PHẦN II. THỰC TRẠNG HẠ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VẬT
2.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong một số năm được thể hiện qua số liệu trong bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm
2007 So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006 Doanh thu 24.270 50.236 85.891 137.856 2.07 1.71 1.61 Lợi nhuận
sau thuế 896 1.358 3.603 5.783 1.52 2.65 1.61
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong một số năm ta có thế nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất tiến triển. Hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Doanh thu tăng lên nhanh chóng: doanh thu năm 2004 chỉ có 24.270 triệu đồng nhưng đến năm 2005 tăng lên 50.236 triệu đồng, tăng 107%; còn đến năm 2006 thì doanh thu đã lên đến con số 85.891 triệu đồng, tăng 71% so với năm 2005; năm 2007 doanh thu tăng 60.5% so với năm 2006; Doanh thu tăng lên nhanh chóng kèm theo sự tăng lên không ngừng của lợi nhuận, nếu năm 2004 lợi nhuận chỉ là 896 triệu đồng thì năm 2005 là 1.358 triệu đồng, tăng 38% nhưng năm 2006 con số đó đã là 3.603 triệu đồng, tăng 165% so với năm 2005; năm 2007 là 5.783 triệu đồng, tăng 61% so với năm 2006.
Đồ thị 2.1:
DOANH THU CỦA CÔNG TY XÂY LẮP
VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007
Tỷ đồng
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu
Đồ thị 2.2:
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY LẮP
VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2007 Nghìn đồng
0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000
N m N m N m N m
Lợi nhuận
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương ta có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số doanh lợi doanh thu.
Bảng 2.3: Hệ số doanh lợi doanh thu của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương qua một số năm
Năm 2004 2005 2006 2007
Hệ số doanh lợi
doanh thu thuần(%) 4.1 2.7 4.2 4.2
Từ bảng trên ta có thể thấy hệ số doanh lợi doanh thu của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương có xu hướng giảm từ 4.1% năm 2004 xuống 2.7% năm 2005. Điều đó chứng tỏ năm 2005 Công ty đã hoạt động chưa hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Nhưng đến năm 2006 thì hệ số doanh lợi doanh thu lại tăng lên đến 4.2% và giữ nguyên như thế đến năm 2007. Có thể thấy trong hai năm 2006 và 2007 khả năng sinh lợi của vốn và hiệu quả kinh doanh mà Công ty đạt được là khá cao và ổn định.
2.2. Phân tích thực trạng hạ giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
2.2.1. Giá thành xây lắp công trình xây dựng
Đối tượng tính giá thành xây lắp công trình xây dựng
- Đối với các công trình được Tổng Công ty giao (chỉ định thầu), căn cứ vào bản vẽ thiết kế, khối lượng các công việc chủ yếu, đơn giá do các cơ quan nhà nước ban hành, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ tiến hành xác định dự toán công trình. Đây là giá mà hai bên công ty và bên chỉ định thầu xem xét đi đến kí kết hợp đồng.
- Đối với công trình Công ty phải tham gia đấu thầu thì khi nhận được thông báo mời thầu, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và các phòng ban liên quan sẽ tiến hành khảo sát, xác định khối lượng thi công chủ yếu, biện pháp thi
công để lập hồ sơ dự thầu, xác định giá dự thầu. Trong quá trình đấu thầu Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của Công ty tuỳ theo tình hình có thể thay đổi giá trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu thì giá trị dự thầu là cơ sơ để ký hợp đồng.
Căn cứ lập giá thành kế hoạch
•Dựa vào thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình thiết kế hai bước) hoặc theo thiết kế kỹ thuật thi công (với công trình thiết kế một bước) để tính khối lượng công tác.
•Các loại đơn giá:
- Giá chuẩn: là chỉ tiêu xác định chi phí bình quân cần thiết để hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của từng hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế điển hình (hay thiết kế hợp lý kinh tế), chỉ bao gồm giá trị dự toán của các loại công tác xây lắp trong phạm vi công trình như các chi phí để xây dựng các hạng mục ngoài công trình như: đường sá, cống rãnh,… và chi phí mua sắm thiết bị của hạng mục công trình hoặc công trình.
-Đơn giá chi tiết: gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và sử dụng máy thi công trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết.
