Từ một địa chỉ tiêu chuẩn tạo được địa chỉ cho hai mạng con, mỗi một mạng có 62 máy chủ.
Sử dụng hai bit (bit 7 và 6) của phần địa chỉ máy chủ để tạo mạng con. Như vậy còn lại 6 bit để phân cho máy chủ.
a/ Tính địa chỉ mạng
Địa chỉ của mạng là giá trị của bit 7 và 6 lần lượt bằng 0 và 1. Trong trường hợp chia địa chỉ mạng con không bao giờ được dùng địa chỉ khi các bit đều bằng 0 hay bằng 1. Do vậy trường hợp 2 mạng con nói trên, địa chỉ mạng con sẽ là:
Mạng con 1: Địa chỉ mạng xxx.xxx.xxx.64 Mạng con 2: Địa chỉ mạng xxx.xxx.xxx.128 b/ Tính địa chỉ cho máy chủ cho mạng con 1
Chúng ta chỉ còn 6 bit cho địa chỉ máy chủ trên từng mạng.
Mỗi mạng còn lại 62 địa chỉ cho máy chủ.
Mạng 1: Từ xxx.xxx.xxx. 065 đến xxx.xxx.xxx.126 c/ Tính địa chỉ cho máy chủ cho mạng con 2 Tương tự như cách tính trên ta có
Mạng 2: Địa chỉ máy chủ trên mạng 2.
Từ xxx.xxx.xxx.129 đến xxx.xxx.xxx.190.
Tổng quát lại:
a/ Mạng con thứ nhất
* / Địa chỉ mạng con: xxx.xxx.xxx.064
* / Địa chỉ các máy chủ trên mạng con này từ.
xxx.xxx.xxx. 065 xxx.xxx.xxx. 066 xxx.xxx.xxx. 067
đến xxx.xxx.xxx. 126 b/ Mạng con thứ 2
*/ Địa chỉ mạng con: xxx.xxx.xxx. 128
*/ Địa chỉ các máy chủ trên mạng con này từ.
xxx.xxx.xxx. 129 xxx.xxx.xxx. 130 ...
đến xxx.xxx.xxx. 190
Địa chỉ máy chủ từ 1 đến 62 và từ 193 đến 254 và 127 ; 191 bị mất, nghĩa là mất 130 địa chỉ.
Ví dụ: Địa chỉ tiêu chuẩn lớp C là 196. 200. 123 Subnetmask 255.255.255.192
Từ địa chỉ này ta có 2 mạng con là:
* Mạng 1: Địa chỉ mạng 196.200.123.064 Địa chỉ Máy chủ trên mạng này.
Từ 196.200.123.065 đến 196. 200. 123. 126.
* Mạng 2: Địa chỉ mạng 196.200.123.128 Địa chỉ máy chủ trên mạng này.
Từ 196.200.123.129 đến 196.200.123. 190 2/ Trường hợp 2 - Sáu mạng con
Subnetmask: 255.255.255.224.
Tạo được 6 mạng con, mỗi mạng con có 30 máy chủ a/ Tính địa chỉ Mạng con
Trưòng hợp này sử dụng 3 bit ( bit 7,6,5) của địa chỉ máy chủ (Octet 4) bổ sung cho địa chỉ mạng tiêu chuẩn để tạo mạng con.
Bỏ trường hợp các bit đều bằng 0 hay 1, chúng ta còn lại địa chỉ của 6 mạng con sau.
xxx.xxx.xxx.32 ; Mạng con 1 xxx.xxx.xxx.64 ; Mạng con 2 xxx.xxx.xxx.96 ; Mạng con 3 xxx.xxx.xxx.128 ; Mạng con 4 xxx.xxx.xxx.160 ; Mạng con 5 xxx.xxx.xxx.192 ; Mạng con 6 b / Tính địa chỉ máy chủ cho mạng con 1
Như vậy địa chỉ máy chủ của mạng con 1 sẽ từ 33 đến 62.
Tương tự như cách tính đã nêu trên chúng ta có thể tính được cho tất cả các trường hợp còn lại (xem bảng 1) và được tổng hợp lại như sau.
1/ Trường hợp 1: Subnetmask 255.255.255.192
• 2 mạng con.
• 62 máy chủ mỗi mạng.
2/ Trường hợp 2: Subnetmask 255.255.255.224
• 6 mạng con.
• 30 máy chủ mỗi mạng.
3/ Trường hợp 3: Subnetmask 255.255.255.240
• 14 mạng con.
• 14 máy chủ mỗi mạng
4/ Trường hợp 4: Subnetmask 255.255.255.248
• 30 mạng con.
• 6 máy chủ mỗi mạng.
5/ Trường hợp 5: Subnetmask 255.255.255.252.
