MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 21 1. pH

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước ngầm xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng và phục vụ cho nước cấp sinh hoạt. (Trang 21 - 24)

Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định nước về mặt hóa học. pH là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi giai đoạn trong môi trường môi trường, là một chỉ tiêu cần phải kiểm tra đối với chất lượng nước.

pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự sinh trưởng của sinh vật trong môi trường nước,sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. Và được định nghĩa bằng biểu thức: pH = -lg [H+]

 Khi pH =7 nước có tính trung tính

 Khi pH <7 nước có tính axit

 Khi pH >7 nước có tính kiềm ( Trịnh Xuân Lai, 2003) 1.3.2. Độ cứng

- Độ cứng: Độ cứng là đại lượng biểu thị hàm lượng các các ion hóa trị 2 mà chủ yếu là ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng làm tiêu hao nhiều xà phòng khi giặt giũ, đóng rắn trong các thành ống dẫn của nồi hơi làm giảm khả năng trao

22

đổi nhiệt của thiết bị, làm tăng tính ăn mòn do tăng nồng độ ion H+. Độ cứng bao gồm 3 loại:

+ Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước;

+ Độ cứng tạm thời là hàm lượng các muối của ion HCO3-

, CO32-, với Ca2+ và Mg2+;

+ Độ cứng vĩnh cữu là hàm lượng các muối của ion Cl-, SO4

2-, HSO4 -

với Ca2+ và Mg2+.

1.3.3. Clorua (Cl-)

Cl- là ion chính trong nước thiên nhiên biểu thị độ mặn. Cl- có nhiều nhất ở nước biển và các mỏ muối. Trong nước ngọt và nước ngầm hàm lượng Cl- thường dao động từ 20 mg/L – 800 mg/L. Cl- rất có ích cho cơ thể, nhưng ở hàm lượng cao lại có thể gây suy thận, góp phần tăng nguy cơ cao huyết áp…

1.3.4. Hàm lượng đạm nitrat (N-NO3)

Nitrat là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nito và thường đạt đên những nồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh học Ngoài ra nitrat tìm thấy trong các thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrat hóa hay do cung cấp từ nước mưa khi trời có sấm chớp.

Trong thủy vực có nhiều đạm ở dạng N-NO3- ,chứng tỏ quá trình oxy hóa đã kết thúc. Tuy vậy, các nitrat chỉ bền trong điều kiện hiếu khí. Trong điều kiện yếm khí N-NO3- bị khử thành nito tự do tách ra khỏi nước, loại trừ được sự phát triển của tảo và các loại thực vật khác sống trong nước. Nhưng mặt khác khi hàm lượng nitrat trong nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì khi vào điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu hoa chúng sẽ chuyển hóa thành nitrit kết hợp với hồng cầu tạo thành chất không vận chuyển oxy, gây bệnh xanh xao thiếu máu.

23

1.3.5. Độ đục (NTU)

Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.

Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh.

Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU, nhưng giới hạn tối đa của nước uống là chỉ là 2 NTU .Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước

1.3.6 Hợp chất hữu cơ (COD)

COD (Chemical oxygen Demand - nhu cầu ô xy hoá học)

COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình ô xy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O .

COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu .Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm .

1.3.7. Amoni (NH4+)

Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở nồng độ vết (dưới 0,05 mg/l). Trong nguồn nước có độ pH acid hoặc trung tính, amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac (NH4

+); nguồn nước có pH kiềm thì amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3.

Nồng độ amoniac trong nước ngầm cao hơn nhiều so với nước mặt.

Lượng amoniac trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10-100 mg/l. Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật.

1.3.8. Phosphat (PO4 3-)

24

Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo. Nồng độ phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường <0,01 mg/l. Nguồn phosphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước chảy từ đồng ruộng. Phosphat không thuộc loại độc hại đối với người.

1.4.CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước ngầm xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng và phục vụ cho nước cấp sinh hoạt. (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)