CHƯƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO TT NIIT ANGIMEX NĂM 2007
4.3. Tình hình môi trường marketing bên ngoài
Ngày 23/2, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp CNTT Thủ đô Hà Nội về Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010 (Đề án 191) (7).
Theo đề án 191 mà Thủ tướng đã phê duyệt thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tăng cường về trình độ CNTT, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Và tại An Giang đề án 191 được hưởng ứng theo kế hoạch, Sở Bưu chính Viễn thông đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp đại diện của 483 doanh nghiệp trên địa bàn 11 huyện, thị, thành của tỉnh, trong đó có 25% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ và 75% doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, số lượng sử dụng CNTT thì tương đối cao, chỉ có 15% là chưa được trang bị trình độ CNTT (8). Tuy nhiên, mức độ sử dụng trình độ CNTT còn thấp. Với đề án 191, cho thấy tầm quan trọng của CNTT ngày càng được truyền bá rộng rãi và phổ biến. Với nguồn nhân lực dồi dào, năng động, ham học hỏi,… của Việt Nam thì cần được đào tạo, tăng cường kiến thức và trình độ CNTT. Vì thế, hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT trên thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn.
Trên thị trường hiện nay, hoạt động đào tạo CNTT có nhiều phương cách để giới thiệu với khách hàng thông qua các công cụ marketing như: chương trình học bổng của NIIT và các chương trình đào tạo của các TT cùng lĩnh vực đào tạo khác như FPT Aptech, Saigontech, Kent,…, các TT đào tạo CNTT khác,.. Không chỉ vậy, môi trường marketing trong lĩnh vực CNTT được các tổ chức hàng đầu thế giới như: Microsoft, Intel, Cisco, HP, IBM…đến tham dự diễn đàn thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam do Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức vào sáng ngày 22/02/2006 tại Hà Nội. Mục tiêu chung của Diễn đàn là thúc đẩy mọi nỗ lực nhằm xây dựng một thị trường CNTT năng động và đa dạng phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNTT.
Tình hình về đào tạo nhân lực CNTT được quảng bá tại Việt Nam ngày càng phổ biến và nhu cầu xã hội về kiến thức CNTT lại càng cấp thiết. CNTT là một trong những ngành đào tạo cấp bách hiện nay, có nhiều trang website, nhiều thông báo chiêu sinh trên đài truyền hình, nhiều bài báo, tạp chí,… cung cấp đa dạng về “cầu” và
“cung” lĩnh vực CNTT. Nhiều nhà doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự có trình độ CNTT từ thấp đến cao, nhiều học viên, nhân viên, công nhân viên chức,.. có nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng về CNTT.
CNTT được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông – điện tử, phương tiện quan hệ xã hội,..., đào tạo nhân sự CNTT đã trở thành một lĩnh vực giáo dục sôi động ở thị trường Việt Nam. Tại Thành phố Long Xuyên – An Giang có hoạt động đào tạo CNTT của các trung tâm như TT NIIT Angimex, TT giáo dục thường xuyên An Giang, Aptech, trường đại học An Giang, ….đã phổ biến thông qua các chương trình chiêu sinh học bổng, các đợt chiêu sinh khóa mới,...
4.3.1. Tình hình thị trường chung/môi trường vĩ mô
7() Báo VietNamNet. 27/02/2006. Đến năm 2010 sẽ có trên 50% doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh. Đọc từ: http://internet.vdc.com.vn/chitiet.asp?PostID=5401 , đọc ngày 10/04/2007.
8() Ngày 9/11/2006. Ứng dụng CNTT-TT tại An Giang: Hiện trạng và giải pháp. Đọc từ:
http://www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=21&Cat_Sub_ID=0&news_id=33490 , đọc ngày 10/04/2007.
Hiện nay, trình độ CNTT được phát triển một cách nhanh chóng, những người làm việc trong môi trường CNTT có mức lương cao, môi trường làm việc tốt, tinh thần làm việc khoa học và phát triển. Vì vậy, đào tạo CNTT để phát triển nguồn nhân lực có trình độ CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức cần thiết.
Tác động của thời đại về sự bùng nổ trong lĩnh vực CNTT đã tạo ra nhu cầu về các thiết kế và công nghệ phần mềm khác. Nhu cầu của người sử dụng và thiết kế, sáng tạo và điều chỉnh các ứng dụng phần mềm hay hệ thống cho máy thông thường, cách sử dụng internet, các ứng dụng của sự truy cập internet trong công việc ngày càng cấp thiết. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên về CNTT cũng ngày càng tăng, đây là cơ hội học tập và nghề nghiệp vững vàng khi bước vào thế giới CNTT trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu ngày nay. Theo như nghiên cứu và dự báo của Ông Rajendra S Pawar chủ tịch của NIIT Technologies nói: “Đến năm 2020, các quốc gia phát triển sẽ thiếu hụt khoảng 39 triệu lao động kỹ thuật. Các nước đang phát triển như Việt Nam và Ấn Độ có tiềm năng để nắm lấy cơ hội này bằng việc tiên phong đào tạo nguồn nhân lực của mình về các kỹ năng CNTT” (9).
