Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay

Một phần của tài liệu SINH HỌC VI SINH VẬT (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP ĐỂ DẠY CHƯƠNG III

2.3.1. Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay

E - learning và những giải pháp đào tạo trực tuyến đang phát triển khá đa dạng, phong phú về cả nội dung và cách thức thể hiện. Trong đó, chủ yếu là hình thức Website, cổng thông tin, blog. Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu đánh giá một số mô hình Website trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay. Trước khi đi vào xem xét và đưa ra những đánh giá, chúng tôi đi vào phân loại các Website dạy học theo bảng 2.2.

Bảng 2.2: Phân loại Website trong giáo dục và đào tạo Đặc điểm

Cơ sở

phân loại Nội dung Các dạng

Đặc trưng thiết kế Ngôn ngữ thiết kế, tính chất của Website

- Web tĩnh - Web động Đối tượng Khách hàng, người học, đối

tượng chính mà các Website hướng đến

- Giáo viên

- Học sinh phổ thông - Sinh viên

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội - Khoa Sinh học Bộ môn Phương pháp dạy học sinh học

31

- Người học tự do Môn học Nội dung kiến thức của Website - Chuyên ngành

- Tổng hợp Chủ thể quản lý Cơ quan, tổ chức, cá nhân xây

dựng và điều hành Website

- Công ty doanh nghiệp, tổ chức lớn

- Các trường học và cơ sở giáo dục

- Cá nhân Các khâu của quá

trình dạy học

Nội dung Website hướng đến thực hiện một hay một số khâu của quá trình dạy học

- Học kiến thức mới

- Ôn luyện, củng cố kiến thức - Kiểm tra, đánh giá

Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, vì những mô hình Website dạy học hiện nay khá đa dạng. Qua việc phân loại các website, chúng tôi đưa ra một số nhận định về ưu, nhược điểm của các Website dạy học ở Việt Nam hiện nay như sau:

2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm

- Về mặt nội dung: Có sự đa dạng thành phần kiến thức và học liệu thuộc nhiều môn học, cấp học, bậc học, chuyên ngành học khác nhau. Hình thức thể hiện phong phú, sinh động, hấp dẫn, thuận tiện cho việc nghiên cứu và trao đổi.

- Có sự tham gia của những giáo viên giỏi, những chuyên gia hàng đầu thuộc các môn học khác nhau.

- Về mặt công nghệ: Ứng dụng thành công một số giải pháp tiên tiến nhất hiện nay vào phát triển mô hình dạy học trong đó nổi bật là công nghệ phần mềm với hệ thống phần mềm trong dạy học rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra, còn sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ và tiện ích khác làm tăng tốc độ đường truyền, chất lượng âm thanh, hình ảnh.

- Thực hiện khá tốt nhiệm vụ dạy học: Tăng tính tương tác, tính đa lựa chọn, tính linh hoạt và tính mở. Tạo ra được những thay đổi tích cực về mặt nội dung và phương pháp so với học truyền thống góp phần đem lại những hiệu quả và hứng thú học tập nhất định đối với một số môn học như ngoại ngữ, vật lý, toán học, ...

Phạm Xuân Lam - K56A

32

- Tiến hành các hoạt động kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên, liên tục và toàn diện dưới nhiều hình thức. Từ đó, nhanh chóng phân loại, nắm bắt tình hình học sinh, thu nhận thông tin ngược để có những điều chỉnh sao cho phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện học của từng cá nhân học sinh.

2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm

Ngoài những ưu điểm như trên, Website dạy học hiện nay còn tồn tại một số hạn chế. Theo ThS Trương Tinh Hà, giám đốc điều hành mạng giaovien.net đã chỉ ra năm nhược điểm ở Website giỏo dục Việt Nam đú là: chưa nhận định rừ trỡnh độ và chưa xác định đúng đối tượng; chưa chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy; Website mắc nhiều lỗi thiết kế; thiếu tính tương tác; thiếu tính cập nhật (http:/www.giaovien.net/). Đánh giá một cách toàn diện, chúng tôi nhận thấy một số nhược điểm của Website dạy học qua mạng là:

- Về mặt lý luận dạy học: Việc dạy học qua mạng mới thực sự chỉ được tiến hành hiệu quả ở một số khâu của quá trình dạy học (như ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá), trong khi một quá trình dạy học hoàn thiện, đòi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự gồm các bước: kiểm tra kiến thức đầu vào → học kiến thức mới → ôn tập củng cố → kiểm tra đánh giá.

