Tình hình nguồn vốn và huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp :“Tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 27 - 32)

2.2 Tình hình hoạt động của sở I ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

2.2.1 Tình hình nguồn vốn và huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó quyết định sự thành công của ngân hàng. Sở I NHĐT&PTVN đã

Chuyên đề tốt nghiệp

xác định tạo vốn là khâu mở đầu, tạo ra khả năng vốn vững chắc cả về VND và ngoại tệ, coi vốn trong nước là quyết định vốn nước ngoài là quan trọng.

Với phương châm đó sở I NHĐT&PTVN đã thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau từ mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Ngân hàng đã mở rộng phạm vi huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đa dạng các loại kỳ hạn, đa dạng hoá lãi suất .. nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế.

Nhờ áp dụng nhiều chính sách đa dạng nói trên, trong vài năm qua vốn huy động của sở I NHĐT&PTVN đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.

Bảng1: Bảng nguồn vốn trong giai đoạn 2000 - 2002

Đơn vị: Tỷ đồng

Các chỉ tiêu 2000 2001 2002

1. Tiền gửi các loại.

1.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 1.2 Tiền gửi của dân cư

2. Các khoản vay

3. Vốn uỷ thác tài trợ phát triển 4. Vốn vay nước ngoài cho ĐT&PT 5. Phát hành kỳ phíếu, trái phiếu 6. Vốn và các quỹ

7. Tài sản nợ khác

2.825 1.921 904 614 1.842 1.722 737 3.931 614

4.569 2.924 1.645 914 1.980 1.614 1.218 3.959 976

7.790 3.972 3.818 931 2.291 2.019 844 4.095 1.030

Tổng 12.285 15.230 19.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên sở I NHĐT&PTVN giai đoạn 2000 - 2002 ) Tổng nguồn vốn tăng trưởng qua các năm:

Chuyên đề tốt nghiệp

Tổng nguồn vốn năm 2000 là 12.285 tỷ đồng, năm 2001 là 15.230 tỷ đồng tăng 2.945 tỷ so với năm 2000 tương ứng với 23,9%, năm 2002 tổng nguồn vốn là 19.000 tỷ, tăng so với năm 2001 là 3.770 tỷ, tương ứng với tăng 24,7%. Cơ cấu tiền gửi các loại trong tổng nguồn vốn, qua các năm là khá cao và có xu hướng tăng, thể hiện khả năng thu hút vốn của ngân hàng ngày càng tốt, năm 2000 vốn từ tiền gửi của dân và các tổ chức kinh tế là 2.825 tỷ chiếm khoảng 23% trong tổng nguồn vốn, 2001 là 4.569 chiếm 30%, năm 2002 là 7.790 tỷ chiếm 41%.

Vốn uỷ thác tài trợ cho phát triển cũng tăng nhanh năm 2000 là 1.842, năm 2001 là 1.980 tỷ đồng, năm 2002 là 2.291 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn, điều này thể hiện khả năng tiếp cần và thu hút các nguồn vốn phục vụ cho phát triển của ngân hàng càng ngày càng có nhiều tiến bộ.

Về cơ cấu vốn nội tệ và ngoại tệ, trong năm 2002 là tương đối hợp lý, nguồn vốn huy động đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đảm bảo đủ vốn phục vụ giải ngân các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán.

Biểu đồ1: Cơ cấu nguồn vốn của sở I Tính đến ngày 31/12/2002

1 2 3 4 5 6

1.Tiền gửi các loại chiếm 41%.

2.Các khoản vay chiếm 15,5%.

3. Vốn và quỹ chiếm 21,5%.

4.Vốn uỷ thác chiếm 12,05%.

5. Tài sản nợ khác chiếm 5,5%.

6. Vốn từ phát hàn kỳ phiếu chiếm 4,4%.

Chuyên đề tốt nghiệp

Huy động vốn của ngân hàng thông qua phát hành trái phiếu năm 2000 là 737 tỷ đồng, năm 2001 là 1.218 tỷ đồng, năm 2002 là 844 tỷ đồng

Điểm đáng chú ý là cơ cấu vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và người dõn cú sự biến đổi rừ rệt và theo chiều hướng tốt cụ thể là vốn huy động từ người dân tăng lên rất nhanh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2000 cơ cấu giữa vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lần lượt là 904 tỷ đồng tương ứng với 32%và 1.921 tỷ đồng tương ứng với 68% tổng vốn từ dân và từ doanh nghiệp, năm 2001 con số này là 1.645 tỷ ứng với 36% và 2.924 tỷ đồng ứng với 62%, năm 2002 con số này rất đáng chú ý, nó là 3.818 tỷ đồng ứng với 49% và 3.972 ứng với 51%. Sự biến đổi mạnh mẽ cơ cấu nói trên cho thấy người dẫn đã ngày càng tín nhiệm ngân hàng, ngày càng gửi nhiều tiền vào ngân hàng, là dấu hiệu tốt cho sở I NHĐT&PTVN có thể có nhiều vốn hơn đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu vốn phục vụ đầu tư và phát triển.

Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm Giai đoạn 2000 - 2002

* Năm 2000 :12.285 * Năm 2001:15.230 * Năm 2002: 19.000

0 5000 10000 15000 20000

N2000 N2001 N2002

Series1

Chuyên đề tốt nghiệp

Công tác huy động vốn cũng được ngân hàng quan tâm đặc biệt chính vì vậy mà kết quả huy động vốn đạt được là rất đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2000 - 2002 vốn huy động không ngừng tăng qua các năm.

Thực tế đú cú thể thấy rừ thụng qua biểu đồ về cụng tỏc thu hỳt vốn của sở I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam

Biểu đồ 3: Tăng trưởng huy độngvốn qua các năm Giai đoạn 2000 - 2002

Đơn vị:Tỷ đồng

* Năm 2000: 3.562

* Năm 2001: 5.787

* Năm 2002: 8.634

Trong công tác nguồn vốn, cân đối và sử dụng vốn hàng ngày linh hoạt, chặt chẽ, tiết kiệm, đảm bảo tốt khả năng thanh toán thường xuyên, công tác thanh toán, chi trả lãi trái phiếu đều được thanh toán an toàn, chính xác, kịp thời kể cả những lúc nguồn vốn gặp khó khăn.

Sở giao dịch đã mở thêm ba điểm huy động vốn mới và triển khai hình thức huy động mới: như tiết kiệm tích luỹ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, trên

0 2000 4000 6000 8000 10000

N2000 N2001 N2002

Series1

Chuyên đề tốt nghiệp

mọi kênh huy động, phát tờ rơi quảng cáo, nâng cao nhận thức vê tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với từng cán bộ của sở giao dịch.

Ngoài những công tác trên, hàng tháng sở còn duy trì phân tích cơ cấu tài sản nợ cú, phõn tớch tỡnh hỡnh huy động vốn tại sở, theo dừi biến động lói suất trờn thị trường.. nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời với các diễn biến của thị trường. Kết quả là cơ cấu lại tài sản nợ đã có nhiều biến chuyển tích cực, sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn giảm, hiệu suất sử dụng nguồn USD tăng lên, cơ cấu sử dụng các loại tiền đã được thay đổi theo hướng tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp :“Tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)