Chương II: Tổng quan về công nghệ của hệ thống VSAT IP
2.3. Dịch vụ VoIP trên hệ thống VSAT IP
Về mặt hệ thống VSAT-IP là một môi trường IP thuần tuý, với 3 thành phần chính:
trạm cổng mặt đất (Gateway), vệ tinh iPSTAR-1 và các trạm đầu cuối thuê bao (UT). Để
có thể chuyển giọng nói qua VSAT-IP ta ứng dụng giao thức VoIP. Theo nguyên lý Nyquist giọng nói của chúng ta có dạng analog có tần số khoảng 300 Hz tới 3KHz [1]. Vì vậy để có thể chuyển giọng nói đi xa và qua mạng IP một cách có hiệu quả, trước tiên giọng nói phải được chuyển từ dạng analog sang dạng số hoá. Sau khi các tín hiệu thoại được số hoá chúng được nén và gói thành các gói dữ liệu hay còn gọi là gói IP. Các gói IP này sẽ được chuyển qua mạng IP nhờ các giao thức chuyển như giao thức gói dữ liệu người dùng (UDP) hoặc giao thức truyền tải thời gian thực (RTP) [2] [3]. Khi các gói IP này được chuyển tới nơi nhận, tại đây chúng được xắp xếp lại và chuyển đổi ngược lại từ dạng số hoá sang tín hiệu thoại. [4]. VoIP được sử dụng trong rất nhiều dạng từ PC tới PC, từ PC tới điện thoại và từ điện thoại tới điện thoại [5]. Nó cũng được dùng trong các cấu trúc mạng khác nhau như mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và mạng không dây cục bộ (WLANs).
Phương án kết nối dịch vụ VoIP qua VSAT-IP được thực hiện như hình 11. Trong phương án này, VTI đã xây dựng giải pháp VoIP dựa trên hệ thống thông tin vệ tinh iPSTAR-1 [6], giải pháp này cho phép triển khai dịch vụ thoại VoIP cho khách hàng nhờ kết nối hệ thống trạm Gateway vào mạng VoIP Quốc tế/VTI. Như vậy, các thuê bao mạng VSAT-IP không chỉ gọi được cho nhau mà còn có khả năng gọi tới các thuê bao trong mạng PSTN hoặc gọi đi Quốc tế và ngược lại. Trong hình 1 thiết bị UT kết nối trực tiếp với thiết bị điện thoại IP thông qua giao diện Ethernet (RJ45) của khối ngoại vi (UT) hoặc kết nối với thiết bị điện thoại thường, tổng đài PBX qua thiết bị thiết bị Analogphone Gateway. Khi số lượng điện thoại IP lớn hơn 1, các thiết bị này có thể kết nối với UT qua bộ định tuyến hoặc chuyển mạch. Các điện thoại thường, điện thoại IP, Analogphone Gateway sẽ trao đổi định tuyến cuộc gọi giữa các thuê bao trong mạng VSAT-IP, giữa thuê bao trong mạng VSAT-IP và ngoài mạng thông qua thiết bị điều khiển cuộc gọi
“CallManager” [7].
Hình 11: Cấu hình dịch vụ VoIP VSAT-IP
II. MÔ HÌNH ĐỊNH TUYẾN CUỘC GỌI
Call Manager là phần trung tâm của hệ thống VoIP VSAT-IP có chức năng xử lý cuộc gọi dựa trên phần mềm. Nó có thể hỗ trợ giao thức H.323, SCCP, MGCP [8]. Call Manager cung cấp các chức năng chính sau:
- Xử lý cuộc gọi
- Báo hiệu và điều khiển thiết bị - Quản lý quay số (Dial plan) - Quản lý đặc điểm điện thoại - Các dịch vụ thư mục (directory)
CallManager có trách nhiệm điều khiển và đăng ký cho tất cả các thiết bị thuê bao đầu cuối. Việc cấu hình được thực hiện qua giao diện Web của Call Manager. Dựa trên giao diện Web này người dùng có thể cấu hình các điện thoại, gán số cho người dùng, cấu hình dial plan và nhiều thao tác khác. Giao diện này thực ra là một chuỗi các trang web vì vậy IIS phải chạy trong Call Manager. IIS được cài đặt trong suốt tiến trình cài đặt được tự động hóa.
