1.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng Thương mại
1.2.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHDN đối với các ngân hàng Thương mại
Năng lực về tài chính
Tài chính hay nguồn vốn chính là một trong những yếu tố ban đầu cấu thành nên hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng muốn hoạt động được cần phải có tiền, có vốn để xây dựng cơ sở, có vốn để duy trì và phát triển hoạt động thương mại của nó. Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn, về tài sản hiện có. Nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển dịch vụ NHDN nếu nguồn tài chính của ngân hàng có thế mạnh trên thị trường, và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển dịch vụ NHDN vì thiếu tiền sẽ khó có thể thực hiện được một số lượng công việc trên.
Nguồn nhân lực
Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng liên tiếp tuyển dụng và đào tạo các cán bộ nhân viên theo học các khóa học nâng cao, mà là vì mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính ngân hàng. Con người là yếu tố hàng đầu cấu thành nên một tổ chức, ngân hàng cũng vậy, muốn kinh doanh dịch vụ ngân hàng hiệu quả chăc hẳn cần phải đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân viên tốt và có bề dày kinh nghiêm. Chính vì thế, nếu ngân hàng có đội ngũ nhân viên trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, khả năng quản lý và lập kế hoạch tài giỏi, thì ắt hẳn đó sẽ là một lợi thế vô cùng quan trọng của ngân hàng để đối mặt với sự đấu tranh gay gắt giành vị thế.
Chất lượng dịch vụ cung ứng
Chất lượng dịch vụ tốt nghiễm nhiên sẽ mang lại lượng khách hàng đông đảo cho ngân hàng, tuy nhiên dịch vụ tốt đồng nghĩa với phí dịch vụ cao và nhiều khi nó vô tình trở thành một hạn chế trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp cho các ngân hàng TMCP.
Hệ thống mạng lưới phân phối
Rộng khắp hay hạn hẹp sẽ có tác động tích cực hơn với phát triển dịch vụ. Có thể nói, nếu ngân hàng có mạng lưới phân phối rộng khắp thì lượng dịch vụ cung ứng sẽ tăng lên, lượng khách hàng sẽ được nới rộng. Tuy nhiên nếu một ngân hàng chỉ chạy đua theo số lượng thì khi mạng lưới rộng lớn, dịch vụ dàn trải lại làm cho ngân hàng bỏ bê chất lượng cung ứng, dẫn đến tác động ngược chiều.
Hoạt động Marketing ngân hàng
Hoạt động Marketing làm sao có thể vắng mặt trong các ngân hàng TMCP. Cách quảng bá sản phẩm khác nhau cho ta những chính sách Marketing khác nhau. Cụ thể như quảng cáo bằng truyền hình, báo chí, internet…chính sách Mar hiệu quả sẽ cho kết quả kinh doanh tốt hơn lên rất nhiều.
Bên cạnh đó các ngân hàng còn thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh bằng cách tài trợ cho các chương trình phát sóng trên truyền hình. Hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng sẽ được nâng tầm nếu như đó là 1 chương trình hấp dẫn và thu hút được lượng khán giả đông đảo. Như VIB đang tài trợ cho nhiều chương trình truyền hình mà tiêu biểu nhất là chương trình “ ô cửa bí mật” phát sóng trên VTV3, Habubank tài trợ cho chương trình “ Vì trái tim trẻ thơ ”...
1.2.4.2 Các yếu tố khách quan đối với các ngân hàng Thương mại
Môi trường pháp lý
Luật pháp Việt Nam và những khuyến khích, hạn chế phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
Mỗi một ngành nghề đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp, Việt Nam luôn đưa ra những thụng tư nghị định rừ ràng để quy định cỏch thức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các ngân hàng được phép thành lập khi có quyết định số 104/QĐ-NH ngày 6/6/1992 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cấp giấy phép hoạt động. Quy phạm phát triển dịch vụ ngân hàng cũng vậy, luôn chịu sự chi phối của Luật Việt Nam. Luật pháp Việt Nam luôn khuyến khích phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng trong đó dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp là dịch vụ mang lại sự tăng trưởng trong nền kinh tế. Song không có nghĩa là hoạt động mở rộng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp luôn được hưởng ứng nhiệt tình. Nếu như trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, Nhà nước đang gấp rút thực hiện chiến lược chỉ cho Ngân hàng hoạt động khi có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng, điều đó đã ngăn cản sự hình thành cũng như phát triển thêm nữa các dịch vụ ngân hàng mới. Các ngân hàng mới với những dự định tươi đẹp về cung ứng dịch vụ ngân hàng mang nét đặc sắc và độc đáo sẽ vô tình bị dập tắt khi ngân hàng không được thành lập.
Như vậy, với nguồn luật điều chỉnh như hiện nay, các ngân hàng tiến hành phát triển dịch vụ ngân hàng chưa hoàn toàn được tạo điều kiện tốt nhất.
