Những giải pháp nhằm nâng cao thương hiệu mạng di động Beeline

Một phần của tài liệu Đánh giá sự nhận biết thương hiệu của người dân TPLX, AG đối với mạng di động beeline (Trang 21 - 24)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Những giải pháp nhằm nâng cao thương hiệu mạng di động Beeline

Logo:

Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như phong cách, màu sắc, bố cục…nhưng trong đó tạo ra sự ấn tượng sâu sắc nhất cho khách hàng chính là logo (biểu tượng của doanh nghiệp). Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp, logo là một dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp, là dấu hiệu dễ nhớ nhất đối với người tiêu dùng về thương hiệu doanh nghiệp, nghĩa là chỉ cần nhìn vào logo, người ta cũng có thể đọc được tên của công ty có logo đó

Một logo tốt đưa công ty vượt ra khỏi sự im lặng, nó phô trương sức mạnh và giá trị của công ty. Một công ty phát đạt luôn quan tâm tới tiếp thị và một công ty quan tâm tới tiếp thị không bao giờ chấp nhận một logo mờ nhạt. Hơn thế nữa, một logo tốt thường là sự kết hợp giữa tính đơn giản và tính độc đáo. Trong bất kì trường hợp nào, logo cần được thiết kế để có thể gây ấn tượng ở ngay cái nhìn đầu tiên. Mục đích là chỉ sau một vài lần nhìn, người ta có thể cảm thấy quen với logo đó và có thể phân biệt giữa hàng trăm logo khác vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải sử dụng logo như là hình ảnh biểu trưng cho mình trong mọi bối cảnh xuất hiện: quảng cáo, báo chí, tivi, website,… Bên cạnh đó, trên các quà khuyến mãi, thẻ sim, thẻ cào, panô, áp phích và bảng hiệu ở các cửa hàng đại lý giúp cho việc quảng bá hình ảnh của thương hiệu được rộng rãi hơn và đi vào tâm trí của người tiêu dùng hơn.

Slogan:

Chúng ta đều biết rằng slogan được hiểu là khẩu hiệu thương mại của một công ty, là hình thức biểu hiện triết lý và ý tưởng kinh doanh của một công ty, là bộ phận trong toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu và là một phần quan trọng của giá trị thương hiệu công ty. Nói cách khác, slogan là một phần của văn hóa công ty. Bên cạnh đó, slogan là phần cô động nhất của thương hiệu được gửi đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hình dung được thương hiệu và sản phẩm một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn.

Một slogan hay phải hội đủ các yếu tố sau: thứ nhất là phải có mục tiêu nhất định và luôn trung thành với khát vọng vươn đến mục tiêu đó, thứ hai là phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đọc, thứ ba là phải không phản cảm đối với người tiêu dùng và cuối cùng là phải nhấn mạnh vào lợi ích của sản phẩm và dịch vụ.

Vì vậy, theo ý nghĩa trên thì slogan của Beeline chưa thật sự hoàn thiện, vì slogan của Beeline còn khá dài, được viết bằng tiếng nước ngoài làm cho người tiêu dùng khó hiểu, khó nhớ và không biết nhiều thông tin hay lợi ích khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Beeline. Tuy có nhiều thương hiệu khác cũng có slogan bằng tiếng nước ngoài khi thâm nhập vào thị thường Việt Nam nhưng slogan của họ dễ nhớ, đôi khi người tiêu dùng có thể hiểu ngay như Nokia “Connecting people – kết nối mọi người”, hay Adidas

“Nothing is impossible – Không gì là không thể”. Đây có thể xem là một kinh nghiệm thiết kế slogan cho Beeline khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, vì vậy, doanh nghiệp có thể dùng tiếng nước ngoài nhưng câu slogan phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu và dễ đọc. Hay cách khác, Beeline có thể chuyển câu slogan của mình sang ngôn ngữ Việt Nam để có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn, điển hình như Prudential “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, hay KFC “Vị ngon trên từng ngón tay”.

