. Kết quả gần với phân loại NHTM của Ngân hàng Nhà nước

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Kết quả nghiên cứu

Từ Bảng 5, có 6 ngân hàng có kết quả gần với công bố của NHNN, chiếm 20%.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) và Ngân hàng Bản Việt là 2 ngân hàng có kết sai lệch giảm về phân loại so với kết quả phân loại của NHNN. Về cơ bản, một số chỉ số tài chính của ngân hàng BID ở mức tốt so với nhóm 1, cụ thể như Lợi nhuận từ dịch vụ/Tổng lợi nhuận của BID là 13,99%, xếp thứ 4 trong mẫu nghiên cứu gồm 34 NHTM. Hoặc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2011 của BID là 15,64%, gần bằng với mức tăng trưởng tín dụng bình quân của các ngân hàng nhóm 1 là 16,51%. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu tài chính khác mà BID đối diện với nguy cơ cao làm ảnh hưởng đến rủi ro và triển vọng của ngân hàng này là nợ xấu và khả năng sinh lợi. Các chỉ tiêu như Mức sinh lời trên vốn chủ bình quân (Return on Average Asset – ROAA), EPS và nợ xấu của BID trong năm 2011 lần lượt là 0,83%, 1.416 đồng/cổ phần và 2,96%. Mức sinh lời trên vốn chủ bình quân (ROAA) của BID thấp hơn so với các NHTM khác khi được xếp hạng ở vị trí thứ 23/34 ngân hàng xem xét. Bên cạnh đó, huy động vốn của BID năm 2011 không tăng trưởng mà sụt giảm 1,71% trong khi 23 ngân hàng khác vẫn duy trì được sự tăng trưởng. Tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng hỗ trợ về vốn trong quá trình sáp nhập 3 ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất (FCB), Việt Nam Tín Nghĩa và Sài Gòn (SCB), BID đã gặp một số ảnh hưởng không nhỏ.

Trong khi đó, Ngân hàng Bản Việt (VCA) có phần trội hơn các ngân hàng khác ở các chỉ tiêu Chi phí/Thu nhập, tăng trưởng huy động và tăng trưởng EPS. Các chỉ tiêu này trong năm 2011, VCA đạt lần lượt là 35,99%, 64,44% và 137,47%. Ngân hàng Bản Việt đã cho thấy quá trình chuyển đổi tái cơ cấu từ Ngân hàng Gia Định rất thành công từ khâu kiểm soát chi phí hoạt động của ngân hàng đến thu hút được nguồn tiền gửi. Từ đó, lợi nhuận trên cổ phần cũng có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các ngân hàng trong năm 2011. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tài chính còn lại của VCA vẫn còn thấp so với mặt bằng chung. VCA là một trong số 4 ngân hàng mà dịch vụ không mang lại lợi nhuận

Ký hiệu Ngân hàng Phân loại

của nghiên cứu

Phân loại của NHNN

BID Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) 2 1

VCA Bản Việt 2 1

DAB Đại Á 1 2

EAB Đông Á 1 2

KLB Kiên Long 1 2

LVB Liên Việt 1 2

khi tỷ lệ Lợi nhuận từ dịch vụ/Tổng lợi nhuận là -0,6%. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ bình quân (ROAE), Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) và Tỷ lệ lãi thuần/Thu nhập là các chỉ tiêu điển hình cho thấy VCA chưa hiệu quả trong hoạt động kinh doanh so với ngành. Năm 2011, các chỉ tiêu này của VCA lần lượt là 10,04%; 2,72% và 72,93% so với bình quân toàn ngành về ROAE, NIM và Tỷ lệ lãi thuần/Thu nhập là 12,29%; 3,7% và 87,1%. Tuy vậy, với những mức tăng trưởng vượt bậc của năm 2011 và những hoạch định chiến lược hiệu quả sau quá trình chuyển đổi, phân loại của VCA trong năm 2012 và những năm tiếp theo nhằm ở nhóm 1 là rất lớn và tiếp tục nhận được sự tin tưởng từ người gửi tiền nhiều hơn.

8.2.3 Ngân hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm chưa phù hợp với phân loại của NHNN

Bên cạnh 2 nhóm ngân hàng phù hợp và gần phù hợp với phân loại của NHNN, trong năm 2011, có đến 4 ngân hàng bị NHNN phân nhóm 2 trong khi kết quả nghiên cứu đạt được phân loại nhóm 1 là ngân hàng Đại Á (DAB), ngân hàng Đông Á (EAB), ngân hàng Kiên Long (KLB) và ngân hàng Liên Việt (LVB). Nhìn chung các ngân hàng này có các chỉ tiêu tài chính trong năm 2011 tốt và khả quan. Cụ thể, nợ xấu của DAB và EAB trong năm 2011 chỉ ở mức 0,91% và 1,69%, thấp hơn nhiều so với mức 3,44% của toàn ngành. DAB và LVB có hiệu quả sinh lợi là ROAE là 16,86% và 18,26%, cao hơn bình quân ngành chỉ đạt 12,29%. Đặc biệt, 4 ngân hàng này có ROAA rất tốt và đều cao hơn nhiều so với ngành (1,3%). Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ bình quân của DAB là 2,24%, EAB là 1,56%, KLB là 2,59% và LVB là 2,19%. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu khác như Chi phí/Thu nhập, NIMTỷ lệ tài sản sinh lợi của các ngân hàng này đều ở mức cao so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng năm 2011. Bảng 4 sau đây trình bày một số chỉ tiêu tài chính của 4 ngân hàng có mức phân loại của nghiên cứu cao hơn kết quả phân loại của NHNN năm 2011.