Luật quốc tế về lĩnh vực tài chính ngân hàng
Trên thế giới, lĩnh vực tài chính ngân hàng là một lĩnh vực tồn tại rất lâu đời, nó là mấu chốt của sự tăng trưởng và phát triển. Chính vì thế, các tổ chức chính phủ luôn chú trọng điều chỉnh sao cho ngân hàng tài chính có điều kiện tốt nhất để hoạt động. Nhưng cũng chính vì vai trò quan trọng của nó, nên ngân hàng luôn được quan tâm và quản lý chặt chẽ trong mọi hành vi cử chỉ. Các ngân hàng Thương mại trên thế giới cần chú trọng và thực hiện đầy đủ các tiêu chí mà luật quốc tế đề ra để có thể kinh doanh ngân hàng tốt hơn và hiệu quả hơn.
Môi trường kinh tế
Kinh tế trong nước cũng như kinh tế trên thế giới trong những năm gần đây đã có quá nhiều biến động. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong 2 năm 2006, 2007 và đầu năm 2008 đã làm cho kinh tế Việt Nam bắt nhịp được một cách nhanh chóng với kinh tế quốc tế, và cũng khiến cho doanh thu của ngành ngân hàng đạt ấn tượng cao. Song sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, mà nguyên nhân sâu xa là do sự khủng hoảng của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản dẫn đến sự xa sút nghiêm trọng của các ngân hàng các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đã làm cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng suy thoái. Không nằm ngoài tình hình chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang chao đảo vì khủng hoảng. Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã phải nỗ lực hết mình để tránh khỏi nguy cơ phá sản và duy trì được kết quả kinh doanh. Rất ít ngân hàng giữu được năng suất lao động như trước. Môi trường kinh tế được coi là yếu tố quan trọng gây những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển ngành ngân hàng, sự phát triển dịch vụ ngân hàng mà cụ thể là dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp.
Môi trường xã hội
Khi nhắc đến môi trường xã hội, chúng ta không khỏi băn khoăn về sự bình ổn trong chính trị, sự hợp lý trong chính sách lao động, chính sách phát triển, nâng cao cuộc sống văn minh, hiện đại của con người. Liệu những chính sách này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp.
Chính trị - tất cả những chính sách, những hoạt động của bộ máy quản lý đều nhằm mục đích ổn định chính trị nước nhà. Chính trị mà ổn định thì mọi hoạt động xã hội, kinh doanh thương mại đều sẽ thuận lợi hơn. Ngân hàng không phải quan ngại về khách hàng doanh nghiệp mình sẽ rơi vào tình trạng gặp rủi ro bất khả kháng do công nhân đình công, do chiến tranh bùng nổ…vì thế sẽ luôn luôn có được động lực mới mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, mở rộng lượng khách hàng doanh nghiệp trên thị trường.
Chính sách lao động, việc làm: Việt Nam luôn tìm cách giảm thiểu lượng lao động thất nghiệp trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có những giải pháp như khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
Chính sách này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại có thêm khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp như dịch vụ tư vấn, dịch vụ tín dụng và dịch vụ bảo lãnh...
Mối quan hệ giữa chính sách lao động và sự phát triển dịch vụ ngân hàng là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu ngân hàng luôn nỗ lực phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp thì chính sách lao động sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn và ngược lại.
Như vậy có thể khẳng định, các ngân hàng sẽ được tạo điều kiện mở rộng phạm vi cung ứng, quy mô cung ứng tốt hơn khi hoạt động trong một đất nước có chính sách phát triển lao động phù hợp.
Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh là một khía cạnh luôn tồn tại trong kinh tế thị trường. Sẽ không thể phát triển nếu ngân hàng bạn hoạt động trong môi trường không có đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của ngân hàng được thể hiện chính bằng vị thế của ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
Một môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ hình thành cho mỗi ngân hàng động lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, không ngừng làm mới và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp của mình. Cạnh tranh không dừng lại giữa các ngân hàng với nhau, mà ngay trong một ngân hàng cũng tồn tại sự cạnh tranh giữa các chi nhánh với nhau. Sự vượt bậc của một chi nhánh sẽ là thước đo cho nỗ lực phát triển của các chi nhánh còn lại.
Bên cạnh môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, hiện nay với xu thế hội nhập, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài sẽ làm tăng tính gay gắt trong cạnh tranh. Một nghiên cứu công phu vào năm 1998 ở 80 quốc gia
đang phát triển trong khoảng thời gian từ 1988 – 1995 đã kết luận rằng: “ Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp làm cho thị trường ngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả hơn.” Ngân hàng trong nước muốn thống lĩnh thị trường nội địa cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ mà không thay đổi giá dịch vụ để có thể đạt được mong muốn.
Môi trường cạnh tranh là môi trường thuận lợi và hợp lý nhất để lý giải tính cấp thiết để các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp.
Sự phát triển của khoa học công nghệ
Với sự phát triển công nghệ hiện đại như thời kỳ này, tất cả các dịch vụ ngân hàng đều được truyền tải đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nó đem lại cho người dân hiểu được những tiện ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trong cuộc sống trong kinh doanh cũng như trong chính những cuộc đàm phán, ngoại giao quan trọng. Những công nghệ máy móc phát triển sản sinh ra những máy rút tiền tự động, sản sinh ra máy tính công nghệ cao nhằm giúp cán bộ công nhân viên ngân hàng thuận tiện trong việc xử lý nghiệp vụ và nhanh chóng lấy được lòng tin từ quý khách hàng.
1.3 TÍNH CẤP THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG