ĐÊ XUẤT CÔNG NGHỆ XƯ LÝ

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước ngầm cho kcn phú an thạnh, xã an thạnh huyện bến lức tỉnh long an công suất 3000m3ngày đêm (Trang 36 - 40)

XƯ LÝ PHÙ HỢP CHO NHÀ MÁY XƯ LÝ

3.4 ĐÊ XUẤT CÔNG NGHỆ XƯ LÝ

Để đưa ra giải pháp công nghệ hợp lý cho hệ thống xử lý nước ngầm KCN Phú An Thạnh, đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, sinh của nguồn nước ngầm tại các giếng khoan của KCN và so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, đánh giá khả năng mở rộng công suất cho các giai đoạn trong tương lai, khảo sát các vị trí có khả năng đặt trạm xử lý đồng thời đã tham khảo các dây chuyền công nghệ của nhiều hãng nước ngoài. Sau khi phân tích, đánh giá giải pháp công nghệ được lựa chọn là:

Ghi chú:

Đường nước xử lý:

Đường xử lý bùn:

Bể trung gian Bể trung

gian

Tuần hoàn nước

NaOH, nước

polymer NaOH, polymer NaOH,Cl2 NaOH,Cl2

Nước từ giếng khoan Nước từ giếng

khoan

Tháp làm thoáng Tháp làm

thoáng

Bể trộn Bể trộn

Xã cặn

Nước rửa ngược

Bể chứa Bể chứa Bể lắng Bể lắng

Máy ép bùn Máy ép bùn

Bồn lọc áp lực Bồn lọc áp

lực

Bể nén bùn Bể nén bùn

Thu gom Thu gom

Cl2 Cl2

Mạng

lưới(QCVN01:2009/BYT Mạng

lưới(QCVN01:2009/BYT 3.4.1 Phương án 1

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm phương án 1.

Thuyết Minh Công Nghệ Xử Lý

Nước ngầm để cung cấp cho nhà máy được cấp bởi 3 giếng khoan có công suất mỗi giếng là 1.000 m3/ngày.đêm. Nước ngầm từ giếng khoan được điều chỉnh pH trước khi bơm thẳng lên tháp làm thoáng, tại đây nước được tiếp xúc với O2 được cung cấp bởi quạt gió do đó các ion dạng hòa tan Fe2+,Mn2+ bị oxi hóa thành Fe3+,Mn4+ ở dạng kết tủa Fe(OH)3, MnO2, đồng thời khí CO2 ,H2S có trong nước ngầm cũng được giải phóng ra ngoài, Clo được đưa vào trước tháp làm thoáng với chức năng tăng cường quá trình oxy hóa Fe2+,Mn2+ . Nước ngầm tiếp tục chảy qua bể phản ứng.

Tại bể phản ứng hàm lượng Fe2+ vẫn còn cao nên ta tiếp tục oxi hóa Fe2+, đồng thời kết tủa Fe(OH)3, MnO2 tạo thành bằng cách bổ sung vào bể này NaOH và chất keo tụ Polymer để các bông cặn hình thành tạo thành khối lớn và dễ dàng lắng trước khi chảy sang bể lắng.

Tại bể lắng các bông cặn sẽ được loại bỏ hoàn toàn theo phương pháp trọng lực, bùn lắng được thu ở đáy và bơm về bể nén bùn, định kỳ bùn tại bể nén được bơm vào máy ép bùn thành những bánh bùn và được thu gom bởi đơn vị có chức năng. Nước trong trên mặt bể lắng được thu bằng máng răng cưa và tiếp tục chảy sang bể trung gian.

Bể trung gian được thiết kế với mục đích để ổn định lưu lượng nước trước khi bơm vào hệ thống lọc áp lực. Sau khi nước từ bể lắng chảy qua bể trung gian, tới thời điểm bể trung gian chứa một thể tích nước nhất định theo tính toán thì lượng nước trên sẽ được bơm vào hệ thống lọc áp lực. Khi nước chảy qua lớp vật liệu lọc là cát thạch anh và than thì các loại cặn không thể lắng được ở bể lắng sẽ được giữ lại, nước sạch ra khỏi bồn được khử trùng bằng Clorin trước khi vào bể chứa nước sạch.