• 62 mạng con.
mạng con thì địa chỉ sẽ là.
Mạng 1: Địa chỉ mạng 203.162.4.64.
Địa chỉ máy chủ trên mạng đó từ 203.162.4.65 đến 203.162.4.126 Mạng 2: Địa chỉ mạng 203.162.4.128.
Địa chỉ máy chủ trên mạng đó từ 203.162.4.129 đến 203.162.4.190 b/ Địa chỉ mạng con từ địa chỉ lớp B
Default Mask của lớp B là 255.255.0.0 Class B:
Net ID - Khi phân địa chỉ mạng con sử dụng Octet 3
Địa chỉ lớp B có 2 Octet thứ 3 và thứ 4 dành cho địa chỉ máy chủ nên về nguyên lý có thể lấy được cả 16 bit để tạo địa chỉ mạng . Nếu từ một địa chỉ mạng được NIC phân chúng ta định mở rộng lên 254 mạng và mỗi mạng sẽ có 254 máy chủ. Trường hợp này sẽ lấy hết 8 bit của octet thứ 3 bổ sung vào địa chỉ mạng và chỉ còn lại 8 bit thực tế cho địa chỉ máy chủ, theo cách tính số thập phân 2n giá trị của 8 bit như đã nêu ở phần lớp C, chúng ta sẽ có:
Bảng phân chia địa chỉ mạng con ở lớp B
Địa chỉ lớp B về lý thuyết có 2 octet đầu cho địa chỉ mạng, khi chia mạng con theo phương pháp sử dụng tất cả 8 bit trong 3 octet cho địa chỉ mạng, trên thực tương ứng với lớp C, như vậy về địa chỉ NIC phân là lớp B nhưng cách tổ chức địa chỉ lại ở lớp C ( Xem Bảng phụ lục phân địa chỉ mạng con ở lớp B ).
Trong bảng này cần chú ý ở cột 6 - khoảng cách địa chỉ giữa 2 mạng con giới thiệu cho chúng ta cách tính địa chỉ các mạng con, địa chỉ các máy chủ trên từng mạng liên quan tới cột 7,8,9,10.
Vớ dụ: Trường hợp Subnetmask 255.255.240.0 là rừ nhất.
Chia được 14 mạng con, mỗi mạng con có 4094 máy chủ, khoảng cách địa chỉ giữa hai mạng con là 16.0 có nghĩa.
• Mạng con 1 có địa chỉ là xxx.yyy.16.0 ; Mạng con 2 sẽ có địa chỉ là xxx.yyy.16.0 + 16.0 = xxx.yyy.32.0 cứ tiếp tục như vậy ta sẽ tính được địa chỉ của từng mạng con và mạng con 14 là xxx.yyy. 224.0.
Tóm lại chia địa chỉ mạng con cũng phải theo một quy luật nhất định ngoài ý muốn của chúng ta, khi chia mạng con cũng bị mất khá nhiều địa chỉ, mất ít hay nhiều tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể.
Bảng phân chia địa chỉ mạng con ở lớp B:
Subnet mask và cách chia
Ở bài Cấu trúc IPta đã biết sơ qua về khái niệm và cấu trúc của IPv4. Bài này mình sẽ trình bày rừ về cỏch chia Subnetmask
Subnet là gì?: Hiểu đơn giản vầy. Khi ta chia một Network ra thành nhiều Network nhỏ hơn thì các Network nhỏ này được gọi là Subnet.
Vì sao cần phải chia Subnet mask?
Như ta đã biết mạng Internet sử dụng địa chỉ IPv4 32 bit và phân chia ra các lớp A,B,C,D , tuy
cấp một địa chỉ lớp A thì có nghĩa nó có thể chứa tới 16*1.048.576 địa chỉ ( máy tính ) .Với số lượng máy tính lớn như vậy rất ít công ty hoặc tổ chức dùng hết được điều đó gây lãng phí địa chỉ IP. Để tránh tình trạng đó các nhà nghiên cứu đưa ra một phương pháp là sử dụng mặt nạ mạng con ( Subnet mask ) để phân chia mạng ra thành những mạng con gọi là Subnet. Subnet mask là một con số 32 bit bao gồm n bit 1 ( thường là các bit cao nhất ) dùng để đánh địa chỉ mạng con và m bit 0 dùng để đánh địa chỉ máy trong mạng con với n+m=32 .
Subnet mask phải được cấu hình cho mỗi máy tính trong mạng và phải được định nghĩa cho mỗi giao diện Router. Như vậy, ta phải dùng cùng một Subnet mask cho toàn bộ mạng vật lý cùng chung một địa chỉ Internet. Trong thực tế, để dễ dàng cho hoạt động quản lý các máy trong mạng, thường chia nhỏ các mạng lớn trong các lớp mạng (A, B, C) thành các mạng nhỏ hơn.
