NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH – VỐN CỐ ĐỊNH
VI. Đánh giá tình hình sử dụng Tài sản cố định - Vốn cố định
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định - Vốn cố định của Công ty
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính Năm trước Năm nay Chênh lệch
1 Tổng doanh thu thuần VND 337978800287 501787264620 163808464333
2 Tổng lợi nhuận trước thuế VND 15719467349 17473794045 2754326696
3 Tổng lợi nhuận sau thuế VND 13380048231 15027462879 1747424648
6
Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định
Tính theo doanh thu % 21 35 14
Tính theo lợi nhuận trước thuế % 10 21 11
Tính theo lợi nhuận sau thuế % 23 56 33
7 Hiệu suất sử dụng Vốn cố định
Tính theo doanh thu % 41 64 23
Tính theo lợi nhuận trước thuế % 20 30 10
Tính theo lợi nhuận sau thuế % 23 70 67
Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định - Vốn cố định của Công ty thể hiện trình độ sử dụng Tài sản cố định, Vốn cố định của Công ty. Việc sử dụng Tài sản cố định, Vốn cố định sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Do vậy nếu uản lý tốt việc sử dụng Tài sản cố định, Vốn cố định thì sẽ tạo ra năng suất lao động cao đối với các loại tài sản đó và từ đó sẽ giúp Công ty thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
(*) Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định:
- Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng, có nghĩa
sử dụng Tài sản cố định, kế toán nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với từng loại Tài sản cố định. Ví dụ với nhà cửa, vật kiến trúc hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình chậm, kế toán có thể vẫn áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng; với các loại Tài sản cổ định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có hao mòn hữu hình nhanh và dụng cụ quản lý ( nhất là các loại máy tính điện tử, các thiết bị tin học điện tử ), phần mềm máy tính có hao mòn vô hình nhanh thì kế toán nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để có thể thu hồi vốn sớm.
- Hoàn thiện công tác phân công, phân cấp quản lý tài sản.
+ Đối với các công tác đầu tư, mua sắm Tài sản cố định thì Công ty cần giao vốn cho các bộ phận trực tiếp mua sắm những Tài sản cố định cần thiết.
Nếu làm như vậy thì có tránh tránh được tình trạng thừa tài sản cố định không cần thiết, lãng phí vốn, gây ra sự kém hiệu quả trong việc sử dụng tài sản cố định của Công ty. Hơn nữa nếu để cho các bộ phận tự mua sắm những tài sản cố định cần thiết thì có thể làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do mỗi bộ phận đều phát huy được khả năng năng động sang tạo của mình.
+ Công ty cần chú ý đến hiệu quả sửa chữa Tài sản cố định.
Để biết được hiệu quả của việc sửa chữa tài sản cố định thì Công ty phải so sánh giữa tổng chi phí bỏ ra và chi phí thiệt hại do ngừng sản xất của Tài sản cố định trong kỳ sửa chữa lớn với giá trị còn lại của Tài sản cố định đã được đánh giá lại theo giá thị trường tại thời điểm sửa chữa. nếu tổng chi phí sửa chữa lớn hơn giá trị còn lại của Tài sản cố định thì xét về góc độ tài chính, Chi phí sửa chữa đó là không có hiệu quả. Khi đó, căn cứ vào một số mặt khác như yêu cầu kinh doanh, khả năng tài chính để quyết định sửa chữa hay chấm dứt thời gian hoạt động của Tài sản cố định đó. Thông thường trong trường hợp đó nên nhượng bán hoặc thanh lý để thu hồi vốn.
+ Tiến hành trích khấu hao, phân bổ khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. Hiện nay Công ty sử dụng quỹ tiền trích khấu hao chủ yếu là để xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm thiết bị và các phương tiện khác. Do đó, Công ty phải sử dụng số tiền trích khấu hao một cách hợp lý hơn vào việc tái đầu tư, nâng cấp máy móc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn để đáp ứng như cầu đầu tư đổi mới máy móc và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Một nguồn tự tài trợ có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp là quỹ khấu hao Tài sản cố định. Quỹ này phản ánh độ lớn của các khoản khấu hao tài sản cố định và gián tiếp phản ánh tốc độ đổi mới của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có điều kiện khấu hao nhanh tài sản cố định của mình thì doanh nghiệp càng có điều kiện hiện đại hóa máy móc thiết bị, dây chuyền, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và từ đó càng có điều kiện chiếm lĩnh thị trường. Doanh nghiệp cần coi đây là một nguồn vốn cơ bản để có biện pháp quản lý và khai thác có hiệu quả.
- Tiếp tục giảm đội ngũ lao động trong Công ty, nhất là trong lĩnh vực quản lý hành chính, đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động.
Trước hết là phải bố trớ lao động hợp lý, tinh thụng hơn về nghiệp vụ, rừ ràng hơn về chức năng quyền hạn. Nó phải được đào tạo song song với việc đào tạo tay nghề và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo để cán bộ công nhân viên có đủ trình độ để sử dụng các thiết bị máy móc ngày càng hiện đại. đồng thời Công ty sẵn sàng cắt giảm lao động ở các bộ phận dư thừa, bổ sung lao động vào những bộ phận còn thiếu nhằm phát huy tối đa yếu tố con người trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.
- Hoàn thiện hệ thống sổ theo dừi Tài sản cố định để cú thể tỡm ra được cỏc bất cập từ đó đưa ra sự điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
Trong bất kỳ hoạt động nào đi nữa, để phát triển Công ty thì đòi hỏi phải có sự chung sức cố gắng của toàn thể công nhân viên. Đặc biệt là sự điều hành của các nhà quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất để tìm ra được các biện pháp phương hướng tốt nhất không đi chệch với quỹ đạo chung của doanh nghiệp mà vẫn đem lại hiệu quả hoạt động cao.