Tất cả thông tin được nhập vào qua giao diện web được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu SQL 2000. Riêng thông tin người dùng thì được lưu trong thư mục LDAP. Call Manager cài đặt các thư mục DC mà nó chính là thư mục LDAP. Ngoài ra ta có thể dùng các thư mục DC hoặc thư mục LDAP khác như Netscape hoặc Microsoft AD (active directory) để chứa thông tin người dùng. Trong thiết kế này sẽ dùng thư mục DC được tích hợp sẵn với Call Manager.
1. Mô hình kết nối cuộc gọi trong mạng VSAT-IP:
Đối với thiết bị trong mạng VSAT-IP, thiết bị CallManager sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát cuộc gọi đối với các thuê bao trong mạng, như sau:
- Thiết lập cuộc gọi từ thuê bao A
- E.164 trong CALLMANAGER tìm kiếm thuê bao B - Yêu cầu được gửi đến thuê bao B
- Chuông kêu tại B và chuông phản hồi tới A.
- Thuê bao B nhấc máy
- Cuộc gọi được thiết lập giữa A và B
Thuê bao A muốn thực hiện cuộc gọi đến thuê bao B thì người dùng nhấc máy A và quay số của máy B, các số này được gởi đến Call Manager (là thiết bị xử lý cuộc gọi).
Tiếp đó, Call Manager tìm địa chỉ và xác định cách định tuyến cuộc gọi. Sau khi Call Manager báo hiệu điện thoại A qua IP để khởi tạo chuông phản hồi thì A nghe chuông, Call Manager cũng khởi tạo chuông làm cho B đổ chuông. Khi người dùng tại B nhấc máy thì đường truyền thông RTP được thiết lập trực tiếp giữa A và B và người dùng có thể bắt đầu đàm thoại. Các IP Phone không cần thông tin với Call Manager nữa cho đến khi A hoặc B yêu cầu chuyển cuộc gọi, điện thoại hội nghị hoặc kết thúc cuộc gọi. Các IP Phone trao đổi lưu lượng thoại qua chuẩn G.729 hay G.723 hay G.711 tùy theo Call
Manager quy định và tùy theo băng thông vệ tinh. Cuộc gọi được thực hiện hoàn toàn trên nền IP của mạng VSAT-IP.
Hình 12: Mô hình cuộc gọi trong mạng VSAT-IP
Ngoài ra, Call Manager có khả năng hỗ trợ giao tiếp với các Voice Gateway qua các giao thức như H323, MGCP và giao tiếp với Gatekeeper qua H323. Chi tiết về việc giao tiếp giữa Call Manager với Voice Gateway và Gatekeeper sẽ được mô tả trong những phần sau.
2. Mô hình cuộc gọi giữa mạng VSAT-IP với mạng ngoài:
Gateway được dùng để kết nối các hệ thống khác nhau, ví dụ như kết nối các thuê bao trong mạng VSAT-IP gọi sang mạng PSTN. Có hai giao thức chính được dùng để giao tiếp giữa CallManager và các gateway là giao thức điều khiển cổng phương tiện (MGCP - Media Gateway Control Protocol) và H323. Trong thiết kế này CallManager sẽ dùng giao thức H.323v2 để giao tiếp với các gateway thông qua sự điều khiển của gatekeeper.
Gatekeeper dùng để điều khiển kết nối giữa hệ thống Call Manager với các gateway để tránh trường hợp bị tắc nghẽn khi có nhiều cuộc gọi vượt quá dung lượng đường truyền. Gatekeeper thường chạy trong thiết bị router H.323 (ví dụ Cisco router 3600). Call Manager sẽ giao tiếp với gatekeeper bằng giao thức H.323. Hình 3 trình bày mô hình kết nối tiêu biểu giữa CallManager và Gateway thông qua trung kế được điều khiển bởi Gatekeeper bằng cách dùng giao thức H.323v2. Đây cũng là mô hình kết nối được dùng cho hệ thống VoIP VSAT-IP. Hệ thống Call Manager sẽ chỉ khai báo duy nhất cấu hình kết nối trung kế H.225 với Gatekeeper mà không cần phải khai báo cấu hình kết nối trung kế với từng gateway riêng lẻ. Gatekeeper có nhiệm vụ cung cấp thông tin kết nối của các Gateway hiện có cho CallManager. Ngoài ra Gatekeeper còn có chức năng quản lý băng thông kết nối giữa hai hệ thống.
