Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội từ nay đến 2010 pptx (Trang 26 - 49)

I. Chiến lược phát triển công ty đến năm 2010

2. Quan điểm phát triển

* Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo của đội ngũ công nhân viên toàn Tổng công ty làm nền tảng cho sự phát triển.

* Phát huy sức mạnh của sự đan xen các hình thức sở hữu để tạo sự liên kết phân công và hợp tác lao động giữa Tổng công ty với các công ty thành viên và công ty vệ tinh. Trong mối liên kết đó công ty mẹ giữ vai trò chính, lôi kéo sự

phát triển của toàn Tổng công ty, còn các công ty thành viên tự chủ về tổ chức kinh doanh, tài chính và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh trong tổ chức, quản lý và điều hành, lấy các yếu tố kinh tế và thị trường làm cơ sở.

* Xây dựng thành công hệ thống các thương hiệu mạnh của Tổng công ty bao gồm thương hiệu mẹ HAPRO và các thương hiệu con, đồng thời nghiên cứu xây dựng một số nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ đặc trưng cho các sản phẩm chủ lực để tăng lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ Tổng công ty phát triển nhanh và vững trắc trong bối cảnh cạnh tranh mới.

* Xây dựng văn hoá doanh nghiệp HAPRO để làm động lực cho sự phát triển của Tổng công ty trên nên tảng văn hoá Việt Nam, sử dụng tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới kết hợp với bản sắc và phong cách kinh doanh riêng của Tổng công ty.

* Đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học công nghệ, phát huy tối đa vai trò của công nghệ tin học, đặc biệt trong quản lý và hạ tầng cơ sở phục vụ kinh doanh để nhanh chóng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và của các công ty thành viên và toàn Tổng công ty

* Quản lý nghiêm ngặt chất lượng và giá thành sản phẩm dịch vụ. * Phát triển nhanh nhưng vững trắc, lấy hiệu quả làm thước đo.

3. Mục tiêu phát triển đến 2010

* Phấn đấu để hướng tới một tập đoàn kinh doanh đa ngành về xuất nhập khẩu, thương mại, sản xuất và dịch vụ.

* Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và thủ công mỹ nghệ

* Xây dựng vững chắc thị trường nội địa.

Thiết lập và kinh doanh có hiệu quả các trung tâm thương mại và siêu thị của Tổng công ty tại các quận nội thành, và các siêu thị, trung tâm bán hàng quy mô vừa tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời phát triển các trung tâm thương mại siêu thị của Tổng công ty ra các tỉnh và thành phố Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...

Thiết lập và kinh doanh có hiệu quả hệ thống các cửa hàng kinh doanh tiêu chuẩn tại mỗi khu vực dân cư trọng điểm tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh.

Hình thành hệ thống các nhà hàng, cửa hàng dịch vụ ăn uống tại các tuyến phố trọng điểm và khu trung tâm thương mại lớn có chất lượng dịch vụ cao mang bản sắc riêng của Tổng công ty.

Là nhà đại lý phân phối lớn cho nhiều nhà sản xuất trên thế giới những mặt hàng thiết yếu, số lượng lớn, công nghệ cao như: nguyên vật liệu phục vụ các nhà sản xuất, công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng.

* Thông qua xuất khẩu và mạng lưới bán buôn, bán lẻ để hình thành các cơ sở sản xuất, đặc biệt chú trọng xây dựng mạng lưới vệ tinh sản xuất, gia công hàng hoá theo thương hiệu HAPRO, tập trung vào nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng tiêu dùng thiết yếu và thời trang may mặc... tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

* Đầu tư và mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh bao trùm các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu hỗ trợ sự phát triển chung của Tổng công ty như ngân hàng cổ phần, công ty quản lý và kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại, công ty đâù tư và kinh doanh bất động sản...

* Thiết lập các văn phòng hệ thống đại diện đồng thời tham gia đầu tư trực tiếp và gián tiếp để thành lập các công ty con và công ty liên kết tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nga, các nước Đông Âu, Indonesia...

* Phấn đấu đến hết năm 2010, thương hiệu Tổng công ty có uy tín lớn ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, có nguồn hàng lớn, có thị trường trong nước và ngoài nước ổn định, vững trắc và bước đầu nghiên cứu tiến tới hình thành mô hình tập đoàn kinh tế đa ngành của thủ đô.

4. Đề xuất các chương trình phát triển trọng điểm đối với Tổng công ty

Trong thời gian qua, Tổng công ty mới được thành lập, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và triển khai nó chưa thực sự kỹ lưỡng. Về nguyên tắc Tổng công ty đã đưa ra được những định hướng cơ bản cho chiến lược phát triển Tổng công ty như đề ra được: định hướng, quan điểm phát triển, và mục tiêu phát triển đến năm 2010. Trong triển khai chiến lược kinh doanh đó, Tổng công

ty mới triển khai ba chương trình: chương trình xuất nhập khẩu, chương trình tạo nguồn hàng và chương trình thị trường trong nước. Theo em như vậy là chưa đủ, chưa bài bản.