Bảng 6. Một số chỉ tiêu tài chính của DAB, EAB, KLB, LVB và ngành ngân hàng

hiệu Ngân hàng

Chi phí/thu nhập

(%)

NIM (%)

Tỷ lệ tài sản sinh lợi

(%)

Tăng trưởng tín dụng

(%)

Tỷ lệ dự phòng

(%)

DAB Đại Á 40,45 4,27 93,43 19,93 0.99%

EAB Đông Á 45,51 4,67 80,40 14,83 1.53%

KLB Kiên Long 38,72 5,23 92,20 19,91 1.14%

LVB Liên Việt 44,72 4,21 90,41 29,73 0.93%

Trung bình ngành 46,67 3,70 87,88 17,65 1,38

Nguồn: Tính toán của nghiên cứu

Bên cạnh các ngân hàng được liệt kê trên đây,với kết quả từ nghiên cứu này là giống hoặc gần giống với xếp hạng của NHNN, kết quả phân loại của NHNN không tìm được sự đồng thuận từ kết quả tìm được của nghiên cứu này. Sự khác biệt này được thể hiện ở Bảng 5. Do cách thức xếp hạng của NHNN không được công bố, các tác giả đã không thể có đầy đủ thông tin cần thiết để giải thích cho sự khác biệt này.

Bảng 7. Kết quả chưa phù hợp với kết quả phân loại của Ngân hàng Nhà nước

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Kết quả nghiên cứu 8.2.4 Kết quả xếp hạng tổng hợp của 34 NHTM trong năm 2011

Mục đích của nghiên cứu này là: (1) khảo sát và xây dựng hệ thống các tiêu chí tài chính nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động; đo lường mức độ rủi ro tài chính; và triển vọng phát triển của NHTM Việt Nam; (2) thực hiện đánh giá và xếp hạng tín nhiệm các NHTM Việt Nam dựa trên nền tảng của lý thuyết mờ; (3) so sánh kết quả xếp hạng ngân hàng đạt được từ nghiên cứu này với những kết quả phân loại đã được NHNN công bố. Do đó, kết quả xếp hạng tín nhiệm không nhằm mục đích tiên đoán NHTM Việt Nam nào sẽ phá sản hoặc mang hàm ý có rủi ro cao đối với nhà đầu tư và người gửi tiền. Kết quả xếp hạng được trình bày trong Bảng 8 dưới đây được sắp xếp từ cao đến thấp về hiệu quả hoạt động, mức độ rủi ro và triển vọng phát triển của 34 ngân hàng được đánh giá tính đến cuối năm 2011. Do đó, kết quả chỉ mang ý nghĩa là NHTM nào đứng trên một NHTM khác trong danh sách sẽ được xem là hiệu quả hoạt động tốt hơn, rủi ro ít hơn và triển vọng phát triển cao hơn so với ngân hàng đứng sau trong năm 2011 dựa trên các chỉ tiêu tài chính được đánh giá.

Ký hiệu Ngân hàng Phân loại

của nghiên cứu

Phân loại của NHNN

MHB Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) 1

SEA Đông Nam Á (SEA BANK) 1

DTB Đại Tín (Trustbank) 2

Bảng 8. Kết quả xếp hạng ngân hàng năm 2010 và 2011 và so sánh với NHNN

Nguồn: Kết quả của nghiên cứu Ghi chú: Thứ hạng được sắp xếp theo điểm số từ cao đến thấp của năm 2011

Thứ

hạng Tên Ngân hàng Phân loại

năm 2011

Phân loại của NHNN năm

2011

Phân loại năm 2010

1 MBB Quân Đội (Military bank) 1 1 1

2 EIB Xuất nhập Khẩu (Eximbank) 1 1 1

3 SHB Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 1 1 1

4 CTG Công thương (Vietinbank) 1 1 1

5 VCB Ngoại thương VN - Vietcombank 1 1 1

6 TCB Techcombank 1 1 1

7 EAB Đông Á 1 2 2

8 VPB Việt Nam Thịnh Vượng 1 1 1

9 ACB Á Châu 1 1 1

10 HDB Phát triển nhà (HDBank) 1 1

11 STB Sacombank 1 1 1

12 DAB Đại Á 1 2 3

13 KLB Kiên Long 1 2 2

14 LVB Liên Việt 1 2 1

15 MSB Hàng Hải (Maritime bank) 1 1 1

16 VIB Quốc tế 1 1 1

17 PGB Xăng dầu Petrolimex 2 2 2

18 BID Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) 2 1 2

19 VCA Bản Việt 2 1 4

20 OJB Đại Dương (Ocean bank) 2 2 1

21 WTB Phương Tây (Western bank) 2 2 4

22 DTB Đại Tín (Trustbank) 2 1

23 NAB Nam Á 2 2 3

24 HBB Nhà Hà Nội (Habubank) 2 2 1

25 ABB An Bình 2 2 1

26 BVB Bảo Việt 2 2 1

27 MXB Phát triển Mê Kông 2 2 3

28 MHB Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) 3 1 3

29 OCB Phương Đông 3 2 3

30 NVB Nam Việt 3 2 3

31 PNB Phương Nam 3 2 1

32 SEA Đông Nam Á (SEA BANK) 3 1 1

33 SGB Sài Gòn Công Thương 3 2

34 VAB Việt Á 4 3

Một phần của tài liệu Cách tiếp cận mới về xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)