Tầm quan trọng của CNTT ngày càng được hữu hóa vào các lĩnh vực và vào các nguồn nhân sự như:
• Đại đa số nhân dân hàng ngày đều tiếp cận với nguồn CNTT như máy tính, điện thoại di động, máy điện tử,… Để sử dụng được các chức năng cũng như mục đích cần đạt được của mình thì cần phải có hiểu biết hoặc kiến thức, kỹ năng về CNTT.
• Hàng triệu cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức đang đứng trước nhu cầu học tập và trao dồi kiến thức về CNTT để sử dụng máy tính vào công việc của mình.
• Hàng triệu thanh niên và người lao động trẻ cần được đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thường xuyên về kiến thức CNTT để đi làm, để giao tiếp, để hỗ trợ vào các lĩnh vực của mình,…
Ngày nay, các bộ phận quản lý, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, công ty luôn quan tâm đến nguồn nhân sự có trình độ CNTT cao. Các lĩnh vực thương mại hoặc phi thương mại có thể sử dụng một hoặc vài phần của CNTT, hoặc sử dụng chuyên môn về CNTT đều cần đến nhân sự am hiểu về lĩnh vực CNTT.
Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu toàn cầu IDC cho thấy, Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 800 chuyên gia mạng lành nghề, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 1.900 vào năm 2009 (10).
Sự phát triển càng cao của nền kinh tế cùng với tác động về sự bùng nổ của CNTT, đã và đang đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ CNTT đáp ứng với nhu cầu ngành nghề hiện nay là rất lớn. Theo dự báo của Gartner Group, các công ty truyền thông sẽ cần đến các kỹ sư phần mềm để phát triển thị trường truyền thông cá nhân. Một sự gia tăng về số lượng các kỹ sư phần mềm được tuyển dụng với vị trí tư vấn, những người làm việc cho các công ty chuyên về phát triển, bảo trì website và mạng nội bộ. Ngành CNTT cần hơn 150.000 chuyên viên công nghệ mạng trong
9() Ngày 05/01/2007. Mai Phương. Học viện CNTT NIIT sẽ mở rộng các trung tâm đào tạo tại Việt Nam. Đọc từ: http://www3.thanhnien.com.vn/CNTT/2007/1/5/176788.tno , đọc ngày 10/04/2007.
10()Báo VietNamNet. Ngày 09/04/2007. Thế Phong. Kỹ sư công nghệ mạng, bảo mật của Việt Nam sẽ
“đắt hàng?”. Đọc từ: http://www.vietnamnet.vn/cntt/2007/04/682794/ , đọc ngày 10/04/2007
những năm sắp tới. Các chuyên viên công nghệ mạng là những người được đánh giá cao nhất trong ngành CNTT và được trả lương cao nhất. Với các thông tin về dự báo sự phát triển của ngành CNTT trong thời gian sắp tới, cho thấy rằng nhu cầu đào tạo và học tập về CNTT ngày càng tăng trên địa bàn TP Long Xuyên và cho cả tỉnh An Giang.
An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số tương đối đông. Hơn hai triệu dân và cơ cấu tuổi của tỉnh An Giang được nhận định là tương đối trẻ. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, trong thời kỳ từ năm 2001 – 2004, tốc độ tăng trưởng 9,84% đưa GDP bình quân đầu người từ 1,1 triệu vào năm 1991 lên 5,2 triệu năm 2000 và 7,2 triệu năm 2004 gấp 6,5 lần so với năm 1991 (11). Cho thấy tốc độ tăng GDP của tỉnh An Giang ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Chính vì vậy, ý thức về trình độ học vấn cũng ngày được nâng cao. Đặc biệt là với xu thế phát triển về các ngành nghề trong lĩnh vực CNTT, đã thu hút rất nhiều lực lượng lao động trẻ năng động, ham học hỏi ở tỉnh An Giang vào các trường, các trung tâm đào tạo CNTT.
