Mở chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của các NHTMVN trước ngưỡng cửa VN gia nhập WTO (Trang 26 - 34)

III. Giải pháp

6. Mở chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài

Sự phát triển các chi nhánh NHTM ra nước ngoài là chiếc cầu quan trọng, nối kết kinh tế Việt Nam với thị trường thế giới không chỉ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp mà còn cung cấp dịch vụ tiện ích cho các giao dịch xuyên biên giới.

Việc mở chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài là yêu cầu tất yếu và là muạc tiêu cụ thể được đặt ra trong lộ trình hội nhập quốc tế và ngân hàng. Ngay từ bây giờ nghành ngân hàng phải có những bước chuẩn bị thật khẩn trương và đồng bộ theo các bước sau:

Xác định vị trí, điểm đặt các chi nhánh NHTM tại nước ngoài ở các nước trong khu vực và trên thế giới: Vấn đề này NHNN và các NHTMNN phải có sự nghiên cứu, phân tích đầy đủ các yếu tố khả thi để đặt địa điểm mở chi nhánh ngân hàng ở mỗi nước cho phù hợp. Trước mắt sẽ thúc đẩ mở ở một số nước có quan hệ hiểu biết lẫn nhau, sau đó dần đần mở ra nhiều nước khác.

Hiện nay các NHTMVN nên khảo sát thị trường trước dưới dạng là các văn phòng đại diện để tạo nền móng vững chắc trước khi tiến đến thành lập các chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài. Điều này ở VN hoàn toàn phù hợp với lội trình hội nhập quốc tế ngân hàng đã đề ra và cũng chính trong khoản thời gian này các NHTM trong nước đang đẩy mạnh cơ cấu lại về tài chính, về tổ chức quản

lý, khắc phục những yếu kém tồn tại hoàn thiện mình trước khi xuất hiện trên thị trường thế giới.

Nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực cho các chi nhánh ngân hàng mở ở nước ngoài. Xây dựng cho được một đội ngũ các bộ, công nhân viên thật vững vàng về chuyên môn, có đủ năng lực, phẩm chất chính trị đảm đương được các nhiệm vụ của một chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài.

Xúc tiến việc chuẩn bị năng lực tài chính theo yêu cầu của ngân hàng nước sở tại về vốn điều lệ khi thành lập chi nhánh ở nước ngoài.

Cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước cần đánh giá lại tài sản theo đúng giá trị thực thông qua các công ty định giá với những qui định cụ thể và chặt chẽ, nên tổ chức đấu giá công khai trên thị trường. Bởi vì khối kượng tài sản của NHTMNN rất lớn cũng như thương hiệu của ngân hàng thương mại là tài sản vô hình khá phức tạp khi định giá. Đồng thời phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn diều lệ, góp phần đa dạng hàng hoá trên thị trường tài chính. Các ngân hàng cổ phần thì khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua với tỉ lệ tối đa không quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó. Đây là bước đệm quan trọng để tăng vốn cho các NHTM đồng thời có đủ năng lực tài chính kinh doanh ở thị trường nước ngoài.

7. Nâng cao hiệu quả marketing:

Hoạt động marketing trong ngân hàng càng tinh sảo có chất lượng cao, có tính chuyên nghiệp…càng chứng tỏ trình độ phát triển, thế mạnh trong cạnh tranh của ngân hàng đó, nó càng làm cho thương hiệu của ngân hàng ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để có thể thấy được marketing là một công nghệ ngân hàng, một công cụ quảng bá thương hiệu thực sự có hiệu quả thì trước tiên chúng ta phải xem xét nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing.

Con người là yếu tố quyết định đến hiẹu quả marketing. Người quản ký, điều hành thực thi việc hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện, phối kết hợp giữa các bộ phận , đơn vị, chi nhánh, các cán bộ trong hoạt dộng marketing. Cán bộ marketing là người trực tiếp thực thi các hoạt động marketing cũng như tham mưu, đề xuất chiến lược, các biện pháp cụ thể cho hoạt động marketing. Yếu tố con người ở đây còn là trình độ chuyên môn còn là nhận thức và am hiểu, thành thoạ về marketing ngân hàng.