Quá trình này được thực hiện bằng cách lấy một số bit ở phần định danh host để sử dụng cho việc đánh địa chỉ mạng. Tuỳ theo cách sử dụng của người quản trị mạng ( số subnet và số host trên mỗi subnet ) mà số lượng bit lấy ở phần host nhiều hay ít.
Để tách biệt giữa địa chỉ mạng và địa chỉ host người ta dùng netmask. Để tách biệt giữa Subnet address và địa chỉ host người ta dùng Subnet mask.
Theo quy ước, các địa chỉ IP được chia ra làm ba lớp như sau:
Class Subnet mask trong dạng nhị phân Subnet mask Lớp A 11111111 00000000 00000000 00000000 255.0.0.0 Lớp B 11111111 11111111 00000000 00000000 255.255.0.0 Lớp C 11111111 11111111 11111111 00000000 255.255.255.0
Như ta đã biết, lớp A sử dụng 1 octet đầu tiên làm Network ID. Sử dụng 8 bit đầu được set giá trị thành 1, và 24 bit sau set giá trị 0 => có Subnet Mask 255.0.0.0. Tương tự với các lớp kia.
Ví dụ IP: 192.168.1.0/24
Đây là địa chỉ thuộc lớp C. Và con số 24 có nghĩa là ta sử dụng 24 bit cho phần Network ID, và còn lại 8 bit cho Host ID.
Chia Subnet Mask như thế nào?
Ở đây, mình sẽ trình bày cách ngắn gọn giúp bạn có thể tính nhẩm được. Lấy ví dụ cụ thể như sau:
Công ty thuê một đường IP là 192.168.1.0. Bây giờ ông giám đốc yêu cầu phân làm chia làm 3 mạng con cho ba phòng ban trong công ty. Hãy thực hiện việc chia subnet này.
Trước hết ta phân tích cấu trúc của địa chỉ: 192.168.1.0 như sau:
+ Địa chỉ NetMask: 255.255.255.0
+ Network ID: 11111111.11111111.11111111 + HostID: 00000000
Trong ví dụ này ta cần chia làm 3 mạng con (3 subnet) nên ta cần sử dụng 2 bit ở phần Host ID để thêm vào Network ID. Làm sao để biết được số bit cần mượn thêm? Ta có công thức : 2^n>=m (với m là số subnet cần chia, n là số bit cần mượn). Ở đây 2^2>=3.
Sau khi mượn 2 bit, ta có cấu trúc mới ở dạng nhị phân là (bit mượn ta set giá trị bằng 1 nhé):
+ Địa chỉ NetMask:: 11111111.11111111.11111111.11000000 + Network ID: 11111111.11111111.11111111.11
=> Ta có các mạng con sau:
Ip: 192.168.1.0 Netmask: 255.255.255.192 Ip: 192.168.1.64 Netmask: 255.255.255.192 Ip: 192.168.1.128 Netmask: 255.255.255.192 Ip: 192.168.1.192 Netmask: 255.255.255.192 Như vậy số máy trên mỗi mạng bằng bao nhiêu?
Số bits của Host ID còn lại sau khi đã bị Network ID mượn: x = 32-26 = 6
=> Số máy trên mỗi mạng: 2^n-2 = 2^6-2 = 62 máy
Các vấn đề liên quan tới việc chia mạng con các bạn có thể hỏi đáp / chia sẻ tại diễn đàn với link sau http://kythuatmang.vn/forums/6-MANG-CAN-BAN.html
Cách chia Subnet nhanh
Dạo trước mình có viết bài Subnet mask và cách chia có trình bày về cách chia Subnet căn bản. Cách tính và nhớ phương phá để chia Subnet có nhiều cách, bài này trình bày cách tính rất nhanh, tham khảo nhé . VIA từ blog của Anh Lê Cường.
Khi tính toán IP, chia subnet thì chúng ta thường áp dụng công thức để tính toán.
Công thức tính là 2^n và 2^h - 2 ( 2^m -2 ),
• Để tính tổng số subnet có được sau khi chia ta dùng công thức 2^n, trong đó n là số bit mượn để chia subnet trong octet đó (mượn làm network id).
• Để tính tổng số host/subnet ta dùng công thức 2^h-2, trong đó h là tổng số bit còn lại dùng làm host sau khi đã mượn . Ta phải trừ 2 vì cần bỏ địa chỉ subnet id và broadcast.
Nói sơ sơ qua cách tính truyền thống như vậy thôi, giờ chúng ta tìm hiểu cách nhẩm nhanh bằng cách đếm lóng tay nhé!
