Cơ sở pháp lý hiện hành

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để phát triển đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 40 - 117)

1.3.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành;

Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Để hướng dẫn việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản sau:

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp GCN QSD đất, thu hồi đất, thực hiện QSD đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đaị

- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ số 84/2007/NĐ-CP

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 - Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện NĐ số 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP.

- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.

- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

1.3.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố Hà Nội ban hành: Để cụ thể hóa quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, từ Luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản pháp quy bao gồm:

- Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành "Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, thực hiện NĐ số 197/2004/NĐ-CP ra ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

- Quyết định số 242/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của UBND thành phố ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2007.

- Quyết định số 81/2005/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá chuẩn xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên trên địa bàn thành phố để xác định giá trị đền bù.

- Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành "Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

- Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

1.4. Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ thi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắp các tỉnh, thành trong cả nước đã thực hiện chính sách thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 10 năm 2013, cả nước đã có 289 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 81.500ha, phân bố tại 59/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 50.000ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo số liệu thống kê sơ bộ trong số 289 KCN được thành lập, 202 KCN đã đi vào hoạt động có tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký là trên 5 tỷ USD; còn lại 87 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Trong 81.500 ha đất đã thu hồi có hơn 80% là đất nông nghiệp và trong đó khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm. Đây là những khu vực đất đai thuộc loại màu mỡ, cho 2 vụ lúa/năm. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối, giai đoạn 2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm. Sự gia tăng này có thể đến từ việc mở rộng một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm nghiệp... Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 hạ Có 41/63 tỉnh giảm diện tích đất trồng lúạ Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê), trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp (công trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinh doanh), việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động đến đời sống của trên nhiều hộ gia đình (Nguồn: Tổng điều tra đất đai, khu công nghiệp năm 2000, 2005, 2010, 2013). Những năm qua, mặc dù Nhà nước và các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể trong việc bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư đối với nông dân bị thu hồi đất, nhưng trên thực tế 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi đã bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25 -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 30% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, hậu quả lực lượng lao động vùng nông thôn thiếu và không có việc làm (Đinh Văn Đãn & Lưu Văn Duy, 2009).

Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hộị Để thu hồi đất, Nhà nước phải tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho những người có đất bị thu hồi, tuy nhiên, việc thực hiện công tác này trong thời gian qua là chưa tốt, trở thành một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai, làm phát sinh nhiều khiếu nại của công dân (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

- Về chính sách: Chính sách bồi thường, hỗ trợ trong thời gian trước đây chưa thoả đáng, làm thiệt hại lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồị Tuy nhiên hiện nay chính sách bồi thường, hỗ trợ đã được điều chỉnh ngày càng thoả đáng hơn và về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Về tổ chức thực hiện: Trong tổ chức thực hiện đã để xảy ra nhiều sai phạm, là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, đáng chú ý là các sai phạm sau:

+ Giá đất bồi thường trong rất nhiều trường hợp thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhiều trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng đất ở hoặc mua lại nhà ở mới tại khu TĐC (theo kết quả kiểm tra một năm thi hành Luật Đất đai 2003, trong số đơn khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, GPMB, TĐC có tới 70% số trường hợp khiếu nại về giá đất nông nghiệp bồi thường, hỗ trợ quá thấp so với giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường, giá đất ở được giao tại nơi TĐC lại quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi, có tới 20% số trường hợp bị thu hồi đất và được bồi thường theo các chính sách trước đây, nay khiếu nại đòi bồi thường theo giá đất mới);

+ Chưa có sự liên kết giữa các quy định trong việc xác nhận tính hợp pháp về QSDĐ khi cấp GCN QSDĐ và khi tính toán mức bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Từ đó dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở các địa phương để giải quyết vấn đề này cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 khác nhau, nhiều trường hợp mang tính chủ quan, không công bằng trong xử lý giữa những trường hợp có cùng điều kiện.

+ Tại nhiều dự án, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ để GPMB chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục từ công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch, quyết định thu hồi đất, đề xuất phương án,... cho tới khâu cưỡng chế. Sai phạm chủ yếu về trình tự thực hiện là không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi, không có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong thành phần HĐBT không có sự tham gia của đại diện những người có đất bị thu hồị

+ Nhiều dự án chưa có khu TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở. Một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

+ Trong việc thu hồi đất tại một số dự án còn có những biểu hiện tiêu cực như: thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế hoặc xây dựng công trình công cộng nhưng một thời gian sau lại quyết định sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở hoặc phân lô bán nền; trong khu tái định cư bố trí cả những đối tượng không thuộc diện tái định cư, trong đó có cả những trường hợp là người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo trong khi nhiều người thuộc diện TĐC không được bố trí .

Năm 2012, 2013 là một năm hết sức khó khăn của công tác GPMB với các dự án XDCB bởi những vướng mắc mang tính hệ thống vẫn chưa được tháo gỡ và đặc biệt là Nghị định 69/2009/NĐ- CP dù đã đi vào cuộc sống nhưng còn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Cụ thể:

+ Với những thay đổi tích cực về các quy trình thủ tục ở các khâu từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư..., Nghị định 69/2009/NĐ- CP đã giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, các văn bản hiện tại quy định giá bồi thường được tính từ thời điểm Nghị định có hiệu lực. Điều này kéo theo rất nhiều vấn đề nan giảị Những hộ dân chấp hành nghiêm quy định của nhà nước, tích cực bàn giao mặt bằng sớm thì nhận mức giá đền bù thấp, còn hộ nào chây ỳ cố tình không bàn giao mặt bằng lại nghiễm nhiên đến thời điểm này được nhận mức giá caọ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 + Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB ở các địa phương làm việc chưa thật sự chặt chẽ và khoa học. Mặt khác, điểm nổi cộm hiện nay là một số chính quyền địa phương còn có tâm lý phân biệt giữa công trình do địa phương quản lý và các công trình quốc gia đi qua địa bàn. Với các công trình của địa phương, gắn liền với quyền lợi của địa phương thì chính quyền những nơi này vào cuộc mạnh mẽ nhưng với các công trình quốc gia, quyền lợi không lớn nên nhiều cán bộ không thật sự tận tâm (Đặng Hùng Võ và Tổng cục Quản lý đất đai (T6/2009) Báo cáo đề xuất "về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện ở Việt Nam).

+ Ngoài các vấn đề trên, quy định của Bộ Tài chính được trích 2% tổng kinh phí đền bù GPMB cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Với các dự án có kinh phí GPMB hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng thì chi phí để thực hiện là rất lớn, nhưng ngược lại với các dự án chỉ vài tỷ đồng thì số tiền để chi cho công tác tổ chức GPMB thật sự không đáng kể. Tất cả những vấn đề trên đều hết sức nan giải và khó có thể cải thiện trong ngày một ngày haị

1.5. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây được thực hiện theo các văn bản: Quyết định 18/ 2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND thành phố quy định hạn mức đất, hạn mức công nhận đất ở đối với đất vườn ao trong khu dân cư, kích thước diện tích tối thiểu được tách thửa cho các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nộị

* Thực trạng về tình hình bồi thường, hỗ trợ: Tính đến ngày 01/12/2013, hiện trên địa bàn Thành phố đang có 1.125 dự án liên quan đến thu hồi đất để GPMB với

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để phát triển đô thị trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 40 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)