Kiến trúc gạch Chămpa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết- văn học, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội và ẩm thực Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á (Trang 26 - 34)

Như các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, ở Đông Nam Á thời cổ, chỉ người Chămpa mới là những nhà xây dựng và kiến trúc gạch bậc thầy và chỉ ở Chămpa, nghệ thuật khéo léo mang tính nghề thủ công làm các công trình bằng gạch đã kết hợp được một cách hài hoà với kết cấu xây dựng của công trình. Không phải ngẫu nhiên mà đã có những truyền thuyết và những giả thuyết khác nhau về kỹ thuật xây dựng các đền tháp cổ Chămpa. Các truyền thuyết và các giả thuyết trên cho rằng, người Chămpa xây đền tháp bằng gạch sống xong rồi chạm khắc các hoa văn và các chi tiết trang trí kiến trúc lên thẳng mặt tường bằng gạch sống đó. Sau khi đã hoàn thiện xong đến từng chi tiết, người ta mới đốt toàn bộ ngôi tháp cho chín thành gạch. Chỉ với kỹ thuật như vậy mới dễ giải thích vì sao mà các viên gạch và các hàng gạch của các tháp Chămpa lại khít vào nhau chặt tới mức ta cảm thấy như chúng được dán vào nhau. Thế nhưng các nhà khoa học đã chứng minh, các ngôi tháp Chămpa được xây bằng gạch đã nung chín chứ không thể bằng gạch đất được...Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các chuyên gia Ba Lan đã dùng các biện pháp khoa học hiện đại như: nhiễu xạ Rơnghen, nhiệt vi phân, quan trắc phổ hồng ngoại...để nghiên cứu tính chất vật lý và kỹ thuật của gạch và chất kết dính ở các tháp Chăm. Kết quả phân tích cho thấy, gạch Chăm được làm từ loại đất sét Hydromica và được nung ở nhiệt độ không lớn lắm(dưới 1.150- 1.000 độ C). Các phân tích cho biết, gạch Chăm có mảnh xốp, có trọng lượng riêng 1,522g/cm3(nhỏ hơn so với gạch sản xuất hiện nay), không có "tiếng vang", độ đồng nhất tốt, độ hút nước khoảng 27%...Với tất cả những gì mà chúng ta có thể biết được, có thể nhận thấy, ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, người Đông Nam Á đã tiếp thu những kinh nghiệm và những kiến thức về kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng

gạch của Ấn Độ để xây dựng những công trình kiến trúc tôn giáo và dân sự cho mình. Tuy cùng tiếp thu từ Ấn Độ, nhưng mỗi quốc gia cổ đại lại áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm học được theo kiểu riêng của mình. Chính vì vậy mà mỗi một quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á đã để lại cho hậu thế hôm nay những công trình kiến trúc gạch đẹp, cổ kính và có giá trị mỹ thuật cao. Trong số những công trình kiên trúc cổ kính và có giá trị văn hóa- nghệ thuật đặc biệt ấy của Đông Nam Á, nổi bật lên hơn cả là những toà tháp gạch Chămpa.

2.4.Lễ hội:

Các cư dân Đông Nam Á ảnh hưởng 2 dòng văn hóa là văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ, vì vậy Đông Nam Á mới bị phương Tây đặt cho cái tên là Indo-chines (Ấn –Trung) và trong các cổ sử đều gọi các quốc gia này là Ấn Độ hóa và Trung Hoa hóa.

Các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ thời xưa như người Chăm, chúng ta sẽ gặp một bức tranh về lễ năm mới rất gần nhau về thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất của lễ hội. Ngày tết năm mới cổ truyền của người Thái ở Thái Lan gọi là Sôổng Kran và thường rơi vào giữa tháng Tư dương lịch (tháng giêng lịch Thái xưa), nghĩa là vào tháng nóng nhất trong năm và cũng là vào những ngày cuối của mùa khô trước khi có những trận mưa đầu kỳ của gió mùa kéo đến. Và tết năm mới Sôổng Kran của người Thái là những lễ cầu và đón mưa xuống để bắt đầu một năm làm ăn mới. Cũng đón tết năm mới vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch như người Thái ở Thái lan, người Lào ở Lào còn gọi tết năm mới (Bun pi mày) của mình là hội té nước (Bun huớt nậm). Ở Cămpuchia, tết vào