Hình 13: Mô hình điều khiển cuộc gọi H.323
Thí dụ thiết lập cuộc gọi cơ bản giữa Phone A và Phone B điều khiển thông qua Gatekeeper:
Hình 14: Mô hình điều khiển cuộc gọi H.323 ra ngoài mạng VSAT-IP
1. Máy A thuộc hệ thống CallManager muốn thực hiện cuộc gọi đến máy B thuộc PSTN bằng cách quay số của máy B.
2. CallManager gởi ARQ đến Gatekeeper để yêu cầu cho phép gọi đến máy B.
3. Gatekeeper sẽ tìm kiếm và nếu máy B được đăng ký thì Gatekeeper sẽ gởi ACF bao gồm địa chỉ IP của Gateway cho CallManager.
4. CallManager gởi Q.931 Call-Setup bao gồm số điện thoại của máy B đến Gateway.
5. Gateway gởi ARQ đến Gatekeeper để yêu cầu cho phép trả lời cuộc gọi của CallManager.
6. Gatekeeper sẽ gởi ACF bao gồm địa chỉ IP của CallManager cho Gateway.
7. Gateway thiết lập POTS call đến máy B.
8. Khi máy B trả lời thì Gateway gởi Q.931 Connect đến CallManager.
9. CallManager và Gateway gởi IRR đến Gatekeeper sau khi cuộc gọi được thiết lập.
Từ mô hình trên ta thấy, khi một thuê bao VSAT-IP gọi ra mạng PSTN trong nước, Call Manager nhận được báo hiệu từ Phone. Call Manager sẽ liên lạc với GateKeeper qua H.225 RAS để tìm Gateway kết cuối. Gatekeeper sẽ thông báo lại cho CallManager biết GATEWAY kết cuối. CallManager sẽ làm việc với Gateway kết cuối để thiết lập cuộc gọi giữa máy A qua Gateway kết cuối tới PSTN. Các thuê bao trao đổi lưu lượng thoại với Gateway kết cuối qua chuẩn CODEC G.729 hay G.723 hay G.711 tùy theo CallManager và Gateway kết cuối thỏa thuận và tùy theo băng thông hiện có.
III. CHUẨN MÃ HOÁ VÀ BĂNG THÔNG VỆ TINH:
Chuẩn mã hóa thoại (codec) được đề xuất sử dụng tuỳ thuộc vào thiết bị đầu cuối, có thể là G.711, G.729, G.723.1. Nếu tổng số tiêu đề gói (packet overhead) = 40 bytes (header of IP 20 + UDP 8 + RTP 12), mỗi cuộc gọi theo các chuẩn mã hóa này ước lượng cần băng thông như Bảng 1:
Bảng 2 Loại
Codec Cỡ khung
Chu kỳ
khung
Số khung trong tải
Kích cỡ
tải IP
Chu kỳ
gói
Tốc độ gói
Cỡ
gói
Yêu cầu BW (bytes) (msec) (frame per
pkt) (bytes) (msec) (pps) (bytes
) (bps)
G.723
(6.4k) 24 30 1 24 30 33.33 64 17,067
G.729
(8k) 10 10 1 10 10
100.0
0 50 40,000
G.711
(64k) 1 0.125 160 160 20 50.00 200 80,000
Theo bảng 1, đối với chuẩn CODEC: G.723 băng thông tối thiểu yêu cầu khoảng 17 kbit/s, G.729 băng thông tối thiểu yêu cầu là 40 Kbit/s và G.711 băng thông tối thiểu yêu cầu khoảng 80 kbit/s. Về mặt công nghệ vệ tinh IPSTAR-1 sử dụng băng tần Ka/Ku cho tuyến xuống từ Gateway tới UT (TOLL Link), băng tần Ku/Ka cho tuyến lên từ UT tới Gateway (STAR Link). Tương ứng với mỗi chuẩn mã hoá chiều TOLL và STAR sẽ được cấu hình để tương thích riêng. Ví dụ trên thực tế đối với chuẩn G.723 băng thông cho chiều TOLL/STAR là 24/24 kbit/s cho 1 kênh thoại qua VSAT-IP.