4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở Cảng Hải Phòng.
4.1.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
Hiệu quả sử dụng =
Tổng TS Tổng TS
Căn cứ vào những số liệu đã nêu ở trên ta có bảng tính chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản:
Bảng 5: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng Tổng tài sản
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng TS 907,98 1.096,76 1.618,26
Doanh thu 437,97 468,67 669,46
Hiệu quả sử dụng tổng TS 48,24 42,73 41,37
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản năm 2005 khá cao (48,24%) cho thấy một đồng vốn bỏ ra thu được 48,24 đồng doanh thu. Điều này cho thấy Cảng sử dụng nguồn vốn khá hiệu quả. Tuy nhiên chỉ số này có xu hướng giảm xuống (năm 2007 chỉ còn 41,37%) đây thể hiện một chiều hướng xấu ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của Cảng.
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
4.1.2. Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản.(ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế ROA =
Tổng TS
Căn cứ vào lợi nhuận sau thuế và tổng TS ta tính được chỉ tiêu ROA theo bảng sau:
Bảng 6: Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng TS 907,98 1.096,76 1.618,26
Lợi nhuận sau thuế 36,98 28,41 20,32
ROA 4,07 2,59 1,26
Chỉ tiêu ROA tại Cảng vẫn còn thấp cho thấy hiệu quả của Cảng trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận vẫn còn kém. Tổng TS có xu hướng tăng đáng kể trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại giảm điều đó làm chỉ tiêu ROA giảm đáng kể (năm 2007 chỉ còn 1,26%) điều này gây hiệu ứng tiêu cực đối với việc sản xuất kinh doanh tại Cảng.
4.1.3. Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu. (ROE) Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
Chỉ tiêu này cho ta thấy kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
Bảng 7: Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Lợi nhuận sau thuế 36,98 28,41 20,32
Vốn chủ sở hữu 631,15 861,6 912,88
ROE 5,86 3,3 2,23
ROE tại Cảng còn thấp thể hiện Cảng sử dụng đồng vốn còn kém hiệu quả khả năng thu hồi vốn còn thấp. ROE là thước đo tốt nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của Cảng trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ một đồng vốn bỏ ra. ROE của Cảng có xu hướng giảm dần điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của Cảng trên thị trường.
4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Cảng Hải Phòng.
4.2.1. Hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định là tỷ suất giữa doanh thu thuần và số VCĐ bình quân trong kỳ. Tỷ suất này phản ánh một đồng VCĐ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng =
VCĐSố VCĐ bình quân trong kỳ 1
Hàm lượng VCĐ =
Hiệu suất sử dụng VCĐ
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
Bảng 8: Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu thuần 437,97 468,67 669,46
VCĐ bình quân 445,26 470,03 803,77
Hiệu suất sử dụng VCĐ 98,36 99,71 0,83
Hàm lượng VCĐ 1,02 1,003 1,2
Nhìn bảng thống kê ta thấy:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ của Cảng Hải Phòng rất cao. Có thể thấy năm 2006 chỉ số này lên tới tận 99,71% cho thấy VCĐ có tầm quan trọng rất lớn đối với Cảng. Tuy nhiên chỉ số này có xu hướng giảm (năm 2007 chỉ số này chỉ còn 83,29%) nguyên nhân do trong năm 2007 giá trị VCĐ và doanh thu đều tăng nhưng mức tăng của VCĐ lớn hơn khá nhiều so với mức tăng doanh thu.
4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận =
VCĐ Số VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dựa vào số liệu về lợi nhuận trước thuế và VCĐ bình quân trong năm ta có bảng sau:
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
Bảng 9: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của VCĐ
Đơn vị:tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Lợi nhuận trước thuế 40,89 35,84 25,3
VCĐ bình quân năm 445,26 470,03 803,77
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 9,18 7,63 3,15
Nhìn bảng trên ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm đáng kể, năm 2007 chỉ tiêu này chỉ còn 3,15% thể hiện 1 đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra 3,15 đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng vẫn còn thấp.
4.2.3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số hao mòn TSCĐ
Bảng 10: hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số hao mòn TSCĐ.
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Khấu hao lũy kế 874,76 985,9 1.147,32
Doanh thu trong kỳ 437,97 468,67 669,46
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
1.350,51 1.124,67 1.668,23
Hệ số hao mòn TSCĐ 70,69 69,08 61,78
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
32,43 36,2 40,13
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
Nhìn bảng thống kê trên ta thấy:
- Hệ số hao mòn TSCĐ dù đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao (61,78%) điều này chứng tỏ mỗi năm Cảng tiêu tốn chi phí khá lớn để đổi mới, nâng cấp TSCĐ.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định cao nhưng tỷ suất lợi nhuận thì vẫn còn thấp và có xu hướng giảm dần. Nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Cảng.
4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Cảng Hải Phòng.
4.3.1. Sức sinh lời của VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sỏ hữu thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận Sức sinh lời của =
VLĐTổng VLĐ
Bảng 11: Chỉ tiêu Sức sinh lời của vốn lưu động.
Đơn vị:tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Lợi nhuận 40,89 35,84 25,3
Tổng VLĐ 508,68 518,27 533,2
Sức sinh lời của VLĐ 8,04 6,92 4,74
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
- Sức sinh lời VLĐ vẫn còn khá thấp. Cho thấy các hoạt động đầu tư tài chính vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Trong những năm gần đây chỉ tiêu này có xu hướng giảm đáng kể, do những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với những tác động của thị trường làm lợi nhuận của Cảng giảm trong khi đó tổng VLĐ vẫn không ngừng tăng lên. Điều đó thể hiện dự bao xu hướng xấu cho sự phát triển của Cảng. Cảng nên đề ra những biện pháp sử dụng VLĐ hợp lý cũng như tăng cường lợi nhuận cho Cảng.
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
4.3.2. Vòng quay của VLĐ và hệ số đảm nhiệm VLĐ.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ thể hiện để có được một đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ.
Tổng VLĐ Hệ số đảm nhiệm =
VLĐDoanh thu Doanh thu Số vòng quay của VLĐ =
Tổng VLĐ
Bảng 12: Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VLĐ và số vòng quay của VLĐ
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu 437,97 468,67 669,46
Tổng VLĐ 508,68 518,27 533,2
Hệ số đảm nhiệm VLĐ 1,16 1,11 0,8
Số vòng quay của VLĐ 0,86 0,91 1,26
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
- Vòng quay của vốn vẫn còn khá thấp chứng tỏ vốn lưu chuyển vẫn còn chậm, có thể gây ứ đọng vốn làm chậm tiến trình kinh doanh.
Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên điều đó cho thấy Cảng ngày càng sử dụng nguồn vốn linh hoạt hơn, tốc độ luân chuyển hàng hóa cũng cao hơn nâng cao được hiệu quả của nguồn vốn.
4.4. Hạn chế.
- Vốn cố định của Cảng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn. Tất cả số vốn đó được mua sắm, nâng cấp tài sản cố định tuy nhiên do chưa đưa ra được mức trích hấu khao hợp lý nên gây thất thoát vốn và khó khăn trong quản lý vốn cố định. Khấu hao vẫn còn quá lớn ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động kinh doanh của Cảng.
- Việc thanh lý tài sản cố định còn diễn ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà nên có thể gây ra thất thoát vốn trong quá trình thanh lý. Mỗi khi thanh lý hay nhượng bán Cảng phả lập phiếu xác định tình trnajg kinh tế và tình trạng kỹ thuật cho tài sản cố định. Lập tờ trình xin thanh lý gửi cho giám đốc và chỉ khi nào có quyết định cho phép thì Cảng mới tiến hành thanh lý. Do đó thường mất rất nhiều thời gian cho công việc này ảnh hưởng đến việc quản lsy và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở Cảng.
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
- Hệ thống máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế, tuy hiện nay đã có sự đầu tư cho máy móc thiết bị nhưng vẫn là chưa đủ bởi công nghệ thông tin hiện nay phát triển rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó một số máy móc thiết bị do sử dụng thường xuyên và trong một thời gian dài nên đã hao mòn, đôi khi hỏng hóc chưa được sửa chữa cẩn thận đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Vốn lưu động được sử dụng chưa đem lại hiệu quả. Hàng năm Cảng tiêu tốn một lượng vốn lưu động khá lớn nhưng hiệu quả mang lại vẫn còn thấp. Lợi nhuận thu được từ việc sử dụng vốn lưu động còn khá thấp, chưa phản ánh đúng những với những gì mà Cảng đã bỏ ra. Các khoản phải thu của khách hàng vẫn còn khá lớn tuy đã có xu hướng giảm đi.
4.5. Nguyên nhân 4.5.1. Khách quan.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. Làm cho lợi nhuận của Cảng có chiều hướng giảm.
- Mới chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức cũng như hoạt động.
Kế hoạch 47B
Trần Minh Đức
- Bên cạnh đó, nhà nước vẫn duy trì nhiều quyết định về chế độ thu thuế, lệ phí, quản lý đầu tư, bảo vệ thị trường không còn phù hợp với điều kiện thị trường và tính đặc thù riêng biệt hoạt động đường biển, cũng chưa có một chính sách bảo vệ hợp lý như nhiều nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, tạo điều kiện bảo vệ thị trường đường biển trong nước chống lại sức ép ngày càng tăng của các hãng nước ngoài và giúp cho doanh nghiệp đường biển Việt Nam có thể phát triển sản xuất.
4.5.2. Chủ quan.
- Hoạt động quản lý TSCĐ còn kém. Do đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh riêng biệt, loại hình hoạt động đòi hỏi một khối lượng công việc rất lớn và nặng nhọc. Chính vì thế hệ thống máy móc thiết bị nhà xưởng có đóng góp rất lớn tới việc kinh doanh của Cảng. Hệ thống máy móc ở Cảng rất đa dạng do đó việc quản lý là rất phức tạp,.
- Công tác lập kế hoạch vốn lưu động định mức chưa chính xác.
Với cách tính của công ty chỉ mang tính khái quát, chưa đi vào cụ thể tính định mức cho từng khâu, điều này làm cho kế hoạch xác định vốn lưu động sai lệch, không phù hợp với thực tế.
- Chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý các khoản phải thu. Đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng.
Kế hoạch 47B