Trình độ công nghệ ngân hàng hiện đạicho phép triển khai các hoạt động marketing hiện đại, đa dạng và có chất lượng; tiến hành liên tục trên phạm vi rộng và tiết kiệm chi phí. Năng lực tài chính và qui mô của ngân hàng là điều

kiện đầu tư kinh phí cho hoạt động marketing, đào tạo cán bộ đầu tư cho tiếp thị, có điều liên tổ chức hoạt độnh marketing có hiệu quả…

Một số nội dung chủ yếu củ hoạt động marketing ngân hàng:

Trước tiên là quảng cáo: Mục đích của quảng cáo là quảng bá hình ảnh, thương hiệu, danh tiếng ngân hàng; giới thiệu các nghiệp vụ, dịch vụ cùng với chất lượng, tiện ích đi kèm vủa ngân hàng cho khách hàng; giới thiệu các thông tin, chỉ dẫn cách sử dựn hay tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng…cách thức tiến hành quảng cáo hết sức đa dạng: trên tạp chí, báo in, báo điện tử, trên trang web của ngân hàng hoặc thuê trên trang web khác, xây dựng hay thuê các bản quảng cáo bằng điện tử hay panô quảng cáo thông thường lắp đặt tại nơi đông người, phát trên truyền hình, đài phát thanh; tài trợ cho hạot động thể thao, các hoạt động văn hoá xã hội, từ thiệ khác…

Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo, tập huấn,hội nghị chuyên đề với khách hàng qua đó giới thiệu thông tin cho khách hàng với những nội dung mà ngân hàng thấy cần truyền tải trực tiếp tới từng đối tượng khách hàng. Thông qua đó cũng tạo sự gắn bó, gần gũi, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Hoạt động marketing nói trên có thể tổ chức đơn lẻ hoặc kết hợp với hội nghị tổng kết, khai trương chi nhánh mới, công bố các dịch vụ mới…

Cán bộ lãnh đạo ngân hàng chủ động gặp lãnh đạo doanh nghiệp hay tổ chức, cán bộ marketing ngân hàng trực tiếp với khách hàng, thuyết phục họ, giới thiệu với họ các sản phẩm dịch vụ cuả ngân hàng hoặc quảng bá, giới thiệu hình ảnh của công ty…

8: Xây dựng thương hiệu ngân hàng.

Thương hiệu là yếu tố quan trọng , là nguồn tài sản lớn trong một số trường hợp gía trị thương hiệu của DN có thể lớn hơn tổng số tài sản hữu hình. Để phát triển thương hiệucủa mình mỗi ngân hàng cần có chiến lược và kế hoạch rõ ràng , phải dành nguồn lực cần thiết để tiến hành nghiên cứu thị trường và khách hàng, thực hiện thường xuyên việc quảng bá về thương hiệu của mình. Trong quá trình này cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

Cần tuyên truyền, giáo dục cho toàn thể cán bộ của ngân hàng hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quảng bá thương hiệu ngân hàng, tự giác tham gia và có những đóng góp thiết thực cho hoạt động này.

Cần xác định và nêu rõ triết lý kinh doanh của ngân hàng đến từng khách hàng, cố gắng tạo dựng hình ảnh của ngân hàng.

Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ cao, tiện lợi và an toàn cho khách hàng coi đây là yếu tố quyết định đối với giá trị và mức độ thành công của thương hiệu ngân hàng.

Trong quá trình quảng bá, cần chú ý cung cấp các thông tin và chỉ ra cho các khách hàng nhận biết những nổi trội của ngân hàng mình trong chất lượng và cách thức cung cấp dịch vụ để họ có thể tự so sánh với các ngân hàng khác và tự rút ra kết luận.