Khi tổn thất áp lực trong bồn đạt một giá trị nhất định thì tiến hành rửa ngược, nước sau khi rửa ngược được dẫn về bể nén bùn, phần nước trong thu được sau đó được bơm tuần hoàn lại tháp làm thoáng.

3.4.2 Phương án 2

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm phương án 2.

Máy ép bùn Máy ép bùn

Ghi chú:

Đường nước xử lý Đường xử lý bùn

Mạng lưới QCVN01:2009/BYT Giếng khoan

Hệ thống máng tràn

Bể trộn

Bể lắng

NaOH, Clo

Bể trung gian

Bể lọc áp lực

Bể chứa nước sạch

NaOH, polymer

Clo

Bể nén bùn Bể nén bùn

Thu gom Thu gom

Nước rửa ngược Tuần hoàn nước

Xã cặn

Thuyết minh công nghệ xử lý

Nước ngầm để cung cấp cho nhà máy được cấp bởi 3 giếng khoan có công suất mỗi giếng là 1000 m3/ngày.đêm. Nước ngầm từ giếng khoan được điều chỉnh pH trước khi bơm thẳng lên hệ thống máng tràn, tại đây nước được tiếp xúc với O2 được cung cấp bởi môi trường không khí xung quanh do đó các ion dạng hòa tan Fe2+,Mn2+ bị oxi hóa thành Fe3+,Mn4+ ở dạng kết tủa Fe(OH)3, MnO2, đồng thời khí CO2 ,H2S có trong nước ngầm cũng được giải phóng ra ngoài, Clo được đưa vào trước tháp làm thoáng với chức năng tăng cường quá trình oxy hóa Fe2+,Mn2+ . Nước ngầm tiếp tục chảy qua bể phản ứng.

Tại bể phản ứng hàm lượng Fe2+ vẫn còn cao nên ta tiếp tục oxi hóa Fe2+, đồng thời kết tủa Fe(OH)3, MnO2 tạo thành bằng cách bổ sung vào bể này NaOH và chất keo tụ Polymer để các bông cặn hình thành tạo thành khối lớn và dễ dàng lắng trước khi chảy sang bể lắng.

Tại bể lắng các bông cặn sẽ được loại bỏ hoàn toàn theo phương pháp trọng lực, bùn lắng được thu ở đáy và bơm về bể nén bùn, định kỳ bùn tại bể nén được bơm vào máy ép bùn thành những bánh bùn và được thu gom bởi đơn vị có chức năng. Nước trong trên mặt bể lắng được thu bằng máng răng cưa và tiếp tục chảy sang bể trung gian.

Bể trung gian được thiết kế với mục đích để ổn định lưu lượng nước trước khi bơm vào hệ thống bể lọc nhanh. Sau khi nước từ bể lắng chảy qua bể trung gian, tới thời điểm bể trung gian chứa một thể tích nước nhất định theo tính toán thì lượng nước trên sẽ được bơm vào hệ thống lọc áp lực. Khi nước chảy qua lớp vật liệu lọc là cát thạch anh và than thì các loại cặn không thể lắng được ở bể lắng sẽ được giữ lại, nước sạch ra khỏi bồn được khử trùng bằng Clorin trước khi vào bể chứa nước sạch.

Khi tổn thất áp lực trong bồn đạt một giá trị nhất định thì tiến hành rửa ngược bằng gió, nước kết hợp, nước sau khi rửa ngược được dẫn về bể nén bùn, phần nước trong thu được sau đó được bơm tuần hoàn lại tháp làm thoáng.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước ngầm cho kcn phú an thạnh, xã an thạnh huyện bến lức tỉnh long an công suất 3000m3ngày đêm (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w