Chiêu thị:

Trong thời đại thông tin ngày nay, việc sử dụng các hình thức chiêu thị là một việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp nếu doanh nghiệp muốn có thêm nhiều khách hàng, lợi nhuận và tồn tại lâu dài. Việc sử dụng các hình thức chiêu thị là rất cần thiết cho việc tuyên truyền hình ảnh, sản phẩm, các thông tin và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh nâng cao thương hiệu bằng một vài hình thức sau đây:

- Quảng cáo ngoài trời (như panô, băng rôn, tờ rơi, các sự kiện tổ chức ngoài trời).

- Quảng cáo thường xuyên trên truyền hình, báo chí, radio.

GVHD: Ths Cao Minh Toàn Trang 22

SVTH: Trần Thị Minh Thi

- Quảng cáo thông qua website riêng của Beeline: với công nghệ khoa học hiện nay thì việc sử dụng internet là phổ biến và dễ dàng đối với hầu hết mọi người, vì vậy việc nâng cấp hệ thống website cho tiện nghi, cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng là cần thiết.

- Và các loại hình quảng cáo khác.

Bên cạnh việc đa dạng các hình thức chiêu thị như trên thì doanh nghiệp cần quan tâm đến nội dung quảng cáo. Nội dung quảng cáo phải mang tính hiện đại, dễ hiểu, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem nhưng đồng thời cũng phải cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp và thông điệp mà doanh nghiệp muốn chuyển tải.

PR:

Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu một thương hiệu mạnh, có sự nhận biết cao, có chỗ đứng bền vững trong tâm trí người tiêu dùng.

Trong thực tế, mong muốn phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp sẽ được triển khai thực hiện bằng những chiến lược, và những kế hoạch cụ thể, trong đó những công cụ quan hệ công chúng - PR (Public Relation).

PR là hoạt động nhằm chủ động kiến tạo hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu doanh nghiệp với cộng đồng mà doanh nghiệp quan tâm. Một trong những điều hấp dẫn người tiêu dùng của hoạt động PR là mang lại một lợi ích thiết thực cho khách hàng mục tiêu.

Có lẽ chưa bao giờ hoạt động PR được các doanh nghiệp khai thác mạnh như hiện nay.

Hàng loạt các gameshow truyền hình đều có bàn tay PR tham dự. Như vậy đây là một chuỗi các hoạt động mang tính chiến lược nhằm giao tiếp với cộng đồng mà không chỉ là khách hàng mục tiêu. Ví dụ chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của Unilever, “Đèn đom đóm” của Dutch Lady Việt Nam, chương trình “Thắp sáng ước mơ xanh” của Công ty Dệt May Thái Tuấn, “Tiếp sức mùa thi” của Thiên Long, “Ươm mầm tài năng” của Vinamilk hay “Ấm áp mùa đông” của Công ty 4 Oranges,… là những ví dụ về những hoạt động PR điển hình. Qua đó, Beeline có thể nâng cao vị thế thương hiệu của mình bằng cách tài trợ cho các chương trình gameshow, các chương trình từ thiện hay tổ chức các event có liên quan đến các ngày kỷ niệm của doanh nghiệp hoặc các hoạt động xã hội nhằm mang hình ảnh cộng đồng nhiều hơn để từ đó tiếp cận dễ dàng với người tiêu dùng hơn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mãi:

Muốn phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, lấy chất lượng làm nền tảng cho sự phát triển thương hiệu nhằm duy trì niềm tin khách hàng đối với thương hiệu và thu hút một lượng khách hàng mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ mật thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm duy trì lòng trung thành của thương hiệu đối với khách hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách phù hợp cho từng đối tượng riêng biệt để thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, nhất là trong gian đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Hơn nữa, doanh nghiệp cần thực hiện các chương trình khuyến mãi thường xuyên vì khuyến mãi được xem là công cụ hữu ích trong việc tăng doanh số và thu hút khách hàng mới. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược khuyến mãi riêng biệt và độc đáo, vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa đem lại lợi ích cho khách hàng, tuy nhiên chương trình khuyến mãi đó cũng phải phù hợp với điều kiện theo từng giai đoạn của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Đánh giá sự nhận biết thương hiệu của người dân TPLX, AG đối với mạng di động beeline (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w