9.Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài

Việc một loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam bán hoặc thương thảo bán cổ phần cho các ngân hàng lớn của nước ngoài trong thời gian qua cho thấy sức hấp dẫn của các ngân hàng Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng trở nên mạnh mẽ trong lĩnh vực này.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB) bán 10% cổ phần cho Ngân hàng Anh Standard Chartered, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) bán cổ phần cho Ngân hàng Hồng Công-Thượng Hải (HSBC) và Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) đang thương lượng bán 10% cho ngân hàng Mỹ Cathay Bank.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, bình quân lãi ròng trên vốn tự có đạt trên 30% của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đang là một con số rất hấp dẫn đối với giới đầu tư tài chính quốc tế. Mặt khác, với kinh nghiệm hoạch định chiến lược, các nhà đầu tư này cũng hiểu rằng khi đầu tư vào một doanh nghiệp trong nước có thương hiệu định hình sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn, rút ngắn giai đoạn đầu tư và thuận lợi hơn trong việc đóng góp vào công tác quản trị nội bộ. Đây là lý do chính khiến ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài 'nhòm ngó' các ngân hàng trong nước, tiến hành thương thảo, tiếp xúc để trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng của Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy hoạt động của những ngân hàng trong nước có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng phát triển, minh bạch và rõ ràng hơn. Với những ưu thế về kinh nghiệm và tập quán kinh doanh hiện đại, các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào công tác quản trị những ưu thế kinh doanh nổi trội. Nhờ đó, các ngân hàng trong nước tự hoàn thiện mình trong công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao 'hàm lượng' dịch vụ trong mỗi sản phẩm tài chính đưa ra công chúng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank Nguyễn Thị Nga đã gọi HSBC là đối tác chiến lược không chỉ trong thời điểm hiện tại, khi ngân hàng bán 10% cổ

phần cho HSBC, mà cả trong tương lai vì những lợi ích từ việc bán cổ phần cho HSBC đem lại.

Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi HSBC tham gia vào ngân hàng từ cuối năm 2005, giá cổ phiếu của Techcombank trên thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) đã tăng gấp gần 8 lần so với mệnh giá, đạt xấp xỉ 8 triệu đồng/cổ phiếu, trong vòng vài tháng.

Với cam kết của HSBC về việc hỗ trợ Techcombank mỗi năm 1 triệu USD trong vòng 3 năm (2006-2008) cho các chi phí về hỗ trợ nâng cao kỹ thuật, công nghệ, Techcombank đã liên tục mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích phục vụ khách hàng, tăng nhanh các loại hình dịch vụ công nghệ cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn sắp tới, chính sách linh hoạt hoàn chỉnh về quy định nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng cổ phần sẽ có tác động tích cực đến quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng - vốn dĩ là một trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận rất cao.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước nên để người mua (ngân hàng nước ngoài) và người bán (ngân hàng trong nước) tự thỏa thuận với nhau mức tỷ lệ mà họ mong muốn và cho phép ngân hàng trong nước được quyền tự quyết định có thể chỉ bán cổ phần cho một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Tóm lại, để chủ động cho quá trình hội nhập WTO thì ngành ngân hàng tài chính nói chung và các NHTM nói riêng cần phải nghiêm túc và khẩn trương khắc phục các điểm yếu, phát huy các điểm mạnh, vượt qua thử thách và tận dụng các cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bản thân mỗi NHTMVN cần phải thực hiện một loạt các biện pháp như tiếp tục công cuộc cải cách, định hướng phát triển thành các tập đoàn tài chính, cổ phần hoá các NHTMNN, nâng cao năng lực quản trị…Bên cạnh đó thì các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc họach định và thực thi các chính sách, cần nâng cao tính chủ động cho các NHTM về các phương diện như hoạt động kinh doanh, nhân sự, tài chính, quản trị rủi ro để hệ thống NHTMVN có thể tồn tại và đứng vững được trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt khi mà các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện và hàng loạt ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường VN.

MỤC LỤC

Phần I: Lời giới thiệu...1

Phần II: Nội dung I. Cơ sở lý luận...2

1. WTO và quá trình Việt Nam gia nhập WTO...2

Những vấn đề cơ bản về tổ chức WTO...2

Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập WTO...2

Cơ hội...2

Thách thức...3

2. Các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng khi VN gia nhập WTO...4

II. Cơ sở thực tiễn...7

1. Hoạt động của hệ thống NHTM trước khi gia nhập WTO...7

2. Cơ hội và thách thức của NHTM khi gia nhập WTO...8

Cơ hội...8

Thách thức...10

III. Giải pháp...16

1. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn...16

2. Nâng cao trình độ quản lý, năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản trị...18

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh...20

4. Đổi mới công nghệ thông tin...22

5. Xây dựng tập đoàn ngân hàng...24

6. Mở chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài...26

7. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing...27

8. Xây dựng thương hiệu ngân hàng...28

9. Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài...29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS,TS Nguyễn Thị Quy- Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập- Nhà xuất bản lý luận chính trị-trang 78

2. TS.Hoàng Đức-Chuẩn bị điều kiện cho việc mở chi nhánh NHTM ở nước ngoài một yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngân hàng ở nước ta hiện nay- Tạp chí phát triển kinh tế- T2/2005- Trang36

3. PGS.TS.Phương Ngọc Thạch- Một số thách thức lớn khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới- Tạp chí phát triển kinh tế-T1/2005-Trang 30

4. Lê Thị Vân Anh- Gia nhập WTO: cơ hội và thách thức-Tạp chí thông tin tài chính- Số 6 T3/2006- Trang19

5. Lê Minh Hưng- Quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam:một số kinh nghiệm quốc tế cần lưu ý-Tạp chí ngân hàng- Số 1+2/2006- Trang7

6. PGS.TS. Nguyễn Đình Tự- Cải cách ngân hàng thương mại, góp phần phát triển kinh tế ở nước ta và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế-Tạp chí ngân hàng-Số 1+2/2006- Trang52

7. GS.TSKH.Nguyễn Duy Gia- Hệ thống ngân hàng Việt Nam cạnh tranh- phát triển- hội nhập quốc tế xu hướng tất yếu của thời đại- Tạp chí ngân hàng- Số 8/2006- Trang 14

8. Ths. Trần Ngọc Lân- Mở rộng hoạt động dịch vụ đối với các ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế- Tạp chí ngân hàng -số 11/2005- Trang 31

9. Ths. Lê Hoàng Lan- Một số cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO- Tạp chí ngân hàng- Số 10/2005- Trang 10

10.TS. Phạm Quang Thao- Cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam- Tạp chí ngân hàng- Số 10T5/2005

11.PGS.TS.Lê Hoàng Nga- Xây dựng tập đoàn tài chính đa năng trong các ngân hàng thương mại- Tạp chí ngân hàng -Số 5/2006-Trang 20

12.TS. Đinh Thị Diên Hồng- Đa dạng hoá hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTMVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế- Tạp chí ngân hàng -Số 5/2002- Trang 19

TS. Lê Khắc Trí- Định hướng và giải pháp giải quyết một số vấn đề trong quá trình đổi mới của các ngân hàng thương mại- Tạp chí ngân hàng -Số 5/2002- Trang5

13.TS. Nguyễn Đình Tự- Suy nghĩ về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam- Tạp chí ngân hàng- số 12/2003- Trang 1

14.Lê Văn Luyện- Vấn đề tăng vốn chủ sở hữu nhằm phát triển quy mô và nâng cao sức cạnh tranh của các NHTMVN để hội nhập quốc tế- Tạp chí ngân hàng - Số 9/2003-Trang 31

15.Ngô Vi Trọng- Lê Hồ An Châu- Bancassurance- bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại- Tạp chí ngân hàng -số 8/2003- trang 62

16. Ths. Tôn Thanh Tâm- Hội nhập quốc tế về ngân hàngcơ hôi jvà thách thức xét từ môi trường pháp lý, vốn và dịch vụ- Tạp chí ngân hàng số 4/2003- Trang 4

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của các NHTMVN trước ngưỡng cửa VN gia nhập WTO (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w