năm mới (Chon chnam thmay) không khác gì nhiều so với tết của người Thái và người Lào, nghĩa là cũng vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch, thời gian chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa và cũng nhằm mục đích cầu mưa qua những tục té nước tắm tượng Phật... Tết năm mới của người Miến ở Myanma mang tên vị thần (nát) tối cao Thagyarmin. Nguồn gốc của cái tên được truyền thuyết của người Miến truyền tụng trong những câu chuyện huyền thoại đại để với nội dung như sau: "Xưa kia, cả mặt đất không hề có sự sống và đắm chìm trong bóng tối. Thấy tình cảnh như vậy Chúa tể của các thần là Thagyarmin bèn ra lệnh cho mặt trăng và mặt trời chiếu sáng mặt đất. Rồi thần tạo ra mọi vật. Khi mặt đất đã có cuộc sống yên ổn rồi, thần về trời. Lúc chia tay, vị thần tối cao hứa là hàng năm sẽ trở lại mặt đất với con người vào dịp năm mới. Bởi vậy, người dân lấy tên thần gọi ngày tết của mình". Mặc dầu cái tên có vẻ không gắn gì lắm với tính chất của lễ hội, nhưng Thagyarmin của người Miến bao giờ cũng là lễ tết của té nước cầu mưa và bao giờ cũng rơi vào những ngày cuối của mùa khô (vào một ngày nào đó trong tháng Tư dương lịch).

Lễ hội Deepvali, Diwali có nghĩa là lễ hội ánh sáng, tượng trưng cho nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ. Ý nghĩa của lễ hội này là dạy cho con người biết vượt qua sự ngu dốt và tìm đến ánh sáng của tri thức. Vào dịp này, mọi gia đình dù giàu hay nghèo, đều thắp những ngọn đèn nhỏ nhấp nháy ánh sáng vàng cam rực rỡ để chào đón Lakshmi, vị thần của sự giàu có và thịnh

vượng. Diwali hay Dīpāvali (tiếng Sanskrit nghĩa là một dãy đèn) là một lễ

hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ Giáo. Người dân Ấn Độ và Nepal cũng như tại các cộng đồng Ấn giáo khác trên thế giới ăn mừng lễ Diwali vào đêm 13 kỳ trăng khuyết (tức đêm 28) của tháng Ashwin cho tới ngày thứ 2 của tháng Kartika trong lịch Ấn Độ. Đây còn được gọi là Lễ hội ánh sáng vì

thắng của thần Krishna trước Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của các thiện trước cái ác.Còn có ở Malaysia,Singapore và Việt Nam…

Cô gái Ấn trong điệu múa truyền thống. LỄ HỘI DEEPAVALI Ở SINGAPORE

Lễ hội Thaipuam: diễn ra trong tháng Tamil được gọi là Tháido những người Hindu giáo tổ chức lễ. Lễ hội Thaipusam du nhập đến Đông Nam Á qua những người Ấn Độ nhập cư, những người đã di cư đến các quốc gia thuộc Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 19. Lễ hội này biểu dương sức chịu đựng của con người. nhiều tín đồ thể hiện lòng mộ đạo thành kính của mình đối với đấng thần linh bằng cách dùng móc, sắt nhọn xuyên qua cơ thể họ, cho tới những cách làm trần tục khác như dùng hoa và sữa tưới lên thân

thể mình ... tỏ lòng tôn kính với vị thần của người Hindu Subramaniam

Ngòai ra cộng đồng người Chăm ở Việt Nam còn tiếp thu văn hóa lễ hội của người Ấn và đạo BàLaMôn gíao, thể hiện qua các lễ hội đền tháp của người Chăm.

2.5.Ẩm thực:

Ẩm thực Ấn Độ truyền thống với món cà ri nổi tiếng đã được phổ biến ở khắp nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Tuy nhiên, khi món ăn này vào Việt Nam thì người Việt Nam cũng đã có những sự biến đổi nó cho phù hợpvới khẩu vị của mình. Ở Ấn Độ, tên gọi cà ri bắt nguồn từ chữ curry trong tiếng Anh, từ kari trong tiếng Tamil, có nghĩa là “nước sốt” và chỉ đến nhiều món ăn được phổ biến rộng rãi ở miền Nam Ấn Độ được nấu bằng rau hay thịt trộn với cơm. Nếu trong bữa ăn của người Việt phổ biến nhất là cơm, canh và món mặn thì người Ấn dùng cà ri trong mỗi bữa cơm hàng ngày và thay đổi bằng nhiều thực phẩm khác nhau như hải sản, gà, trứng, dê, bắp cải khô, rau.