- Về phương pháp: Vận dụng phương pháp dạy học chưa được linh hoạt. Một số Website đưa lên những đoạn video quay lại bài giảng trên lớp, người học có thể mở ra và xem giống như ngồi học trên lớp. Bề ngoài tuy có vẻ là tốt, nhưng thực chất đó chỉ là một biện pháp "xem - chép" học sinh chưa có kỹ năng để tổng hợp kiến thức như học trên lớp trong khi lại không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên, không hề có sự tương tác giữa người dạy và người học

- Chất lượng học liệu thấp, số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học, một số chưa được thiết kế theo chuẩn E - learning, tính cập nhật còn thấp. Đây là một trở ngại không nhỏ khi tiến hành dạy qua mạng.

- Một số Website thiên về biểu diễn, cung cấp tất cả những kiến thức cần thiết cho người học dẫn đến tình trạng ỷ lại, kiến thức trùng lặp quá nhiều với sách giáo

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội - Khoa Sinh học Bộ môn Phương pháp dạy học sinh học

33

khoa, chưa tận dụng hết nguồn học liệu ngoài mạng, chưa rèn luyện được cho người học tư duy làm việc độc lập với máy tính và Internet.

- Do chưa có những nghiên cứu sâu sắc về kỹ thuật dạy học qua mạng Internet nên việc xây dựng các khóa học còn chưa có những tính toán cụ thể làm sao phù hợp nhất với từng môn học, nhóm đối tượng, từng bài học, khả năng của từng học sinh, điều kiện học tập và đặc điểm của địa phương.

2.3.1.4. Nguyên nhân

- Thứ nhất: Cơ sở vật chất còn thiếu. Hệ thống phần mềm hỗ trợ được Việt hóa còn ít. Do vậy, gây khó khăn cho việc tiếp cận và sử dụng của người dạy và người học

- Thứ hai: Thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến. Mặc dù chủ trương xã hội hóa giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tốt trong thời gian gần đây, tuy nhiên, dạy học qua mạng vẫn rất cần sự quan tâm tham gia xây dựng từ các cá nhân tập thể hay công ty lớn đặc biệt là đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

- Thứ ba: Quan điểm hiện tại về dạy và học qua mạng chưa khuyến khích được sự phát triển của những hình thức đào tạo trực tuyến xuất phát từ những lo ngại điều kiện triển khai và chất lượng đào tạo.

- Thứ tư: Yếu tố con người chưa sẵn sàng cho việc tiếp cận và triển khai hình thức học này. Có thể thấy đây là yếu tố đóng vai trò nội lực quyết định phần lớn đến sự phát triển của dạy và học qua mạng Internet.

2.3.1.5. Đánh giá thực trạng dạy học sinh học qua mạng

Dạy học sinh học qua mạng đã được triển khai với một số địa chỉ như http://hocmai.vn/, http://www.sinhhocvietnam.com/, http://bachkim.vn/, ... Đây là những trang thông tin tổng hợp, diễn đàn trao đổi kiến thức, bài tập sinh học được thể hiện dưới dạng trình chiếu các đoạn video quay lại bài giảng, giải đáp đề thi, giải đáp thắc mắc của học sinh và cả giáo viên, cung cấp kiến thức tham khảo, ... được lập ra phục vụ nhu cầu của số ít người học, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học sinh học trong trường phổ thông hiện nay.

Phạm Xuân Lam - K56A

34

Sinh học là môn có nhiều kiến thức thực nghiệm, khó có thể biểu diễn trong môi trường lớp học. Dạy học qua mạng với sự hỗ trợ của công nghệ hứa hẹn sẽ khắc phục được điều này. Tuy vậy, vấn đề này đa số các website dạy học sinh học chưa thực hiện được.

GV và HS hiện nay còn thiếu kỹ năng dạy và học qua mạng, không chỉ về mặt sử dụng và khai thác công nghệ mà cả về phương pháp dạy và học, đây là một trở ngại không nhỏ cho việc dạy học sinh học nói riêng và dạy học nói chung, cả ở trong nhà trường và trong đào tạo qua mạng. Bởi lẽ, một Website được xây dựng hết sức công phu, nội dung hữu ích nhưng không được khai thác hết để đem lại hiệu quả sẽ gây lãng phí. Do vậy kiến thức được đưa lên phải khắc phục được tính khô cứng, tránh những kiến thức gây nhàm chán đối với học sinh, tăng lượng kiến thức mang tính ứng dụng cao, kiến thức liên quan theo chủ đề được quan tâm, kiến thức bổ sung cho sách giáo khoa và kiến thức trên lớp, có thể dựa theo nhu cầu của người học nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung chương trình. Đặc biệt là những kiến thức mang tính thực tế, ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày như vấn đề môi trường, giáo dục giới tính, kỹ năng sống, vấn đề bệnh truyền nhiễm, công nghệ sinh học và ứng dụng của công nghệ sinh học, chắc chắn sẽ thu hút được người học.

Một phần của tài liệu SINH HỌC VI SINH VẬT (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)