PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chuyển đổi xe tải huyndai HD72 thành xe phục vụ cứu hộ giao thông (Trang 20 - 24)

Việc phân tích, lựa chọn phương án sẽ đưa ra các phương án có thể sử dụng để cứu hộ giao thông, các phương án này đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên căn cứ vào yêu cầu cứu hộ giao thông trên đường bằng, trong thành phố, căn cứ vào ưu, nhược điểm của các phương án mà ta có thể chọn được một phương án thích hợp.

3.1.1. Phương án 1 a. Sơ đồ chung:

1 2 3 4

Hình 3.1.Sơ đồ bố trí phương án 1

1-Xe cứu hộ; 2-Móc cáp; 3-Thanh kéo; 4-Xe bị nạn b. Nguyên lý làm việc:

Sử dụng xe có tải trọng đủ yêu cầu, dùng thanh kéo được chế tạo sẵn móc vào đầu xe bị nạn để kéo xe hỏng về cơ sở sửa chữa.

Phương án này có những ưu nhược điểm sau:

− Ưu điểm:

*Hệ thống cứu hộ gọn nhẹ.

*Thời gian giải toả giao thông ngắn.

*Công việc của người cứu hộ rất đơn giản.

− Nhược điểm:

*Hệ thống phanh và lái của xe bị nạn phải hoạt động bình thường thì xe cứu hộ mới kéo được.

*Xe bị nạn phải có người điều khiển thì xe mới đi đúng hướng.

Đây là phương án cổ điển và phạm vi sử dụng của phương án này rất hẹp.

3.1.2. Phương án 2 a. Sơ đồ chung:

1 2 3 4 5 6 7

Hình 3.2.Sơ đồ bố trí phương án 2

1-Xe cứu hộ; 2-Cụm tang tời; 3-Dầm đỡ; 4-Cáp kéo;

5-Hệ thống đòn kéo; 6-Xe bị nạn; 7-Xe lăn b. Nguyên lý làm việc:

Dùng tang tời nâng đầu xe lên khỏi mặt đường và kéo xe bị nạn đặt lên một chiếc xe lăn. Xe này được kéo bởi xe cứu hộ thông qua hệ thống đòn và chốt kéo.

Phương án này có những ưu nhược điểm sau:

− Ưu điểm:

*Kết cấu đơn giản.

*Thời gian giải toả giao thông nhanh chóng.

*Xe bị nạn có thể mất hệ thống lái, phanh.

− Nhược điểm:

*Tính năng thông qua không cao, cồng kềnh.

*Đầu xe được treo bằng cáp nên khi di chuyển sẽ bị dao động, tính ổn định của xe thấp, độ an toàn không cao.

Do đó phạm vi hoạt động nhỏ, ít sử dụng.

3.1.3. Phương án 3 a. Sơ đồ chung:

1 3 4

5 6 7

2

Hình 3.3.Sơ đồ bố trí phương án 3

1-Xe cứu hộ; 2-Xe bị nạni; 3-cụm tang tời; 4-Xy lanh đẩy sàn trượt; 5-Xy lanh nâng sàn; 6-Xy lanh hạ càng kéo xe; 7-Xy lanh đẩy càng kéo xe.

b. Nguyên lý làm việc:

Khi xe gặp nạn, xe cứu hộ đến và người làm công tác cứu hộ nâng sàn cứu hộ lên nhờ xy lanh số 5 và hậ sàn cứu hộ trạm đất nhờ xy lanh số 4,sau đó dùng cáp mắc vào xe bị nạn kéo xe bị nạn lên sàn trở cố dịnh bằng các chốt hãm bánh xe và kéo sàn trượt lên,hạ sàn cứu hộ xuống.Trở xe về sửa chữa.

Loại này có thể kéo xe nhờ càng kéo đặt ở sau xe.

Phương án này có ưu nhược điểm:

− Ưu điểm:

*Kết cấu đơn giản.

*Giải toả ách tắc giao thông nhanh chóng.

*Xe bị nạn có thể bị hư hỏng nặng.

− Nhược điểm:

*Xe cứu hộ phải lớn.

*Công việc của người làm công tác cứu hộ khó khăn nặng nhọc, thực hiện nhiều thao tác.

*Chỉ thích hợp khi vận chuyển xe đi những đoạn đường dài.

Do đó phạm vi sử dụng không lớn.

3.1.4. Phương án 4 a. Sơ đồ chung:

1 2 3 4 5 6 7

Hình 3.4.Sơ đồ bố trí phương án 4

1- Xe cứu hộ; 2- Cụm tang tời; 3- Dầm đỡ; 4- Xi lanh nâng cần;

5- Càng nâng; 6- Đai khoá bánh xe; 7- Xe bị nạn b.Nguyên lý làm việc:

Hạ ngàm nâng 5 xuống sát với mặt đường, dùng cáp và tang tời kéo xe bị nạn về gần phía xe cứu hộ. Ngàm nâng 5 đi vào gầm xe bị nạn, điều chỉnh để ngàm nâng ôm lấy hai bánh xe trước của xe bị nạn, rồi dùng dây đai 6 níu chặt bánh xe với ngàm nâng để tránh dao động tương đối giữa bánh xe và ngàm. Xy lanh nâng cần thông qua hệ thống ngàm sẽ nâng đầu xe lên khỏi mặt đất một khoảng nhất định và kéo về cơ sở sửa chữa.

Phương án này có ưu nhược điểm sau:

− Ưu điểm:

*Có tính ổn định cao.

*Công việc của người làm công tác cứu hộ đơn giản nhẹ nhàng.

*Nhanh chóng giải toả được ách tác giao thông.

*Có khả năng đưa được những xe bị hư hỏng nặng về nơi sửa chữa.

− Nhược điểm:

*Kết cấu hệ thống nâng phức tạp.

*Giá thành cao.

3.1.5. Lựa chọn phương án tính toán

Từ các phương án trên,và đề tài yêu cầu thiết kế chuyển đổi xe HUYNDAI- HD72 3,5T thành xe cứu hộ nên em chọn phương án số 3 là phương án hợp lí để chọn làm phương án cứu hộ các loại xe nhỏ.

1 3 4

5 6 7

2

Hình 3.5.Sơ đồ bố trí phương án

1-Xe cứu hộ; 2-Xe bị nạni; 3-cụm tang tời; 4-Xy lanh đẩy sàn trượt; 5-Xy lanh nâng sàn; 6-Xy lanh hạ càng kéo xe; 7-Xy lanh đẩy càng kéo xe.

3.2. TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC,ĐỘNG LỰC HỌC CỦA CƠ CẤU CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chuyển đổi xe tải huyndai HD72 thành xe phục vụ cứu hộ giao thông (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w