PHƯƠNG PHÁP CHIA SUBNET BẰNG CÁCH ĐẾM LểNG NGểN TAY Đầu tiên các bạn xòe bàn tay trái ra và đếm theo hình:
Các bạn để ý bàn tay chúng ta có tất cả 14 lóng tay, mỗi lóng tay tương trưng cho 1 bit nhé! ^^
Đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192 16384.
Đếm đi đếm lại cho thuộc đi nhé các bạn.
- Để tính tổng số lượng Subnet idcó được sau khi chia, ta đếm số bit mượn làm subnet id trong octet đó là ra. Mượn 3 bit thì đếm 2 4 8, mượn 4 bit thì đếm 2 4 8 16, giá trị của bit đếm sau cùng chính là tổng số subnet id sau khi được chia ra.
Ví dụ: 10.10.0.0 /13 ---> mượn 5 bit ---> đếm 2 4 8 16 32. Vậy mạng này có 32 subnet.
- Để tính bước nhảy trong mỗi subnet id. Ta đếm số bit còn lại dùng làm host trong riêng octet đó. Giá trị của bit được đếm sau cùng cũng là giá trị của bước nhảy trong octet đó.
Ví dụ: 172.35.0.0/19. Tức là địa chỉ lớp B sẽ mượn 3 bit ở octet thứ 3 làm subnet id. Dùng phương pháp đếm ta có 2 4 8, đủ 3 bit mượn rồi, vậy tổng số subnet id là 8. Ta biết trong octet thứ 3 sau khi cho mượn 3 bit làm net id thì còn lại 5 bit làm host, vậy ta đếm 2 4 8 16 32, đủ 5 bit rồi, giá trị là 32, và cũng chính là bước nhảy của subnet id., thử xem nào:
-172.35.0.0/19
-172.35.128.0/19 -172.35.160.0/19 -172.35.192.0/19 -172.35.224.0/19
Ta có tổng cộng 8 subnet id, với bước nhảy là 32.
- Để tính địa chỉ broadcast của một subnet id ta lấy subnet id kế tiếp giảm 1. Ví dụ, để tính broadcast của subnet id 172.35.64.0/19, ta lấy subnet id kế tiếp là 172.35.96.0/19 giảm 1 ==
172.35.95.255/19 đây chính là broadcast của subnet id 172.35.64.0
- Để tính số host trong một subnet, ta đếm toàn bộ số bit host còn lại trong subnet và lấy giá trị bit sau cùng đó -2, Lưu ý là không phân biệt octet. Nhắc lại, ta lấy giá trị của bit được đếm sau cùng - 2 ta được số host trong subnet id có thể xài.
Trong ví dụ subnet 172.35.64.0/19, ta nhận biết toàn bộ số bit dùng làm host còn lại là 13. Ta đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192, đủ 13 bit rồi, ok, số host trong mạng sẽ là 8192 -2 = 8190. Vì sao -2, vì ta phải trừ bỏ địa chỉ subnet id và broadcast. Hay đơn giản hơn có thể nhận thấy là số host có thể xài được trong dãy:
172.35.64.1/19 ----> 172.35.95.254/19
Và đống thời nó cũng lọt giữa 2 subnet id và broadcast.
Lưu ý: Phương pháp đếm từ 2 không được dùng để tính tổng số giá trị của 1 octet chạy từ 0-
>255. Hay nói cách khác là không được dụng để tính tổng giá trị của 1 dãy bit như 10101101. Để tính tổng số giá trị của dãy trên ta phải đếm từ 1, cộng các giá trị có bit 1 với nhau.
Ngoài ra, yêu cầu các bạn cần nhớ và thuộc:
1xxxxxxx =128 11xxxxxx =192 111xxxxx =224
11111xxx =248 111111xx =252 1111111x =254 11111111 =255 và
2^0 = 1 2^1 = 2 2^2 = 4 2^3 = 8 2^4 = 16 2^5 = 32 2^6 = 64 2^7 = 128 2^8 = 256
Các bạn cũng có thể dùng bàn tay phải để ghi nhớ các giá trị trên , dùng nhẩm nhanh subnet mask của mạng.
Mượn 1 bit : 128 Mượn 2 bit : 192 Mượn 3 bit : 224 Mượn 4 bit : 240 Mượn 5 bit : 248 Mượn 6 bit : 252 Mượn 7 bit : 254 Mượn 8 bit : 255
Ví dụ : 10.10.0.0 /13 --mượn 5 bit ---> S/M: 255.248.0.0
155.55.3.32 /28 -- mượn 12 bit = 8 +4 ----> S/M: 255.255.255.240
Nếu các bạn nhuần nhuyễn cách tính này, tôi tin rằng các bạn sẽ tính toán, chia subnet rất nhanh!!