CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
3.3. Mô hình nhận thức về diễn biến độ rộng cửa sông
Bắt đầu từ giai đoạn 1, từ tháng 1 đến tháng 4, khi kết thúc mùa lũ và bắt đầu mùa kiệt, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, cửa sông có xu thế thu hẹp lại. Yếu tố ảnh hưởng chính trong giai đoạn này là hướng gió và hướng sóng. Nếu hướng sóng và hướng gió càng lệch về phía Đông, đặc biệt là về khu vực có góc vuông góc với cửa sông, cửa sông có xu thế thu nhỏ dần. Mối quan hệ tương quan giữa tỷ lệ mở cửa sông với biến hướng sóng và hướng gió được thể hiện ở phương trình (14).
Giai đoạn 2, từ tháng 5 đến tháng 9 khi mùa kiệt đang diễn ra, lưu lượng trên sông không lớn và gió mùa Tây Nam hoạt động, cửa sông tương đối ổn định. Yếu tố ảnh hưởng chính trong giai đoạn này là năng lượng sóng, hướng sóng và lăng trụ triều.
Với cùng một giá trị lăng trụ triều, nếu hướng sóng lệch về phía Nam, cửa sông có xu thế mở rộng ra. Năng lƣợng gió càng lớn thì cửa sông có xu thể thu hẹp lại. Mối quan
hệ tương quan giữa tỷ lệ mở cửa sông với biến hướng sóng, năng lượng sóng và lăng trụ triều được thể hiện ở phương trình (15).
Giai đoạn 3 với đặc trƣng là lũ lớn và gió mùa Đông Bắc thổi mạnh diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, cửa sông sẽ mở rộng khi có lũ lớn và sau đó thu hẹp dần để quay về quy luật của giai đoạn 1. Yếu tố ảnh hưởng chính trong giai đoạn này là lưu lượng, năng lượng sóng và hướng sóng. Với cùng một giá trị độ lớn của năng lượng sóng, lưu lƣợng sông càng lớn thì cửa sông có xu thế mở rộng ra. Ngƣợc lại, cửa sông có xu thế thu hẹp lại khi hướng sóng lệch về hướng Đông và vuông góc với cửa. Mối quan hệ tương quan giữa tỷ lệ mở cửa sông với biến hướng sóng, năng lượng sóng va lưu lượng sông được thể hiện ở phương trình (16)
Hình 23. Mô hình nhận thức diễn biến độ rộng cửa sông Đà Diễn .
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn đã tổng quan điều kiện tự nhiên, điều kiện khí tƣợng thủy hải văn và kinh tế xã hội, hiện trạng khu vực cửa sông Đà Diễn, tỉnh Phú Yên. Từ đó xác định đƣợc tính cấp thiết của việc xây dựng mô hình nhận thức diễn biến hình thái cửa sông Đà Diễn trong việc xác định nguyên nhân cơ chế bồi lấp cửa sông và đề xuất giải pháp khắc phục.
Luận văn sử dụng số liệu lưu lượng trung bình ngày đo đạc tại trạm Củng Sơn, số liệu khí tƣợng, thủy hải văn toàn cầu từ ECMWF làm biến độc lập và số liệu từ ảnh viễn thám Landsat làm biến phụ thuộc. Từ đó, áp dụng mô hình phân tích hồi quy đa biến từng bước logistic để xác định những biến độc lập nào là những biến gây tác động chính trong ba giai đoạn đặc trƣng khác nhau về khí hậu, xây dựng mối quan hệ và phương trình tương quan với biến tỷ lệ đóng mở cửa sông.
Qua tổng quan các nghiên cứu về hình thái cửa sông, có thể thấy độ rộng cửa sông B là một trong những đặc trƣng của cửa sông bên cạnh Diện tích mặt cắt cửa sông A và Hướng cửa sông ϴ. Trong khuôn khổ luận văn, biến độ rộng cửa sông Đà Diễn qua thời gian đƣợc lựa chọn để đánh giá diễn biến hình thái cửa sông trong giai đoạn từ năm 1988 – 2009.
Từ kết quả nghiên cứu có thể đƣa ra những kết luận chính sau:
- Hướng của sóng có tác động để cơ chế biến đổi độ rộng cửa sông trong suốt cả năm. Nếu hướng gió vuông góc với cửa sông, cửa sông có xu thế bị bồi lấp do bùn cát được đưa vào từ đụn cát chìm ở phía ngoài cửa đưa vào. Nếu hướng sóng dịch về hai phía bờ của cửa, tỷ lệ cửa sông mở sẽ tăng.
- Giai đoạn 3 từ tháng 10 đến tháng 12 là giai đoạn duy nhất cửa sông có xu thế mở (hay xói lở) cao. Khi có lũ trong trong sông, lưu lượng đổ qua cửa sông lớn, cửa sông sẽ có xu thể mở rộng. Đặc biệt, khi lưu lượng trung bình ngày tại trạm Củng Sơn vượt qua ngưỡng 5560m3/s tương đương với giá trị lưu lượng trung bình nhiều năm một ngày lớn nhất trong thời kỳ tự nhiên theo nghiên cứu của Nguyễn Tiền Giang và nhóm nghiên cứu (2016) [3], cửa sông chắc chắn mở rộng để thoát lũ. Tần suất xuất hiện của giá trị lưu lượng này là 35%, tức là cứ 3 năm thì cửa sông chắc chắn mở rộng lớn hơn 450m ít nhất một lần. Bùn cát tại
cửa sẽ theo dòng chảy từ sông đẩy ra biển và tạo ra những đụn cát phía bên ngoài cửa.
- Giai đoạn 1 từ tháng 1 đến tháng 4 là giai đoạn bồi lấp chính dưới tác động của gió mùa Đông Bắc. Giai đoan 2 từ tháng 5 đến tháng 9 là giai đoạn cửa sông ít biến đổi nhất. Đây là thời điểm gió mùa Tây Nam hoạt động và lưu lượng đổ ra từ trong sông không lớn.
Luận văn đã xây dựng đƣợc mô hình nhận thức diễn biến hình thái cửa sông Đà Diễn, tỉnh Phú Yên đảm bảo đƣợc:
- Khả năng mô tả đƣợc diễn biến tự nhiên hàng năm tại đây;
- Tính đơn giản hóa của mô hình nhận thức
Nghiên cứu này là bước đầu tạo cơ sở để cho những nghiên cứu tiếp theo sâu sắc hơn trong việc xác định nguyên nhân cơ chế bồi lấp cửa sông Đà Diễn, tỉnh Phú Yên và đề xuất giải pháp chỉnh trị. Do khuôn khổ luận văn còn nhiều hạn chế về thời gian, kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở các ngƣỡng định lƣợng cơ bản cho các yếu tố tự nhiên có ý nghĩa làm thay đổi diễn biến độ rộng của cửa sông và mô hình nhận thức về cơ chế thay đổi độ rộng cửa sông. Luận văn đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực xây dựng mô hình nhận thức nhƣ sau: Mô hình nhận thức đƣợc xây dựng trong luận văn sẽ đƣợc sử dụng làm cơ sở để xây dựng mô hình mô phỏng diễn biến hình thái cửa sông Đà Diễn, tỉnh Phú Yên. Nếu kết quả mô phỏng không tốt, mô hình nhận thức sẽ đƣợc hiệu chỉnh để cải thiện chất lƣợng của mô hình mô phỏng. Vòng lặp trên sẽ đƣợc lặp đi lặp lại đến khi mô hình mô phỏng có thể mô phỏng đƣợc tốt các quá trình vận động tại cửa sông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO