I, Khái niệm Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
1. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới
Công nghiệp hóa không những trở thành nhận thức mà còn trở thành hành động mạnh mẽ thôi thúc mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp mỗi ngành kinh tế.
Kinh tế tăng trưởng khá, thực lực của nền kinh tế tăng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định;
lạm phát được kiểm soát. Thời kỳ 2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 7,5% và hai năm 2006- 2010 tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7%/năm; trong 10 năm 2001- 2010 tăng trưởng 7,26% /năm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra; GDP 5 năm 2011-2015 bình quân 5,9%; năm 2018 đạt 6,7%.
Về Lạm phát, trong thời kì 1986-1991 có mức lạm phát phi mã trong đó 1986-1988 tăng tới 402,1%/năm, từ 1993 đến 2003 mức lạm phát trung bình hàng năm của Việt-Nam là 6%, Từ năm 2004-2011, tốc độ lạm phát đã dao động với biên độ rất lớn, từ 6,5%/năm đến xấp xỉ 20%/năm vào năm 2008, Từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7% (6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013)
Giai đoạn 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2019
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm
7.5% 7% 5,9% 6,8%
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong khu vực và thế giới, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình trên thế giới.
Năm 2010, GDP) đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000 (31,2 tỷ USD). Năm 2008, GDP bình quân đầu người theo giá trị thực tế đã đạt 1.047 USD, năm 2010 đạt 1.168 USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2000. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2007-2008 đạt 0,733, xếp hạng 100/177 quốc gia và lãnh thổ, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Năm 2018, GDP tăng trưởng đạt 7,08%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 2.500 USD.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, đô thị được đầu tư xây dựng tăng lên đáng kể, nhất là đường bộ, sân bay, bến cảng, cầu. Xây dựng được ngành công nghiệp năng lượng với nhiều dàn dầu khí, các nhà máy thủy điện lớn Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Tuyên Quang, Lai Châu và nhiều nhà máy nhiệt điện.
Phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm và điểm công nghiệp. Sự phát triển của các khu công nghiệp đã tạo điều kiện mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp và ngành công nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hóa xuất khẩu, góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề về kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển.
Khi bắt đầu giai đoạn đổi mới, Đảng và Nhà Nước ta đã hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài đảm bảo môi trường và điều kiện thông thoáng hơn cho nhà đầu tư, cải
cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ cho các dự án đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm.
Sau 30 năm đổi mới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã không ngừng tăng. Năm 2010, vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đã đạt 14,5 tỷ USD, và tới năm 2016 đã đạt 15,8 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 333 tỷ USD. Đến nay, 129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam (Bộ Tài chính, 2018). Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó, số dự án đăng ký góp vốn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Về đối tác đầu tư:
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020 Việt Nam đã thu hút được tổng số vốn đăng ký trên 377 tỷ USD với tổng số 33.148 dự án từ các quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 10 quốc gia cam kết với số vốn trên 10 tỷ USD. Trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 69,3 tỷ USD và 9.149 dự án đầu tư (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư);
Nhật Bản đứng thứ hai với 60,1 tỷ USD và 4.674 dự án đầu tư (chiếm gần 15,9% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc chiếm 14,8%, 8,9%, 6,6% và 4,7%