1.1. Đặc điểm của công tác thu BHXH
Là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống BHXH ở Việt nam, công tác thu có một số đặc điểm cụ thể sau:
- Công tác thu là khâu đầu tiên trong hoạt động BHXH, có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại. Các cán bộ, công chức viên chức làm công tác thu phải theo dừi kết quả thu nộp BHXH của từng cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động theo từng tháng, từng quý, từng năm, từng thời ký để kịp thời nắm bắt được tình hình đóng BHXH của từng cá nhân, từng đơn vị và của toàn ngành, từ đó làm cơ sở để lập báo cáo kết quả lên cơ quan BHXH cấp trên. Có thể nói, công tác thu là một công việc vất vả, khối lượng công việc rất lớn, cần một nguồn nhân lực lớn đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt công việc; cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để có thể phục vụ và làm tốt công tác thu.
- Công tác quản lý thu rất phức tạp và đa dạng thể hiện ở một số điểm như:
+ Là một bộ phận trong hoạt động BHXH, công tác thu BHXH liên quan trực tiếp đến cả người lao động và người sử dụng lao động.
+ Số lượng lao động, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH ngày càng tăng đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ, kịp thời năm bắt thông tin về các đối tượng thuộc diện tham gia.
+ Mức thu BHXH được xác định dựa trên mức lương mà người lao động trả cho người lao động cho nên việc xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp, đơn vị tham gia phải được thực hiện đồng thời với việc xác định mức thu bảo hiểm. Các cán bộ làm công tác thu BHXH có nhiều hình thức để thu nhưng hiện nay chủ yếu là thu thông qua người sử dụng lao động. Công việc này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ, đôn đốc của cán bộ thu để tránh tình trạng người sử dụng lao động sử dụng tiền đóng BHXH sai mục đích.
+ Đối với người lao động cỏc cỏn bộ BHXH cần phải theo dừi đầy đủ, chính xác về hồ sơ, thời gian, những biến động về tiền lương, về nơi làm việc…trong suốt thời gian quá trình tham gia BHXH của người lao động để có cơ sở để thực hiện tốt công tác chi trả sau này.
+ Hiện nay, chính sách BHXH được thực hiện trên toàn quốc, phạm vi hoạt động rộng khắp cho nên công tác quản lý tiền thu gặp rất nhiều khó khăn dễ phát sinh tiêu cực ảnh hưởng tới quỹ BHXH.
1.2. Vai trò của công tác thu BHXH
Trên thế giới, BHXH là một trong những quyền con người, do vậy tham gia BHXH là quyền lợi của người lao động. Tham gia BHXH cũng là nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Ở Việt Nam hiện nay, chính sách BHXH đang hướng tới mục tiêu tạo lập một quỹ BHXH độc lập với NSNN, thực hiện đảm bảo về tài chính để cân đối thu – chi, thực hiện chi trả các chế độ cho người lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên muốn chi thì phải thu, có thu mới có chi.
- Thu có đủ, đúng, kịp thời thì chi trả mới nhanh chóng, kịp thời.
- Thu đúng, thu đủ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động được tham gia đầy đủ.
- Thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH
- Thu đúng, thu đủ đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động, đảm bảo công bằng trong xã hội.
Như vậy có thể nói công tác thu BHXH đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của qũy BHXH và hoạt động của ngành BHXH
2. Phương thức thu phí BHXH
Để thu BHXH, cơ quan BHXH có thể tiến hành thu bằng một số phương thức sau:
- Thu phí trực tiếp từ người lao động: Phương thức này thường được áp dụng ở các nước mà chế độ BHXH đã được phổ cập rộng rãi và người dân sử dụng phổ biến tài khoản các nhân để chi tiêu, chi trả các khoản trong cuộc sống.
- Thu phí BHXH thông qua hệ thống thuế: phương thức này áp dụng rộng rãi ở các nước có hệ thống BHXH phát triển và có chế độ thuế thu nhập phổ biến. Bằng phương thức này khi mọi người trong xã hội đóng thuế thu nhập cũng tức là đã đóng BHXH. Phương thức này có ưu điểm là: hiệu quả thu phí BHXH là tối đa, không có tình trạng trốn đóng BHXH, chi phí cho công tác thu BHXH rất nhỏ… nhưng nhược điểm của nó lại là làm sai lệch bản chất của việc đóng BHXH.
- Thu phí gián tiếp thông qua đơn vị sử dụng lao động: Đây là phương thức thu phí phổ biến ở nhiều nước trên thế giới hiện nay. Với hình thức nay, hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng đầy đủ và đúng thời gian quy định cho cơ quan BHXH. Kết quả thu có tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự giác của người sử dụng lao động . Nhược điểm của phương thức này là phí BHXH có thể bị sử dụng sai mục đích, tình trạng trốn đóng hoặc kéo dài thời gian đóng diễn ra phổ biến, quyền lợi của người lao động bị đe dọa.
Ngoài ra còn có thể thu phí BHXH thông qua hệ thống các đại lý thu cấp dưới.
3. Phương pháp và căn cứ xác định phí BHXH
Mức đóng BHXH chính là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi cho quỹ BHXH, do vậy để quỹ BHXH cân đối cần phải có sự tính toán kỹ càng. Trong thực tế, việc xác định phí BHXH là một nghiệp vụ khó, phức tạp đòi hỏi có nhiều phương pháp mới có thể đưa ra một mức phí phù hợp. Với những phương pháp và căn cứ tính phí khác nhau sẽ thu được những nhóm mức phí khác nhau.
3.1. Nhóm phương pháp không căn cứ vào thu nhập
Phương pháp này còn gọi là phương pháp xác định phí đồng đều, mọi đối tượng đều đóng một mức phí BHXH như nhau, mức phí đó được các cơ quan BHXH tính toán và xác định từ trước.
Theo phương pháp này, cơ quan BHXH sẽ phân chia người lao động thành từng nhóm dựa trên độ tuổi, giới tính, sức khỏe, ngành nghề lao động để từ đó đưa ra mỗi mức phí phù hợp với từng nhóm người lao động.
Phương pháp này rất hiệu quả đối với những đối tượng lao động mà thu nhập của họ khó xác định, không cụ thể.
Việc thu phí BHXH dựa trên một mức phí cụ thể đã được ấn định từ trước đối với từng nhóm người lao động , không căn cứ vào thu nhập của họ rất đơn giản, không gặp trở ngại gì nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu tham gia BHXH đa dạng của người lao động. khó khăn trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH nên hiệu quả thu về mặt xã hội không cao.
3.2. Nhóm phương pháp lấy thu nhập làm căn cứ để xác định phí
Khi căn cứ vào thu nhập của người lao động để xác định phí BHXH có 2 phương pháp chủ yếu: