Hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 8 khoa KTQTKD trường ĐH An Giang về thẻ ATM
Nguồn sơ cấp: được thu thập thông qua thảo luận tay đôi, gửi bản câu hỏi cho sinh viên trường Đại học An Giang.
Nguồn thứ cấp: được thu thập từ các tạp chí, sách báo, Internet, chuyên đề semina, khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên khóa trước.
4.3 Các bước nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Bảng 4.1 Tiến độ các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận trực tiếp
n = 10 2 tuần
2 Chính thức Định lượng Điều tra qua bản câu hỏi
n = 48 2 tuần
Trong đó ngiên cứu sơ bộ được sử dụng bằng phương pháp định tính để phỏng vấn chuyên sâu với 10 sinh viên. Từ đó tìm hiểu và khai thác các thông tin liên quan đến đề tài làm cơ sở thiết lập bản câu hỏi. Sau khi có bản câu hỏi tiến hành nghiên cứu chính thức, bước này sử dụng phương pháp định lượng bằng cách gửi bản câu hỏi cho 48 sinh viên để lấy số liệu. Hai bước nghiên cứu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để thực hiện được hai bước nghiên cứu này quy trình nghiên cứu được đề ra như sau:
SVTH: Cao Thị Hải Yến Trang w
Cơ sở lý thuyết
Hành vi tiêu dùng
Lập dàn bài phỏng vấn sơ bộ
Thảo luận trực tiếp
(10 sinh viên)
Bản câu hỏi chính thức
Gửi bản câu hỏi
(48 sinh viên)
Xử lý dữ liệu
Thống kê mô tả
Hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 8 khoa KTQTKD trường ĐH An Giang về thẻ ATM
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu
Ghi chú:
Làm cơ sở Tiến trình
Giải thích quy trình
Hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 8 khoa KTQTKD trường ĐH An Giang về thẻ ATM
Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng làm cơ sở cho việc thiết lập dàn bài thảo luận. Sau khi thảo luận trực tiếp 10 sinh viên, bản câu hỏi được phác thảo và hiệu chỉnh. Sau đó tiến hành gửi bản câu hỏi chính thức cho 48 sinh viên để thu thập dữ liệu. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý bằng phần mềm Exel, làm cơ sở để trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu.
4.4 Cỡ mẫu, thang đo, phương pháp phân tích dữ liệu
4.4.1 Phương pháp chọn mẫu
Đối tượng là sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD trường Đại học An Giang, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện và phân tầng. Với số lượng sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD là 472 sinh viên, gồm 5 lớp, lấy 10% mỗi lớp.
Bảng 4.2 Cở mẫu
Lớp Sĩ số Mẫu được chọn
Kinh tế đối ngoại 97 10
Kế toán doanh nghiệp 97 10
Ngân hàng 117 12
Quản trị doanh nghiệp 104 10
Tài chính doanh nghiệp 57 6
Tổng 472 48
4.4.2 Thang đo
Bảng 4.3 Các loại thang đo trong nghiên cứu
Mục tiêu phân tích Thang đo
Hành vi tiêu dùng của khách hàng sử + Thang đo nhị phân
Hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 8 khoa KTQTKD trường ĐH An Giang về thẻ ATM
dụng thẻ thanh toán + Thang đo nhóm
+ Thang đo Likert
4.4.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phỏng vấn gửi bản hỏi trực tiếp sinh viên. Sau khi mã hóa và làm sạch, các kết quả được xử lí và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel. Các kết quả sẽ được minh họa bằng biểu đồ diễn tả các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thẻ cũng như quy trình sử dụng thẻ của sinh viên.
Tóm tắt
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được dùng trong nghiên cứu sơ bộ để tìm kiếm những thông tin có liên quan đến đề tài, nhằm phục vụ cho công tác phác thảo bản câu hỏi chính thức. Phương pháp gửi bản câu hỏi trực tiếp sinh viên được dùng ở nghiên cứu chính thức với cỡ mẫu 48. Phần mềm Excel được dùng hỗ trợ phân tích định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài.
Hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 8 khoa KTQTKD trường ĐH An Giang về thẻ ATM
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi trình bày phương pháp nghiên cứu, chương 5 sẽ tập trung vào phân tích hành vi sử dụng thẻ ATM của sinh viên khóa 8, khoa KT-QTKD trường ĐH An Giang. Mục đích của chương là trình bày các kết quả thu thập, xử lý số liệu sau khi thu hồi các bản câu hỏi, được thực hiện thông qua sự trợ giúp của phần mềm Excel.
5.1 Thông tin mẫu
Bảng 5.1. Thông tin mẫu
N % Giới tính Nam 21 43.75 Nữ 27 56.25 Tình hình sử dụng thẻ ATM Có 37 77 Không 11 23
Hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 8 khoa KTQTKD trường ĐH An Giang về thẻ ATM
Tổng số bản câu hỏi được phát là 60, thu hồi 60. Trong đó sẽ chọn ra 48 bản điền đầy đủ thông tin kể cả những người không sử dụng thẻ. Tiến hành tập hợp thông tin trên những người có sử dụng thẻ.
Ta thấy, trong 48 mẫu hồi đáp, tỷ lệ nữ và nam ngang nhau.Tỷ lệ này giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về hành vi tiêu dùng thẻ ATM của nam và nữ khóa 8, khoa KT-QTKD trường ĐH An Giang. Số lượng sinh viên sử dụng thẻ chiếm 77% , tỷ lệ này cho thấy phần lớn sinh viên đều sở hữu cho mình một chiếc thẻ ATM.
5.2 Hành vi tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng thẻ ATM của sinh viên khóa 8, khoa KT-QTKD bao gồm các bước: (1) Nhận thức nhu cầu, (2) Tìm kiếm thông tin, (3) Đánh giá các lựa chọn, (4) Ra quyết định, (5) Mua và hành vi sau mua.
5.2.1 Nhận thức nhu cầu
Có 4 phát biểu về việc giữ tiền mặt được đưa vào nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về thẻ ATM. Mỗi phát biểu được đo bằng thang đo Likert qua việc trả lời từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý. Thông qua sự nhận định của sinh viên có thể biết được họ có nhu cầu về dịch vụ thẻ hay không. Kết quả thu được như sau: phần lớn sinh viên đồng ý với các phát biểu đưa ra, họ cho rằng giữ nhiều tiền mặt không an toàn, thật bất tiện khi di chuyển một số tiền lớn từ nơi này sang nơi khác, giữ tiền mặt không có lãi và việc nhận hay gửi tiền ở bưu điện rất bất tiện. Điều này cho thấy họ có nhu cầu về việc sử dụng thẻ ATM.