Món cà ri kiểu Ấn khi du nhập vào Việt Nam đã có những cải biến cho thích hợp với khẩu vị từng vùng miền. Chẳng hạn người Nam thì nấu cà ri với nước cốt dừa, còn người Bắc thì lại thích nấu với sữa bò tươi. Các loại nguyên liệu chính trong món cà ri của người Việt thường là thịt gà, dê, bò kèm thêm cà rốt, khoai tây, khoai môn... và một số gia vị. Món cà ri Ấn Độ còn được người Chăm ở nước ta cải biên với khẩu vị khác lạ. Chẳng hạn trong bữa cơm bình dân của người Chăm thường thấy có món pài ga ghênh, bao gồm gạo rang xay nhuyễn thành thính rồi nấu chung với cà ri, cà pháo, đu đủ sống, củ cải, cà rốt... Ngoài những gia vị thông thường còn có thêm trái bứa chua và cả mắm bò hóc của người Khmer cho thêm phần đậm đà.

Khác với cà ri kiểu Ấn nấu đặc sệt thì cà ri Việt Nam thường được nấu khá nhiều nước, do không sử dụng nhiều gia vị như người Ấn nên mùi vị món cà ri thường không quá nồng. Và đặc biệt, người Việt không ăn bốc mà dùng đũa và muỗng. Người Ấn thường chỉ ăn cà ri với cơm và bánh mì, trong khi người Việt Nam còn chan cà ri cả lên bún (ăn kèm giống như một

loại nước lèo) và dùng đũa lua. Món cà ri Ấn Độ khi du nhập vào Việt Nam đã trở nên rất phổ biến. Nó không chỉ được biết đến ở các nhà hàng, quán ăn mà đã đi vào đời sống của mỗi gia đình bên mâm cơm hàng ngày và trở thành một món ăn quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam.

2.6.KẾT LUẬN:

Như vậy, trong suốt 15 thế kỷ sau Công nguyên, Đông Nam Á đã trở thành và đã là một khu vực văn hóa, chính trị - xã hội thống nhất với nét đặc trưng lớn nhất là chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ. Chính những ảnh hưởng của Ấn Độ đã là một sợi dây vô hình, nhưng đầy sức mạnh, liên kết các nhà nước, các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á vào một quỹ đạo văn hóa chung, hay một thế giới văn hóa đồng nhất với một tôn giáo chung, một chữ viết chung, một hệ tư tưởng chính trị chung, một nền văn học và nghệ thuật chung, một hệ thống luật pháp và lịch pháp chung và khá nhiều phong tục và lễ hội chung. Có lẽ hiếm thấy trong lịch sử nhân loại một khu vực địa lý phức tạp và đa dân tộc lại thống nhất mạnh mẽ và sâu sắc về văn hóa trong suốt một thời gian dài cả hơn chục thế kỷ như khu vực Đông Nam Á thời kỳ một thiên niên kỷ rưỡi sau công nguyên.

Tuy cùng chịu ảnh hưởng chung của Ấn Độ, nhưng mỗi quốc gia cổ đại Đông Nam Á lại tạo ra cho mình một nền văn hóa, một mẫu hình tổ chức chính trị - xã hội riêng rất đặc trưng của mình.

Mục Lục

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...1

PHẠM VI CHỌN ĐỀ TÀI:...1

NỘI DUNG...2

CHƯƠNG I: Tổng quan về khu vực Đông Nam Á...2

CHƯƠNG II: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á:...4

2.1.Tôn giáo:...4 2.1.1: Ấn Độ giáo...4 2.1.1. Phật Giáo:...6 2.3. Nghệ thuật kiến trúc:...13 2.3.1. Ăngkor Wat:...13 2.3.2 BOROBUDUR...14 2.3.3.Mỹ Sơn...17

2.3.4. Những kiến trúc gạch tiêu biểu:...18

4. Kiến trúc gạch của Chân Lạp...24

5. Kiến trúc gạch Chămpa...26

2.4.Lễ hội:...27

2.5.Ẩm thực:...31

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết- văn học, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội và ẩm thực Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w