- Đơn giá tổng hợp: gồm toàn bộ chi phí xã hội cần thiết, chi phí về vật liệu, nhân công và máy thi công, chi phí chung và thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở địh mức dự toán tổng hợp.
•Giá mua: các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản và bảo hiểm theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công nghiệp và Công
•Tỷ lệ định mức các chi phí tính hay bảng giá bao gồm:
- Định mức chi phí chung, giá khảo sát, giá thiết kế và các chi phí tư vấn khác theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
- Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng.
- Các chi phí khác như: tiền thuê đất hoắc tiền chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng, các loại thuế, lãi bảo hiểm công trình,…
Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác Đối với các Doanh nghiệp xây dựng, giá thành xây lắp là một chỉ tiêu rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoạch định phương hướng hạ giá thành xây dựng cần phải quan tâm xem xét giá thành xây dựng trong tổng thể mối quan hệ với các loại giá xây dựng khác.
Giá thành xây lắp có liên quan tới:
- Giá trị công trình (giá xây dựng công trình)
- Giá trị dự toán xây lắp theo quy định của Nhà nước (giá trị dự toán xây lắp)
- Giá thành xây lắp theo dự toán quy định của Nhà nước (giá thành dự toán xây lắp)
- Giá thành xây lắp thiết kế của tổ chức xây dựng Mối quan hệ đó được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác
Trong đó:
(1) Mức hạ giá thành xây lắp so với thực tế (2) Mức hạ giá thành xây lắp theo kế hoạch (3) Mức thuế và lãi theo quy định của Nhà nước
(4) Chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng tính theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Phương pháp xác định giá thành xây lắp
Giá thành xây lắp của tổ chức xây dựng được xác định theo mẫu sau:
Giá trị công trình (Giá trị xây dựng công trình) Giá trị dự toán xây lắp theo quy định của Nhà nước (Giá trị dự toán xây lắp)
Giá thành xây lắp theo dự toán quy định của Nhà nước (Giá thành dự toán xây lắp)
Giá thành xây lắp theo kế hoạch của tổ chức xây dựng
Giá thành xây lắp thực tế của tổ chức xây dựng
(1)
(2)
(3)
(4)
Bảng 2.4: Giá thành xây lắp
STT Các khoản mục chi phí Cách tính Ký hiệu
1 Chi phí vật liệu ∑Qi*ÐVLi + CL VL
2 Chi phí nhân công ∑Qi*ÐiNC * (1+KNC) NC
3 Chi phí máy xây dựng ∑Qi*ÐiM * (1+KM) M
4 Chi phí trực tiếp khác 1.5% * (VL + NC + M) TT Cộng chi phí trực tiếp VL + NC + M + TT T 5 Chi phí chung (VL + NC + M + TT) *KC C
6 Giá thành xây lắp T + C ZXL
Trong đó:
Qi: Khối lượng công tác xây lắp i CL: Chênh lệch vật liệu
ÐVLi : Chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cho công tác xây lắp i
ÐiNC: Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng ch công tác xây lắp i
ÐMi : Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng cho công tác xây lắp i
KNC: Hệ số điều chỉnh nhân công
KM: Hệ số điều chỉnh máy thi công
KC: Định mức chi phí chung
Theo Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng thì chi phí trực tiếp khác bằng 1.5% so với tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.
Nội dung giá thành công tác xây lắp
Giá thành công tác xây lắp là tất cả các chi phí bằng tiền mà tổ chức xây dựng sử dụng để thực hiện công tác xây lắp, nó bao gồm chi phí trực tiếp
và chi phí chung:
ZXL = VL + NC + M + C
Cơ cấu giá thành xây lắp là tỷ trọng (%) các khoản mục chi phí của giá thành xây lắp so với toàn bộ giá thành xây lắp. Tuỳ theo điều kiện và chính sách cụ thể, nhưng cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học - kỹ thuật – công nghệ, xu hướng biến đổi tiến bộ của cơ cấu giá thành xây lắp là giảm % các khoản mục chi phí chung và nhân công còn tăng % các chi phí vật liệu và máy thi công.
Có thể biểu diễn cơ cấu giá thành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2.: Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí trực tiếp
Chi phí chung
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy xây dựng
Chi phí quản lý hành chính
Chi phí phục vụ nhân công trực tiếp thi công
Chi phí phục vụ thi công Chi phí trực tiếp khác Giá thành
xây lắp
•Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
- Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết kế và đơn giá công tác xây dựng tương ứng.
- Chi phí trực tiếp khác như chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển lao động và thiết bị thi công đến các công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.
•Chi phí chung:
Chi phí chung gồm chi phí quản lý, điều hành tại công trường, chi phí phục vụ nhân công, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.
Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.5
Bảng 2.5: Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp trong những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục chi phí Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí nguyên vật liệu 15215 51.36 25008 49.31 42365 54.54 79215 59.45 Chi phí nhân công 3562 12.02 4689 9.25 6045 7.78 8064 6.05 Chi phí máy thi công 6921 23.36 15246 30.06 20103 25.88 30213 22.67 Chi phí trực tiếp khác 2358 7.96 3214 6.34 5698 7.34 7856 5.90 Cộng chi phí trực tiếp 28056 94.71 48157 94.95 74211 95.55 125348 94.07
Chi phí chung 1568 5.29 2561 5.05 3459 4.45 7896 5.93
Tổng 29624 100 50718 100 77670 100 133244 100
Qua bảng tính chi phí sản xuất giá thành sản phẩm của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong một số năm gần đây ta nhận thấy nhìn chung tỷ lệ các loại chi phí trong giá thành của Công ty chưa hoàn toàn hợp lý.
Trong cơ cấu giá thành của Công ty, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ 51.36% đến 54.62%, riêng năm 2007 thì khả quan hơn là 60.66%. Tỷ lệ này chưa hợp lý vì thông thường tỷ lệ nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp chiếm khoảng 60 – 80%, trong khi đó tỷ lệ các loại chi phí khác là cao hơn so với nguyên tắc. Cụ thể: chi phí nhân công lần lượt qua các năm là: năm 2004 là 12.02%; năm 2005 là 9.25%; năm 2006 là 7.79%; năm 2007 là 6.18%. Mặc dù tỷ lệ chi phí nhân công có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành xây lắp của Công ty. Công ty cần có biện pháp để giảm tỷ lệ này hơn nữa bằng việc tăng cường sử dụng các loại máy móc thi công hiện đại thay thế cho lao động phổ thông, nâng cao năng suất lao động hơn nữa.
Chi phí máy thi công chiếm tỷ lệ lần lượt qua các năm như sau: năm 2004 là 23.39%; năm 2005 là 30.06%; năm 2006 là 25.92%; năm 2007 là 23.14%. Qua đó ta thấy tỷ lệ chi phí máy thi công của Công ty tăng giảm không đồng đều, có năm tăng, có năm giảm. Công ty cần phải có sự điều chỉnh để tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo.
Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ chi phí trực tiếp khác chiếm khoảng 6.02 – 7.96%. Tỷ lệ này là tương đối lớn trong cơ cấu giá thành xây lắp, chứng tỏ các chi phí liên quan đến công tác di chuyển lao động, máy móc thiết bị thi công, thí nghiệm nguyên vật liệu là chưa hợp lý, còn xảy ra tình trạng lãng phí.
Chi phí chung trong cơ cấu giá thành của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao.
Cụ thể: năm 2004 là 5.29%; năm 2005 là 5.05%; năm 2006 là 4.45%; năm 2007 là 5.93%. Tỷ lệ chi phí chung cao là do các chi phí quản lý và điều hành công trường, chi phí phục vụ nhân công, chi phí thi công tăng lên. Công ty
cần có những biện pháp hợp lý và cụ thể để nhanh chóng khắc phục tình trạng này như: tổ chức các biện pháp thi công hợp lý, bố trí cán bộ quản lý thi công đỳng người đỳng việc theo dừi chặt chẽ tỡnh hỡnh thi cụng trờn cụng trường.
Tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp được biểu diễn rừ hơn qua đồ thị sau:
Đồ thị 2.3: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp qua các năm 2004 – 2007
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
CPC CPTTK CPMTC CPNC CPVL
2.2.2. Phân tích chi phí một số công trình Công ty thi công trong những năm gần đây
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì hạ giá thành sản phẩm là một nhân tố quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng đối với xây dựng cũng như đối với bản thân các doanh nghiệp xây dựng việc hạ giá thành xây lắp lại còn có ý nghĩa to lớn. Bởi vì giá thành xây lắp chiếm tỷ lệ chi phí lớn trong giá trị công trình, nên chỉ cần giảm được % nhỏ giá thành xây lắp thì đã tiết kiệm được một lượng tiền không nhỏ. Hơn nữa giá thành xây lắp hạ kéo theo giá xây dựng công trình hạ, do đó làm tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp khi đấu thầu. Nói tóm lại, càng hạ giá thành xây lắp nhiều thì các doanh nghiệp càng có mức lãi cao, càng có điều kiện để phát triển doanh nghiệp toàn diện, càng có cơ hội thắng thầu nhiều.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạ giá thành, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã thực hiện nhiều biện pháp làm cho giá thành thực tế thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để tỡm hiểu rừ hơn nguyờn nhõn sự biến động giỏ thành xõy lắp và ảnh hưởng của các khoản mục chi phí đến vấn đề này ta phân tích một số công trình cụ thể trong một số năm gần đây: Công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn; Công trình Bệnh viện đa khoa Hưng Yên; Công trình Xây dựng đoạn đường từ KM7 + 100 đến KM9 + 500.
Phân tích giá thành gói thầu “Hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Tình hình chi phí thực tế tại công trình này được thể hiện chi tiết qua bảng 2.6 : Bảng 2.6: Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu “Hạng mục san nền kè
đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn Đơn vị: Nghìn đồng
Khoản mục chi phí (1)
Dự toán (2)
Thực tế (3)
Chênh lệch Số
tuyệt đối (4)= (3)-(2)
Số tương đối (5)=(3)/(2) Chi phí nguyên vật liệu 1.028.571 1.008.156 -20.415 98.02%
Chi phí nhân công 1.477.463 1.477.653 190 100.01%
Chi phí máy thi công 4.594.001 4.600.002 6.021 100.13%
Chi phí trực tiếp khác 104.158 102.000 -2.158 97.93%
Cộng chi phí trực tiếp 7.204.194 7.187.811 -16.362 99.77%
Chi phí chung 432.251 435.965 3.714 100.86%
Qua bảng phân tích trên ta thấy gói thầu “hạng mục san nền kè đá”
thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn có tổng chi phí thực tế giảm tuyệt đối là 12.648 nghìn đồng, đạt 99.83% so với chi phí dự toán công trình.
Chi phí vật liệu tiết kiệm được 20.415 nghìn đồng, đạt 98.02% so với chi phí dự toán. Đạt được điều đó là do chi phí nguyên vật liệu được lập ra khá sát với tình hình thực tế, ngoài ra trong quá trình mua nguyên vật liệu thì Công ty đã khai thác được các mối quan hệ với bạn hàng để được hưởng chiết khấu khi mua, đồng thời trong quá trình thi công thì Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu đúng cách để giảm phần lớn chi phí nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp. Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa các loại máy móc đang có thì Công ty đã tiến hành tự nghiền đá làm bê tông nhựa thay cho việc đi mua bê tông. Đó là do hiện nay Công ty có trạm trộn bê tông nhựa nên Công ty chỉ mua đá hộc về xay thành các loại đá có kích cỡ khác nhau. Việc này đã giúp Công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí nguyên vật liệu. Cụ thể là:
Nếu đi mua đá nghiền sẵn, giả sử đá 1x2 có giá 166.000 (đồng/m3) (tại Hà Nội, 27/3/2008)
Nếu tự nghiền đá thì Công ty sẽ phải bỏ ra các loại chi phí sau:
- Chi phí mua đá hộc: 95.000 (đồng/m3)
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: 20000 (đồng/m3) - Chi phí nhân công cho việc sử dụng máy: 30.00 (đồng/m3)
- Chi phí khác ( điện, nước, chi phí vận chuyển…): 20.000 (đồng/m3) Như vậy tổng chi phí cho sản xuất 1 m3 đá nghiền từ đá hộc của Công ty là:
95.000 + 20.000 + 30.000 + 14.000 = 159.000 (đồng/m3)
Với lượng đá 12000 m3 đá cần sử dụng cho công trình thì nếu tự nghiền đá Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí: