Một số mặt trái của lễ hộ

Một phần của tài liệu Khái quát chung về Lễ hội ở Việt Nam (Trang 39 - 47)

III. ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

3.3. Một số mặt trái của lễ hộ

Giải quẻ, xem tướng số trong sân đền thờ Hai Bà Trưng

Hàng quán, cờ bạc trá hình tại lối lên khu di tích đền Gióng

Dịch vụ xem xăm lấy tiền ở một ngôi chùa ở núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Trò chơi đỏ đen tại hội đền Hai Bà Trưng

Đã có rất nhiều người lại mang một tâm trạng “bồn chồn” khi dòng người đầu năm đổ xô về đền Bà Chúa Kho để xin lộc, vay tiền, cuối năm thì đi trả lại tiền đã vay, biến ý nghĩa, công đức với đất nước của bà Chúa Kho trở thành một đại ngân hàng mà ai vay bao nhiêu cũng được. Có mâm lễ hàng vài ba triệu đồng, không ít thanh niên địa phương có sức khỏe đã kiếm ăn ngon lành nhờ được đội lễ thuê.

Nếu bạn đã tham dự lễ hội của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, thì đều có một nhận định là lễ hội của bà con dân tộc thấm đậm nét đẹp truyền thống, có bản sắc

riêng. Ví dụ như lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông ở Hà Giang, trước ngày mở hội, trưởng bản đi thông báo với bà con trong bản đến dự lễ. Bàn cúng là những lễ vật đơn giản để cúng tạ trời đất, ban cho dân bản sức khỏe, mùa màng bội thu. Còn lễ hội của người miền xuôi mang dấu ấn của hội nhiều hơn lễ, vì người tổ chức không hiểu hết ý nghĩa của lễ hội truyền thống của cha ông để lại, họ biến thiên với nhiều hình thức, hoạt động mang tính chất hiện đại. Điển hình như lễ giỗ tổ Hùng Vương. Vua Hùng thứ sáu sau khi đánh xong giặc Ân đã có ý định truyền ngôi cho các con và ra một điều kiện ai tìm được thức ăn ngon bày cho mâm cỗ có ý nghĩa thì được truyền ngôi. Con trai thứ 18 là Lang Liêu đã cung tiến bánh chưng và bánh giầy và nói lên ý nghĩa của bánh, được Vua Hùng truyền ngôi trong khi các hoàng tử cung tiến sơn hào hải vị lại không được. Thế nhưng con cháu thời nay, có doanh nghiệp muốn nổi tiếng đã làm một chiếc bánh chưng nặng tới 2,6 tấn, bánh giầy nặng 1,2 tấn để dâng các vua Hùng. Biết bao nhiêu tốn kém tiền của và công sức mới đưa được hai chiếc bánh khổng lồ đó tới đền Hùng, để rồi phải bỏ đi vì hỏng. Ngay năm sau, một Cty rượu lại còn cúng các vua Hùng một chai rượu vodka khổng lồ và khẳng định chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu? Vậy ý nghĩa của mâm cúng trời đất mà Vua Hùng thứ sáu mong đợi có phải là chai rượu ngoại với sự tốn kém để làm hai chiếc bánh khổng lồ đó của Công ty rượu Avinad và công viên Đầm Sen (TPHCM), hay là sự quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp trong ngày đại lễ của đất nước.

Bản thân từ "xã hội hóa" hiện nay bị sử dụng khá tràn lan, với ngữ nghĩa chưa chuẩn mực. Xã hội hóa đúng nghĩa (socialisation) là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên, nói cách khác, đó là quá trình phát triển nhân cách, hòa nhập, thích nghi với xã hội của mỗi cá nhân. Trong khi đó, "xã hội hóa" theo nghĩa chúng ta đang sử dụng phổ biến, tức là huy động sự đóng góp của xã hội, lại là mobilizing. Như vậy, xã hội hóa đang được sử dụng thông dụng có phần đã được Việt hóa.

Không bàn đến ngữ nghĩa của ngôn từ, thì việc xã hội hóa lễ hội trong thực tiễn hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hiện tượng biến thái gây phản hiệu quả. Các doanh nghiệp đóng góp kinh phí tham gia lễ hội, phải tính đến hiệu quả kinh tế, có thể là lợi nhuận tức thì từ các dịch vụ hưởng lợi trực tiếp ở lễ hội hoặc lợi nhuận vô hình từ việc được quảng bá, khuếch trương hình ảnh. Đây là điều tất yếu trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, một số trường hợp, do đóng góp lớn, doanh nghiệp chi phối và can thiệp sâu, dẫn đến việc lạm dụng quảng bá quá mức, nặng về thương mại, cắt xén bớt phần lễ hoặc phần hội, vốn là yếu tố chính, không ít trở thành quảng cáo trá hình núp bóng lễ hội. Sự lệch lạc chính là, tổ chức lễ hội với cái nhìn văn hóa ở góc độ kinh doanh, không chú ý đến việc văn hóa là một giá trị.

Xã hội hóa huy động sức dân từ những nguồn lực sẵn có, tận dụng nó để quay lại phục vụ nhân dân tốt hơn. Nguồn lực ấy không cứ phải là kinh phí, mà có thể là công sức, trí tuệ, sự tham gia tích cực... một cách tự nguyện của nhân dân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp việc xã hội hóa biến thành "giao chỉ tiêu" về kinh phí đóng góp, trở thành áp lực với người dân, cộng đồng tham gia.

Nhiều lễ hội, việc tham gia của người dân vào các khâu, tiến trình lễ hội hạn chế, trong khi đó diễn viên chuyên nghiệp, cùng với các công cụ, thiết bị, không gian, cung cách biểu diễn không phù hợp lại quá nhiều. Điều này tạo khoảng cách xa lạ với cộng đồng, dễ gây phản cảm, nhất là với các lễ hội truyền thống. Tất nhiên, lễ hội cũng phải hướng tới quy mô, chất lượng, bao hàm tính chuyên nghiệp trong đó, nhưng tập trung nhiều ở cách thức, quy trình tổ chức. Trong lễ hội truyền thống, bản thân phần lễ, hội, những diễn xướng dân gian vốn đã kết tinh trong đó hàm lượng văn hóa, nghệ thuật rất cao.

Gắn với các lễ hội không ít thì nhiều bao giờ cũng có các trò chơi truyền thống. Tuy nhiên, việc xã hội hóa cùng với mở rộng không gian lễ hội, số lượng, thành phần tham gia, nếu quản lý không tốt sẽ là môi trường cho các hình thức cờ bạc, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác tồn tại. Các trò chơi dân gian như: chọi gà, cờ tướng, thò lò, tôm cua cá... ở nhiều lễ hội bị lợi dụng biến tướng thành

cờ bạc, đi liền với đó là tình trạng mất an ninh trật tự. Mê tín dị đoan trong các lễ hội cũng là hiện tượng đáng báo động như việc rút thẻ (có thu tiền) ở các ban thờ, lên đồng... Những biến dạng trên, lợi bất cập hại, đã làm giảm ý nghĩa của các lễ hội, vốn là hoạt động văn hóa hướng cộng đồng tới những sinh hoạt lành mạnh.

Tiếc cho những lễ hội đã bị mất, song nhiều lễ hội còn tồn tại cũng đứng trước những khó khăn do điều kiện bối cảnh đời sống văn hóa hiện nay, nhất là sự tác động trực tiếp của mặt trái kinh tế thị trường, sự mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế. Nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa của đồng bào bị mất dần bản sắc. Điển hình như chợ tình Khâu Vai (Hà Giang), phiên chợ tình nổi tiếng với những cặp tình nhân phong lưu lãng mạn đầy huyền bí, giờ đây đã không còn như xưa. Đến chợ tình giờ đây sẽ phải chứng kiến sự lộn xộn, trong cảnh bụi bay mù mịt. Các đôi trai gái người Mông, người Giáy mặc quần bò, đi giày tây, tay cầm điện thoại di động liên tục nhắn tin cho nhau, vừa đi vừa ghì cổ nhau đùa cợt. Những chàng trai Mông tay cầm chai rượu và chiếc bát mời mọc tất cả những ai họ gặp... Khâu Vai không còn là nơi tự tình của những đôi trai gái lỡ duyên, mà trở thành điểm hẹn của các cuộc nhậu xô bồ. Tình cảnh này khiến cho du khách đến đây thấy ngán ngẩm và như “bị lừa”, còn những người già sống ở Khâu Vai thì cảm thấy nuối tiếc cho một phiên chợ “độc nhất vô nhị” đang mất dần mà chưa có cách gì cứu vãn được.

Ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự mở cửa giao lưu đang là những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý. Ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH,TT&DL) cảnh báo: “Sự chi phối của yếu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là một “con sóng ngầm”, đe dọa tới việc bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong lễ hội của đồng bào các dân tộc mà các cơ quan có trách nhiệm cần phải quan tâm…

Thêm vào đó, do nhận thức chưa đầy đủ, nên ở một số lễ hội còn xảy ra hiện tượng không đúng với bản chất lễ hội. Ví dụ như việc đồng bào dân tộc tham dự lễ hội lại mặc trang phục của người Kinh, thậm chí có người tham gia vào nghi thức cúng tế cũng không mặc đúng trang phục theo nghi thức lễ hội… làm cho không

khí lễ hội chưa thực sự lột tả hết sự thiêng liêng, tính đặc thù, tiêu biểu của lễ hội…”.

Tiếp tục thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc thiểu số là một yêu cầu thực tế và là nhiệm vụ lâu dài của chính quyền các cấp và ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó, bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy có hiệu quả lễ hội ở địa phương mình, ngành văn hóa cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn lọc, phục dựng hoặc hướng dẫn việc tổ chức lễ hội một cách khoa học, thể hiện đúng đặc điểm, tính chất như trình tự tiến hành lễ hội.

Khôi phục những nghi thức, diễn xướng, trò diễn, trò chơi dân gian thể hiện bản sắc riêng biệt và đặc sắc của từng lễ hội. Loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu làm ảnh hưởng đến nội dung lễ hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho lễ hội dân gian tồn tại và phát triển thông qua việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao điều kiện sống. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô để quản lý, tổ chức lễ hội một cách nhất quán, trên cơ sở tôn trọng các giá trị truyền thống, các yếu tố văn hóa dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp với giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giới thiệu đặc sản ẩm thực địa phương, hoạt động dịch vụ cũng phải phù hợp với môi trường văn hóa, ý nghĩa của lễ hội tránh việc biến lễ hội văn hóa thành hội chợ... Đây là trách nhiệm không chỉ của các nhà quản lý văn hóa mà còn là trách nhiệm của chính quyền, các cấp, các ngành và nhân dân các địa phương.

Trước hết, trong khi làm rất nhiều chuyện để cho lễ hội được "long trọng và rầm rộ" (cụm từ quen thuộc trong rất nhiều lễ hội), thì người ta lại không chú trọng nghiên cứu và phổ biến đúng mức ý nghĩa vǎn hóa và lịch sử của lễ hội đó, và cuối cùng ấn tượng để lại cho mọi người chỉ còn là đám rước lượn vòng, những bộ quần áo lạ mắt và những trò chơi thua được. ít người dự hội nhớ đến cái nội dung vǎn hóa vẫn đeo nặng trên từng chữ tên của ngày hội (ở một hội làng, khi nhà báo hỏi một anh thanh niên trong đám rước thành hoàng: "Thành hoàng làng ta gốc tích ở

đâu, tại sao lại được tôn làm thành hoàng?", anh thanh niên đã trả lời rất thản nhiên: "Cái ấy thì phải hỏi các cụ"). Lại nữa, khi chuẩn bị tiến hành lễ hội, người ta đã không tìm hiểu được chu đáo và xác định đúng đắn những gì nên giữ lại những gì nên bớt đi trong những hình thức truyền thống hoặc có khi đưa vào không cân nhắc những hình thức của thời hiện đại, nói một cách lý luận thì mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại đã không được xử lý một cách thích đáng, tạo nên một pha trộn khập khiễng nếu không nói là lố lǎng, khiến cho cái tôn nghiêm của phần lễ đã giảm đi nhiều mà cái thư giãn lành mạnh của phần hội cũng không đạt được, và một hoạt động vǎn hóa lại bị biến dạng ngay trong khi mang danh nghĩa vǎn hóa! Một tình trạng nữa cũng rất nghiêm trọng: mục tiêu kinh doanh quá được coi trọng, kể cả của những cơ quan đứng ra tổ chức, và những nhóm, những cá nhân kinh doanh trong lễ hội. Lợi dụng lòng thành kính (mọi lòng thành kính đều có đôi chút ngây thơ) của những người hành hương và dự lễ, hoặc hoàn cảnh khó lường trước hết của lễ hội, các chủ thể kinh doanh này, gạt bỏ mọi chuẩn mực của đạo đức đời thường và quan hệ con người, đã tranh thủ kiếm chác một cách... vô vǎn hóa. Cũng không thể quên được tình trạng lãng phí trong các lễ hội, trước tiên là việc tiêu tiền công quỹ không biết tiếc xót. Và dĩ nhiên, sự lãng phí này không tách rời tệ tham nhũng, nghĩa là sự bớt xén, tư túi, gian lận nhiều kiểu dưới cái vỏ ngoài sang trọng và phức tạp của "ý đồ vǎn hóa" (Thần thánh và Quê cha đất tổ ơi, biết bao kẻ đã làm giàu bất chính bất minh trong làn hương hỏa và hồi trống dóng lên vì lòng tôn kính các Người!")...

Xin nhắc lại: lễ hội được tổ chức như hiện nay có những mặt tích cực, nhưng một số hiện tượng như trên - dù chưa đầy đủ - buộc chúng ta phải thực sự nghĩ đến sự khắc phục những bất ổn còn tồn tại trong đó, vì lợi ích và ý nghĩa vǎn hóa của các lễ hội. Theo chúng tôi, trước hết phải bàn đến công tác quản lý và điều hành lễ hội. Nói công tác quản lý và điều hành là nói người quản lý và điều hành. Đó phải là những người có đủ trình độ học vấn và đạo đức: có học vấn mới đưa ra được định hướng đúng đắn cho việc tổ chức lễ hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô (chẳng

hạn, nếu không hiểu biết sâu sắc nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của các yếu tố truyền thống trong một lễ hội thì làm sao xử lý được đúng đắn các yếu tố đó trong thời hiện đại), và mặt khác, có đạo đức mới thực hiện được định hướng không vì một mục đích tư lợi mà chỉ vì lợi ích của cộng đồng, của nền vǎn hóa. Còn làm thế nào để những người có học vấn và đạo đức được đứng ở vị trí của người quản lý và điều hành lại là một vấn đề khác, rất cơ bản, của bản thân cơ chế ngành vǎn hóa.

Ví dụ: Lễ hội Đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) chỉ mở hội trong ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, lượng du khách đổ dồn về đây đã gây nên tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng trên, ban tổ chức đã cấm ô tô, xe máy lưu thông trên đường vào đền nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng tắc nghẽn do lượng khách tập trung quá đông. Hàng loạt bãi đỗ xe dã chiến được thiết lập trên các thửa ruộng quanh đền phần nào giải quyết được nhu cầu bến bãi cho du khách đi ô tô, tuy nhiên do bố trí quá xa nên nhiều du khách phải chen nhau đi bộ tuốt mồ hôi hột ngót... 1km mới tới được đền. Cùng cảnh "khổ" với du khách đi "xế hộp", rất nhiều khách thập phương đến đền bằng xe máy cũng than phiền về việc bố trí bãi đỗ xe bất hợp lý. Lượng khách tập trung vào một ngày đã tạo điều kiện cho "đạo chích" hành hoành. Trong sáng ngày mở hội (mùng 6 tháng Giêng) ban tổ chức lễ hội đền Cổ Loa phải "loa" trên hệ thống phát thanh đến cả chục trường hợp du khách bị móc túi mất hết giấy tờ, tiền bạc. Thi thoảng ai đó trong đoàn người chen chúc lại kêu thất thanh "tôi bị kẻ gian cắp ví rồi". Cùng đó, tình trạng trẻ lạc diễn ra triền miên, tiếng la khóc, tiếng loa thông báo tìm trẻ tạo nên bầu không khí nhộn nhạo nơi cửa đền linh thiêng.

Chùa Phúc Khánh (Hà Nội), ngôi chùa được nhiều du khách thập phương đổ về giải hạn đầu năm. Tại đây, các bãi đỗ xe tự phát mọc lên như nấm, ngang nhiên "đánh chiếm" cả lòng đường. Giá vé ở đây cũng cao ngất ngưởng, các "chủ" bãi đồng loạt "chém" 10 ngàn đồng/1 xe máy. Giá hoa quả, đồ lễ cũng không ngừng

Một phần của tài liệu Khái quát chung về Lễ hội ở Việt Nam (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w