Hi Lạp (Gandhara)
Các đặc tính khác của nghệ thuật Hy Lạp cũng tìm đường thâm nhập vào nghệ thuật hình tượng của Phật giáo, đó là Hy Lạp tôn sùng mỹ lệ nhưng khi La Mã chiếm đoạt Hy Lạp thì ý niệm mỹ lệ dần dần biến thể thành ý niệm về sự tàn tạ, hư hao. Trong nghệ thuật Gandhara, điều nầy có thể nhìn thấy qua pho tượng tạc đức Phật trong giai đoạn tìm đạo và tu theo lối khổ hạnh. Nghệ thuật Gandhara đã tạo ra một số tác phẩm mô tả giai
đoạn hành xác nầy rất tượng hình với thân thể gầy đét, khuôn mặt già nua, xương sống xương sườn trên người lộ rõ.
_ Hình người không phải là vật duy nhất được chuyển đi trên đường Tơ Lụa mà hình ảnh sư tử cũng được phô bày trong nghệ thuật Gandhara nói chung và
nghệ thuật Phật giáo nói riêng.
Sư tử là hình tượng đã có từ rất lâu, trước cả nghệ
thuật Hy Lạp nhưng sư tử được xem như biểu tượng thiêng liêng của con người thì là chuyện lạ lùng. Tại Gandhara, người ta tìm thấy những tượng hay cặp tượng sư tử khắc trên đá như là biểu tượng của đức Phật, hay của giòng họ đức Phật, của vua Asoka, của người Kushan, và hình ảnh sư tử đã theo đường Tơ Lụa tới Trung Hoa, rất thịnh hành vào thời nhà Đường tức là vào thế kỷ thứ 7, 8, 9 sau Tây lịch.
Tượng sư tử đá ở chùa Phật Tích
Đầu trụ cột đá Vua A-Dục
được làm bằngmột khối đá
lớn, khắc bốn đầu sư tử ở bốn mặt,đặt trên pháp luân, đây cũng là quốc ấn của triều đại của Vu A-Dục
_ Còn một con đường tơ lụa nữa là từ Quảng Châu đáp thuyền qua eo biển Ma- lắc-ca, đến Xích Lan <Xri-lan-ca ngày
nay>, qua Ấn-độ và đến Đông Phi. Mọi người gọi con đường này là “con đường tơ lụa trên biển”. Theo các cổ vật được khai quật tại Xô-ma-li-a ...ở vùng đông
Phi, con đường tơ lụa trên biển này được hình thành vào thời kỳ Nhà Tống Trung Quốc.
Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư dần học được cách làm tơ lụa của người
Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa
Theo bà Susan Whitfield, "Con đường tơ lụa là con đường: Thương mại, Du hành, Chiến tranh và Niềm tin"