CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực khai thác bô-xít
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đăk R’lấp
Theo niên giám thống kê năm 2007, huyện Đăk R’lấp có diện tích là 634 km2; dân số 66.110 người, với mật độ 104,27 người/km2. Trong đó có 7.227 người sống ở thành thị còn 58.883 người sống ở nông thôn, có 3.789 người lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp.
Theo báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2009 của UBND huyện Đăk R’lấp:
- Sản xuất nông lâm nghiệp: Diện tích cây lương thực, hoa màu 1.030 ha.
- Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình khuyến nông, mô hình chăn nuôi triển khai có hiệu quả, các mô hình phù hợp đang tiến hành nhân rộng. Đang triển khai thực hiện mô hình: nuôi rắn ri voi và cá lăng đỏ, lợn rừng lai, ...
- Thương mại dịch vụ: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 27 tỷ 114 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 460 tỷ 550 triệu đồng; doanh thu bưu điện 1 tỷ 712 triệu đồng; lượng khách vận chuyển 368 nghìn người, khối lượng hàng vận chuyển 72 nghìn tấn.
- Công tác thu - chi ngân sách: Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2009 được 64 tỷ 082 triệu đồng đạt 50% so với dự toán tỉnh giao, trong đó: thu ngân sách trên địa bàn: 48 tỷ 454 triệu đồng gồm: thu thuế phí và lệ phí 42 tỷ 336 triệu đồng, đạt 46%, trong đó một số khoản thu đạt thấp như: thu từ doanh nghiệp quốc doanh đạt 56%, thu từ khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 46%, thu lệ phí trước bạ đạt 28%, thuế nhà đất 21%, thu phí và lệ phí xã hưởng 62%; thu biện pháp tài chính 3 tỷ 748 triệu đồng đạt 97%; thu huy động đóng góp 2 tỷ 370 triệu đồng; nguồn năm trước chuyển sang 13 tỷ 258 triệu đồng. Tổng chi ngân sách huyện, xã 73 tỷ 698 triệu đồng đạt 59% trong đó: chi đầu tư phát triển 15 tỷ 770 triệu đồng đạt 106%; chi thường xuyên 53 tỷ 139 triệu đồng đạt 71%; chi chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình 135: 4 tỷ 265 triệu đồng đạt 66%.
b. Điều kiện xã hội
+ Công tác giáo dục và đào tạo
Tổng số học sinh bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đầu năm học 17.625 học sinh. Đội ngũ giáo viên hiện có 769 giáo viên. Số lượng giáo viên còn thiếu so với nhu cầu.
Bậc trung học phổ thông có 3 trường, 72 lớp với 2.926 học sinh. Mặc dù là một địa phương thuộc diện “vùng sâu, vùng xa”, công tác giáo dục – đào tạo đã được chú ý phát triển hướng tới sự nâng cao dân trí trong cộng đồng dân tộc ít người.
+ Công tác y tế
Tổng số bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện 36.324 lượt, trong đó khám bệnh BHYT 14.939 lượt, trẻ em dưới 6 tuổi được 27.106 lượt. Chương
26
trình mục tiêu y tế quốc gia: Các loại bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân lao, trẻ suy dinh dưỡng đang chăm sóc và điều trị.
+ Công tác văn hóa - thông tin
Tổ chức chiếu phim tại các thôn, bon vùng đồng bào trên địa bàn huyện. Thực hiện báo cáo đề án “Phát triển hoạt động văn hóa thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010” và báo cáo việc triển khai thực hiện chiến lược “Phát triển văn hóa đến năm 2020”. Thư viện có 4.438 đầu sách, phục vụ 1.780 lượt độc giả. Khảo sát lập dự án bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc M’Nông (bon Pi Nao xã Nhân Đạo), tổ chức lớp tập huấn nâng cao cho 16 nghệ nhân cồng chiêng. Hệ thống loa truyền thanh tại các xã, thị trấn; tăng diện tích phủ sóng phục vụ 90% người dân nghe truyền thanh, 80%
người dân được xem truyền hình.
+ Công tác tuyên truyền
Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật thâm canh và chăm sóc cây trồng, vật nuôi, phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
Tổ chức tuyên truyền về bảo vệ rừng, trồng rừng. Giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng cho nhân dân xã: Hưng Bình, Đăk Sin, Đạo Nghĩa, Nhân Đạo.
+ Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tiến hành chi trả và lập phương án bổ sung tại các công trình thuộc Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ: mặt bằng Nhà máy tuyển quặng bô-xít (đợt 1) thu hồi của 43 hộ, lập phương án bổ sung 11 hộ; hồ thải bùn đỏ: thu hồi đất của 140 hộ, lập phương án bổ sung 38 hộ; tuyến đường liên xã vào Nhà máy alumin thu hồi đất của 8 hộ; mở rộng mặt bằng Nhà máy alumin thu hồi đất của 33 hộ; tuyến băng tải vận chuyển quặng tinh thu hồi đất của 68 hộ. Đang tiến hành thực hiện các hạng mục: khu tái định cư thác Diệu Thanh, tuyến đường dân sinh; hệ thống cấp nước phục vụ Nhà máy alumin và một số các hạng mục khác trong kế hoạch sử dụng đất của Dự án.
Tổng giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích Dự án ước khoảng 255 tỷ đồng.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện bởi Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đăk R’lấp và Ban Bồi thường hỗ trợ và tái định cư trực thuộc UBND huyện Đăk R’lấp. Quá trình thực hiện được tuân thủ chặt chẽ, đầy
đủ, đúng chế độ chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
* Nhận xét
Huyện Đăk R’lấp là huyện có cơ cấu kinh tế mang tính thuần nông, công nghiệp chưa phát triển, thương mại dịch vụ cũng nặng về cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống. Dân số thành thị chỉ chiếm có 12,27% tổng số dân trong huyện.
Do vậy, sự có mặt của Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế huyện, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Tuy nhiên, hiện trạng cuộc sống của nhân dân trong huyện Đăk R’lấp còn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên đất, rừng, nguồn nước tưới (nước mưa và nước cấp từ các công trình thủy lợi), những tác động đến các nguồn tài nguyên này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư trên địa bàn.
Đây là huyện có nhiều đồng bào dân tộc. Ngoài đồng bào dân tộc tại chỗ là Mơ Nông, Châu Mạ còn có đồng bào thuộc các dân tộc khác ở phía Bắc di cư vào làm ăn sinh sống tại địa bàn huyện như Tày, Nùng, Mông, Hoa kiều..., tạo nên sự cộng cư đan xen nhiều dân tộc. Sự có mặt của công trình xây dựng và sự tồn tại của Tổ hợp bô-xít Alumin Nhân Cơ sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống dân cư, kinh tế - xã hội của huyện.
Tình hình xã hội tại huyện khá ổn định, tuy nhiên cũng có một số vụ vi phạm về an ninh. Trong đó, 9 tháng đầu năm nay đã phát hiện 2 vụ vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng tại tiểu khu 1601 và mua bán động vật rừng trái phép tại bon Châu Mạ, Hưng Bình; phạm pháp hình sự: xảy ra 31 vụ làm chết 1 người, bắt 21 đối tượng;
tội phạm ma tuý phát hiện 2 vụ, 5 đối tượng; tệ nạn xã hội: bắt 3 vụ đánh bạc, với 33 đối tượng, bắt 3 vụ chứa mại dâm, khởi tố 02 chủ chứa; tai nạn giao thông xảy ra 07 vụ, làm chết 8 người, bị thương 5 người. Nếu tập trung một lượng dân cư lớn có thể dẫn đến những xáo trộn về mặt xã hội, gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh trên địa bàn.
Bên cạnh Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ, việc triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế - xã hội hiện đang làm cho nhiều khu vực dân cư bị xáo trộn, trong đó:
- Dự án thủy điện Đăk R’Tih, thu hồi 129 hộ với tổng kinh phí 18 tỷ đồng; dự án thủy điện Đăk Sin 1 có 130 hộ với 38 tỷ 773 triệu đồng; dự án nâng cấp Quốc lộ 14
28
đoạn đi qua thị trấn Kiến Đức 15 tỷ 479 triệu đồng; dự án điện thôn Bon thuộc 5 tỉnh Tây nguyên 443 triệu đồng; đường dây 220 kV, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, thủy điện Buôn Tua sar, thủy điện Điasiat, dự án thủy Điện Đăk R’Ker, thủy điện Đăk Kar tổng kinh phí 2 tỷ 146 triệu đồng đang tiến hành lập phương án đền bù bổ sung.
- Công trình thủy lợi thôn 8 xã Đăk Sin số hộ bị thu hồi 48 hộ, kinh phí 2 tỷ 258 triệu đồng; hồ bon Pi Nao xã Nhân Đạo diện tích thu hồi 15,5 ha của 54 hộ kinh phí bồi thường 3 tỷ 412 triệu đồng; kênh mương hóa tại xã Đạo Nghĩa, cụm trung tâm xã Đạo Nghĩa, trụ sở Chi cục thuế đang tiến hành kiểm đếm và lập phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nhân Cơ