Để đạt được mục tiêu phát triển đến 2010 toàn công ty cần thực hiện đồng bộ 6 chương trình phát triển trọng điểm theo thứ tự ưu tiên dưới đây.

4.1. Chương trình phát triển nguồn nhân lực

Tái cơ cấu quản lý điều hành tại văn phòng Tổng công ty để nâng cao khả năng và làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng nhu cầu phát triển của Tổng Công ty. Đồng thời sắp xếp lại và nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý, điều hành của các công ty thành viên.

Tiến hành tái quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhân viên hiện có và tuyển dụng bổ sung những người có năng lực có tiềm năng phát triển, có tư cách đạo đức tốt phù hợp với yêu cầu phát triển của Tổng Công ty để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành giỏi đáp ứng nhu cầu cán bộ cho quá trình phát triển của Tổng Công ty.

Tiến hành các chương trình đào tạo, bỗi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tiếp nhận chuyển giao kiến thức, kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị sản phẩm, kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách hàng hiện đại theo chuẩn quốc tế cho đội ngũ cán bộ nhân viên, trong đó ưu tiên các đối tượng là cán bộ quản lý cấp chiến lược (Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Đại diện quản lý nguồn vốn tại công ty thành viên), cán bộ trực tiếp điều hành quản lý kinh doanh, cán bộ xây dựng thị trường, và đội ngũ nhân viên trực tiếp tiếp xúc khách hàng.

Sớm mở chương trình đào tạo giám đốc doanh nghiệp. Lựa chọn và cử các cán bộ có trình độ quản lý và năng lực kinh doanh có tư cách đạo đức tốt làm đại diện quản lý nguồn vốn của Tổng công ty của các công ty thành viên.

Xây dựng và áp dụng các quy định, quy chế khen thưởng đề bạt xứng đáng đi kèm với các hình thức kỷ luật nghiêm minh để khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên nỗ lực làm việc, phát huy sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự phát triển của Tổng Công ty.

Thành lập Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực Hapro để chủ động đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ CBCNV thuộc Tổng công ty cũng như đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp khác khi có điều kiện

4.2. Chương trình xúc tiến thương mại

Tiến hành thường xuyên (hoặc thuê dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nếu cần thiết) công tác nghiên cứu dự báo thị trường, nhu cầu của khách hàng và động thái của các đối thủ cạnh tranh ở các thị trường trong và ngoài nước. Các báo cáo nghiên cứu và dự báo thị trường hàng tháng chuyên sâu về từng nhóm mặt hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty và những công ty thành viên được cung cấp tới các bộ phận và công ty thành viên để tham khảo phục vụ quyết định.

Trong nội bộ Tổng Công ty hình thành bộ phận cập nhật và xử lý thông tin đối ngoại làm đầu mối tiếp nhận thông tin "nóng" từ các bộ phận, đơn vị thành viên để xử lý kịp thời và phân phối tới các bộ phận và đơn vị thành viên khác có nhu cầu.

Thành lập các bộ phận hỗ trợ xúc tiến thương mại lưu động của Tổng công ty làm việc trực tiếp cùng các công ty sản xuất công nghiệp và tạo nguồn hàng xuất khẩu. Các bộ phận này hỗ trợ các doanh nghiệp về quan hệ đối ngoại, xúc tiến thương mại… để các doanh nghiệp tập trung vào khâu sản xuất.

Với những mặt hàng có hàm lượng giá trị thiết kế, tạo mẫu cao như thủ công mỹ nghệ, gốm sứ…. thành lập trung tâm thiết kế tạo mẫu chuyên nghiệp để sáng tạo các mẫu mã đặc trưng đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thế giới về sản phẩm của Tổng công ty.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với cục xúc tiến thương mại và các cơ quan, đơn vị về xúc tiến thương mại khác để tranh thủ cho sự hỗ trợ khi cần thiết. Sử dụng thương vụ Việt Nam để quảng bá sản phẩm dịch vụ của Tổng Công ty. Đối với thị trường Mỹ cần sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp của Mỹ để tư vấn phát triển các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ.

Triển khai hình thức xúc tiến thương mại lưu động: Tổng công ty chuẩn bị các mẫu mã sản phẩm phong phú, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của một số thị

trường liền kề (3-4 nước) để trưng bày tại các thương vụ Việt Nam tại đó, sau đó thương vụ sẽ mời các khách hàng tiềm năng đến tham quan và lập lịch gặp gỡ cách làm việc với đoàn cán bộ và cộng tác viên của Tổng Công ty Việt Nam qua Đoàn cán bộ này sẽ sắp xếp lịch để kết hợp làm việc tại các thị trường đó trong cùng một chuyến đi.

Triển khai hệ thống chuỗi các phòng trưng bày (showroom) của Tổng Công ty và các công ty con như Hafasco, Bát Tràng, Unimex, Vang Thăng Long,… Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Chu Đậu, Dị Sử… để giới thiệu mẫu mã hàng xuất khẩu.

Tích cực thực hiện các chương trình quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, khảo sát thị trường, tham gia các hội chợ thực phẩm và hàng tiêu dùng lớn tại Hà Nội, các tỉnh thành phố khác và nước ngoài. Biến các văn phòng đại diện của Tổng công ty tại các nước và khu vực các trung tâm thu thập và phân tích thông tin thị trường sở tại và xúc tiến xuất khẩu.

Đa dạng hoá các hình thức phân phối để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh các hình thức phân phối truyền thống như buôn bán, bán lẻ tại trung tâm thương mại, siêu thị và của hàng tự chọn sẽ sớm triển khai hình thức phân phối trực tuyến thông qua công ty phân phối trực tuyến Hapro. Đồng thời xem xét đầu tư hệ thống bán hàng tự động tại các khu trung tâm, các tụ điểm công cộng như bến tàu, xe, khu vui chơi, giải trí…

4.3 .Chương trình tái quy hoạch, đầu tư nâng cấp và phát triển mới hạtầng thương mại tầng thương mại

Triển khai xây dựng 5 trung tâm dự trữ phân phối tại: Pháp Vân (Yên sở - Thanh Trì); Chợ đầu mối Đền Lừ (quận Hoàng Mai); kho hàng Xuân Nội (Đông Anh); trung tâm dự trữ phân phối Sóc Sơn; và kho Dị Sử (Hưng Yên); đồng thời xem xét đầu tư xây dựng, các trung tâm dự trữ phân phối này sẽ đảm bảo nguồn hàng ổn định về chất lượng, số lượng cho toàn bộ mạng lưới phân phối của Tổng công ty.

Cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới 44 địa điểm hiện có của Tổng công ty và các công ty thành viên thành các siêu thị và trung tâm thương mại, tổ hợp Văn phòng - Trung tâm thương mại - nhà ở. Cải tạo nâng cấp các điểm

mạng lưới hiện có kết hợp xây dựng mới để hình thành hệ thống các cửa hàng tự chọn bám theo địa bàn dân cư và dọc theo các tuyến phố.

Xem xét đầu tư hoặc liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại mới ở các tỉnh, thành phố và khu vực khác như: Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương….

Xây dựng phần mềm quản lý và phân phối các sản phẩm từ các kho đến các cửa hàng.

4.4. Chương trình tạo nguồn hàng

Dự kiến đến năm 2010 nguồn hàng được hình thành theo hướng chính là phát triển vệ tinh trên cơ sở tác động bằng công nghệ và đầu ra sản phẩm. Tổng công ty sẽ tập trung thực hiện các nội dung trọng yếu sau:

Xây dựng và phát triển các vùng cung cấp nguyên liệu, lương thực thực phẩm, rau quả sạch… tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng miền núi và trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên.

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh để hình thành khu công nghiệp thực phẩm Hapro bao gồm các nhà máy, xí nghiệp của Tổng công ty và các Công ty thành viên các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác để chủ động nguồn hàng thực phẩm chế biến sạch, chất lượng cao để đưa vào mạng lưới phân phối nội địa hoặc xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng may mặc, chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi với các nhà sản xuất. Chủ động đầu tư cùng nhà sản xuất và phát triển các nguồn hàng ổn định cho mạng lưới phân phối của Tổng công ty.

Xây dựng mạng lưới vệ tinh sản xuất gia công hàng hoá theo thương hiệu Hapro để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và hệ thống thương mại nội địa của Tổng công ty trong đó tập trung vào nhóm các mặt hàng: nông sản thực phẩm chê biến, đồ uống, thời trang may mặc các sản phẩm lâm sản chế biến, hàng kim khí và một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng khác kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi tung ra thị trường.

4.5. Chương trình xây dựng thương hiệu mạnh

Để phát triển vững chắc và hướng tới mô hình tập đoàn kinh tế văn vào năm 2020, Tổng công ty coi trọng và ưu tiên thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu mạnh một cách lâu dài và nhất quán.

Chương trình xây dựng thương hiệu của Tổng công ty lựa chọn cách tiếp cận xây dựng thương hiệu như sau: "Xây dựng thương hiệu đồng bộ, toàn diện và bài bản từ trong cốt lõi của Tổng công ty để tạo ra những giá trị thương hiệu đã được hoạch định trước, song song với đó sẽ phối hợp sử dụng tối ưu các công cụ khác nhau để truyền tải những giá trị thương hiệu của Tổng công ty ra bên ngoài và đến với khách hàng qua các kênh nghe, nhìn, giao tiếp và trải nghiệm đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ".

Bước đầu tiên sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá lại tài sản thương hiệu của Tổng công ty những thương hiệu có phạm vi ảnh hưởng tương đối hẹp, ít có giá trị mà nếu tiếp tục xây dựng sẽ gây lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. Do đó, việc đánh giá tài sản thương hiệu là cần thiết nhằm quy hoạch lại tài sản thương hiệu theo hướng loại bỏ những thương hiệu ít giá trị không nên tiếp tục đầu tư để tập trung phát triển các thương hiệu có tiềm năng đồng thời xem xét xây dựng các thương hiệu mới hiện đại cho từng thị trường hoặc từng phân khúc thị trường. Bước tiếp theo tiến hành xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn - Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội từ nay đến 2010 pptx (Trang 26 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w