Xu thế toàn cầu

Một phần của tài liệu Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 9 potx (Trang 27 - 28)

Năm 2010, với diện tích trên 4 tỷ ha, ở mức 0,6 ha trên một đầu người, độ che phủ của rừng toàn cầu là 31%. Tuy nhiên diện tích rừng phân bố rất không đồng đều. Năm nước đứng

đầu về diện tích rừng, chiếm đến hơn một nửa tổng diện tích rừng thế giới, là Nga, Brazin,

Canada, Mỹ và Trung Quốc. Trong khi 64 nước và vùng lãnh thổ với dân số tổng cộng khoảng 2 tỷ người lại có diện tích rừng không quá 10% tổng diện tích tự nhiên của họ. Đó là những nước ở vùng hoang mạc, những đảo nhỏ và một số thuộc địa. Đặc biệt là 10 trong số các nước và vùng lãnh thổ này hoàn toàn không có rừng. Biểu đồ 13.1 cho thấy, theo đánh giá 2010 của FAO, Nam Mỹ có độ che phủ lớn nhất (49%), sau đó là thứ tự: Châu Âu (45%), Bắc Mỹ (38%), Ca-ri-bê (30%), Châu Phi và Châu Đại Dương (cùng 23%), Châu Á có độ che phủ của rừng thấp nhất (chỉ có 19%).

Biểu đồ 66: Độ che phủ của rừng năm 2010

Nguồn: FAO

Xu thế ASEAN và Vit Nam

Độ che phủ của rừng, tính chung cho Khối ASEAN là 48%, chỉ kém độ che phủ của

Nam Mỹ 1%, cao hơn độ che phủ của toàn Châu Á tới 19%, một con số rất đáng kể. Tất nhiên các nước ASEAN không thể thỏa mãn và chủ quan với độ che phủ này vì ASEAN nằm

Kông và đảo Kalimantan (Borneo), là những khu vực được WWF xếp vào 6 vùng sinh thái quan trọng nhất trên toàn cầu.

Biểu đồ 67: Độ che phủ của rừng của các nước ASEAN, năm 2010

Nguồn: FAO

Biểu đồ 67 thể hiện độ che phủ của rừng các nước ASEAN theo đánh giá 2010 của FAO. Theo đánh giá này, nước có độ che phủ của rừng cao nhất là Lào (67%), tiếp theo là Malaysia (62%), Campuchia (56%), Indonesia và Đông Timor (50%), Myanmar (47%), Việt Nam (42%), Thái Lan (37%), Philippines (26%), và thấp nhất là Singapore với 3%.

Số liệu của FAO về độ che phủ của rừng Việt Nam là 42%, cao hơn số liệu của chính Việt Nam cuối năm 2009 là 39,1%. Nhưng ngay cả với con số 42% thì Việt Nam vẫn chỉ là nước đứng thứ 7 về độ che phủ của rừng trong 10 nước ASEAN. Thực tế này là sự nhắc nhở để Việt Nam tiếp tục có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thời gian tới để phát triển thêm diện tích và nâng cao chất lượng rừng của mình.

Trong thập kỷ tới có thể chứng kiến sự tăng độ che phủ ở một số nước, trong đó có Việt Nam, nhưng độ che phủ vẫn sẽ giảm ở một số nước khác. Kết quả là độ che phủ toàn cầu có thể sẽ không tăng hoặc sẽ giảm chút ít trong thập niên tới.

Một phần của tài liệu Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 9 potx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)