Trong thời gian giám sát tại công trường Thủy điện Sông Côn 2 – tỉnh Quảng Nam, tác giả đã tổng kết lại như sau:
4.5.1. Chọn tuyến hầm:
- Yêu cầu tuyến ngắn nhất để có tổn thất năng lượng nhỏ nhất.
- Đi qua vùng có địa chất tốt để hầm dẫn làm việc ổn định lâu dài, ít phải xử lý phức tạp tốn kém, đẩy nhanh tiến độ thi công.
- Tạo thêm được nhiều gương thi công hợp lý từ điều kiện địa hình và địa chất để đẩy mạnh tiến độ thi công, nhất là áp dụng thi công cơ giới.
- Do vậy, để thiết kế đường hầm dẫn nước thủy lợi, thủy điện kinh tế và kỹ thuật, công tác xét đến các điều kiện thi công ngay từ bước khảo sát tổng hợp ban đầu, chọn tuyến cần kết hợp chặt chẽ giữa thủy công và tổ chức thi công trong suốt quá trình thiết kế.
4.5.2. Thiết kế thủy công hầm.
- Tính toán thủy lực để chọn mặt mặt cắt ngang và cắt dọc hầm hợp lý.
- Tính toán kết cấu hầm xuất phát từ điều kiện ổn định tạm thời và lâu dài của hầm với điều kiện địa chất cụ thể. Sau khi tính toán cân bằng vòm áp lực và đánh
giá các điều kiện cụ thể mới quyết định cần thiết có vỏ hầm bê tông cốt thép hay không và độ dày là bao nhiêu?
4.5.3. Tổ chức thi công hầm.
4.5.3.1. Xác định số gương thi công hầm (mỗi gương hầm là 1 mũi thi công).
Căn cứ vào bố trí công trình thủy công và địa hình địa chất để chia các đoạn hầm thi công – mỗi đoạn hầm có 2 gương. Trên nguyên tắc khi đào thì thi công từ 2 đầu vào giữa, khi đổ bê tông vỏ hầm thì từ giữa đoạn ra hai đầu.
Mở thêm các hầm phụ (ngách tạm) để tạo thêm gương thi công ở nơi có địa hỡnh lừm theo chiều ngang, hoặc theo chiều đứng để tạo giếng đứng.
Để tạo điều kiện thuận lợi thi công cửa vào cửa lấy nước và cửa ra nối tiếp với đường ống áp lực của nhà máy, thường có thể đào thêm các ngách phụ để không cản trở thi công các hạng mục này.
Lập bảng quy hoạch tiến độ đào hầm sao cho thời gian thi công đường hầm ngắn nhất, hợp lý nhất để sớm phát điện.
4.5.3.2. Các bước thi công hầm.
Đào và gia cố tạm.
Đổ bê tông vỏ hầm và gia cố vĩnh cửu.
4.5.4. Mô tả sự cố sụt nóc ngách hầm số 2.
Trong thời gian giám sát thi công tại công trường thủy điện Sông Côn 2 – tỉnh Quảng Nam, tác giả có trực tiếp ghi nhật ký về sự cố như sau:
Khi nhà thầu thi công Trung Quốc (GXED – Điện lực Quảng Tây) đang đào ngách hầm phụ số 2 thì xảy ra sụt hình phễu, vị trí bị sụt lở cách cửa ngách hầm số 2 theo thiết kế ban đầu là 30m, đất đá sụt xuống được đánh giá là thuộc đới IA1, IA2. Nguyên nhân của sự cố là do có một vùng trũng tụ thủy ngay trên nóc hầm.
Nhà thầu thi công Trung Quốc đã dùng thép φ25 làm neo vượt trước để chống đỡ, tuy nhiên bốc xúc đến đâu thì đất đá tiếp tục sụt xuống. Qua thảo luận với Chủ đầu tư, nhà thầu Trung Quốc đã tiếp xúc với đơn vị thi công Lũng Lô định xử lý bằng khoan phụt vữa xi măng và phụ gia để cố kết khối sụt, dự kiến sau khi khối sụt đã được rắn chắc sẽ đào lại hầm. nhưng do không thỏa thuận được, đã làm tiêu phí một
số thời gian, mà tiến độ thì chủ đầu tư lại thúc ép, do vậy nhà thầu Trung Quốc quyết định dùng xe máy tổng lực đào bỏ toàn bộ đoạn hầm bị sụt lở trên, lùi sâu cửa hầm vào 32m so với thiết kế ban đầu. Tại đây nhà thầu đã thấy xuất hiện đới 1B và đã tiến hành khoan neo vượt trước, đặt các khung chống thép chữ I16 với bước a=0,5÷0,7m, đặt thép φ12, a=20cm và treo lưới thép B40 sau đó tiến hành phun vẩy vữa bê tông M20 để gia cố và từ đây việc đào hầm tiếp tục được tiến hành.
Một số hình ảnh thực tế chống đỡ tại hầm dẫn nước thủy điện Sông Côn 2.
Hình 4.13. Tác giả (bên trái) cùng đồng nghiệp khi tham gia giám sát thi công đường hầm dẫn nước Sông Côn 2.
Hình 4.14. Hàn khung thép tại công trường
Hình 4.15. Đào và gia cố tạm bằng thép I16.
Hình 4.16. Một đoạn hầm sau khi đã gia cố tạm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Trong nội dung luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu, tính toán sự hình thành vòm áp lực do nổ mìn và biện pháp chống đỡ. Bằng nghiên cứu lý thuyết và áp dụng tính toán cho hầm dẫn nước thủy điện Sông Côn 2, có thể rút ra các kết luận sau:
- Kết quả tính toán áp dụng cho hầm dẫn nước thủy điện Sông Côn 2, so sánh với bố trí thực tế triển khai tại hiện trường là gần phù hợp. Thực tế khi tham gia giám sát tác giả, tại đoạn cửa ra và vào hầm dẫn, nhà thầu thi công bố trí thép I16 với khoảng cách khung 0,7m, khi qua lớp địa chất IB, bố trí thép I16, khoảng cách khung 1m, như vậy hơi thiên về an toàn.
- Sự hình thành vòm áp lực do nổ mìn, cách xác định và biện pháp chống đỡ.
Từ công trình thực tế, có thể áp dụng cho các công trình khác, có chỉ tiêu cơ lý đất đá tương tự.
- Chọn tuyến hầm: điều này cực kỳ quan trọng, vì bố trí tuyến hầm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế, tiến độ của dự án. Điều kiện địa chất vùng tuyến là điều kiện tiên quyết để lựa chọn tuyến công trình tối ưu.