HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔ

Một phần của tài liệu Bệnh học hô hấp - Lao part 1 pps (Trang 26)

1. Định nghĩa:

Là hiện tượng xuất hiện khí trong khoang màng phổi, do nhiều nguyên nhân, gây nên những biến đổi trên lâm sàng.

2. Triệu chứng:

2.1. Tràn khí màng phổi thể toàn bộ:

2.1.1. Triệu chứng lâm sàng:

2.1.1.1. Toàn thân: Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tràn khí, có thể có tình trạng sốc , suy hô

hấp, truỵ tim mạch , hoặc có thể sốt, mệt mỏi,...

2.1.1.2.Cơ năng:

Đau ngực đột ngột, dữ dội ( đau như x ngực ) . Ho khan, khó thở nhanh nông ( tuz mức độ tràn khí màng phổi ).

2.1.1.3. Thực thể:

Lồng ngực bên tràn khí giãn căng vồng, giảm cử động thở.

- Có tam chứng Gaillard: rung thanh giảm hoặc mất, gõ vang trống, nghe thấy mất rì rào phế nang. - Có thể có hội chứng bình kim khí (trong tràn khí màng phổi hở hoặc thể van )

Tràn khí màng phổi bên phải gõ thấy vang ở vùng trước gan, nếu ở bên trái gõ thấy mất diện đục của tim.

2.1.1.4. Đo áp lực khoang màng phổi:

Dùng máy Kuss hoặc bơm tiêm thuỷ tinh. Nếu ùng bơm tiêm, khi đâm kim vào khoang màng phổi, thấy nòng bơm tiêm đứng yên là tràn khí màng phổi mở ( hở ) áp lực trong khoang màng phổi bằng không. Nếu k o nòng bơm tiêm ra thấy như bị hút vào là tràn dịch màng phổi đóng ( kín ) áp lực trong khoang màng phổi âm tính. Nếu nòng bơm tiêm bị đẩy ra là tràn dịch màng phổi thể van, do chỗ thủng ở nhu mô phổi có cơ chế như một cái van, làm cho khí bị nén dần vào khoang màng phổi , áp lực trong khoang màng phổi ( + ), phổi bị ép có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

2.1.2 - Xquang:

Giúp xác định chẩn đoán và theo õi tiến triển. Vùng tràn khí quá sáng, không có vân phổi, phổi bị co lại phía rốn phổi, lồng ngực giãn rộng, tim và trung thất bị đẩy sang bên đối diện, cơ hoành hạ thấp.

2.2. Tràn khí màng phổi khu trú.

2.2.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng:

Kín đáo, không khó thở, chỉ có đau ngực nhẹ.

2.2.2. Triệu chứng thực thể:

Tam chứng Galliard khu trú, khó phát hiện.

2.2.3. Xquang:

Là xét nghiệm chính giúp chẩn đoán tràn khí màng phổi cục bộ, cần phải phân biệt với một hang lớn ở phổi. Tràn khí màng phổi cục bộ, góc tiếp xúc với thành ngực là một góc nhọn, còn của hang lớn ở phổi: góc tiếp xúc với thành ngực là góc tù ( dấu hiệu Bernou ).

Một phần của tài liệu Bệnh học hô hấp - Lao part 1 pps (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)