Kinh tế An Giang ngày càng phát triển, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, với khoảng 1.850 doanh nghiệp tư nhân, 550 công ty trách nhiệm hữu hạn, 50 công ty cổ phần. Ngoài ra, theo thống kê còn khoảng 47.000 hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản , thủ công mỹ nghệ (12). Để hỗ trợ nâng cao các kiến thức cho nguồn nhân lực về trình độ CNTT, góp phần phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp, người dân và cả tỉnh An Giang. UBND tỉnh An Giang hợp tác với VCCI (đại diện là viện Tin Học Doanh nghiệp VCCI) được ký vào ngày 30/06/2006 về việc phối hợp triển khai Đề án 191. Chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức, biết được lợi ích của CNTT, từ đó doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư CNTT, mở rộng quảng bá thương hiệu, quy mô kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho tất cả các ngành nghề.
Ngoài ra, với tinh thần của buổi hội thảo triển khai Đề án 191 tại Thành phố Long Xuyên – An Giang, ngày 29/09/2006 vừa qua, CNTT chính là phương tiện hữu ích để nâng tầm hoạt động kinh tế cho các doanh nghiệp trong Tỉnh.
Chính những lý do trên, cho thấy nhu cầu được học tập, đào tạo CNTT tại Thành phố Long Xuyên – An Giang là rất lớn. Các kiến thức về CNTT từ căn bản đến nâng cao sẽ giúp cho nguồn nhân lực An Giang vận dụng vào công việc thực tiễn hiệu quả hơn. TT NIIT Angimex sẽ đáp ứng nhu cầu trên bằng các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm cung cấp các kỹ năng sử dụng máy tính, kiến thức CNTT từ căn bản đến chuyên sâu, khả năng xử lý các tình huống thường gặp trong thực tiễn,…
4.3.2. Thị trường sản phẩm/dịch vụ
Thị trường sản phẩm/dịch vụ CNTT có thể phân ra hai lĩnh vực sau:
- Công nghệ phần mềm: Một trong những lĩnh vực quan trọng trong ngành CNTT ngày nay là công nghệ phần mềm. Các nguyên tắc, kỹ thuật về phát triển phần mềm trong các ứng dụng hoặc phát triển hệ thống sẽ phân tích nhu cầu của người sử
11() 11/04/2005. An Giang 30 năm (1975-2005) Xây dựng và Phát triển. Đọc từ:
http://www.angiang.gov.vn/xemtin2.asp?
idmuc=3233020055996639&idtin=19241120052965733&idtd=16133020052928972 , đọc ngày 10/04/2007.
12() 13/11/2006. Theo PC Wordld Việt Nam. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Đọc từ:
http://www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=21&Cat_Sub_ID=0&news_id=33490 , đọc ngày 10/04/2007.
dụng, thiết kế, sáng tạo và điều chỉnh các ứng dụng phần mềm hay hệ thống cho máy tính thông thường. Với hai nền công nghệ chính trên thế giới hiện nay là công nghệ .NET (Microsoft) hoặc J2EE (Sun Microsystem).
- Công nghệ mạng: Nhu cầu về các giải pháp mạng đã xuất hiện từ yêu cầu tối thiểu là truyền thông tin và dữ liệu giữa các máy tính. Ngày nay, các giải pháp mạng đã trở thành một thành phần không thể thiếu của một doanh nghiệp để hỗ trợ những lợi thế chiến lược trong kinh doanh. Công nghệ mạng đào tạo kỹ năng xây dựng, bảo trì và quản trị các hệ thống mạng để tích hợp thành hệ thống quản lý. Hiện nay trên thế giới sử dụng phổ biến nhất là một trong hai hệ điều hành Linux hoặc Microsoft trong chuyên môn hệ thống mạng.
4.3.3. Tình hình cạnh tranh
Trên thị trường hiện nay, CNTT là ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 20 – 25 % hỗ trợ các ngành quan trọng phát triển, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế (13).
Trong lĩnh vực đào tạo nhân lực CNTT ngày nay cũng đa dạng, nhiều nhà đào tạo CNTT, cạnh tranh về đào tạo, cung cấp kiến thức CNTT cũng càng thấy rừ ở cỏc trình độ khác nhau. Các TT đào tạo cùng lĩnh vực CNTT Quốc tế trên thị trường CNTT Việt Nam hiện nay như: Aptech, Kent, Jata Infotech, Vsic, Saigontech,…Các trường Cao đẳng, các trường Đại học, các TT CNTT tại Việt Nam,...
Các TT và các Học viện đào tạo CNTT trên đã có mặt ở thị trường Việt Nam rất sớm, có liên kết với các Học viện đào tạo nước ngòai lợi thế về tài chính, có nhiều hệ đào tạo như kỹ thuật viên, lập trình viên,…, có uy tín về bằng cấp quốc tế, về phương pháp giảng dạy, về số lượng học viên,…
Hiện tại trên địa bàn Thành phố Long Xuyên – An Giang, có hai đại gia cùng đào tạo CNTT là NIIT Angimex và Aptech – Việt Nam tại An Giang. Aptech – Việt Nam là nơi đào tạo CNTT hàng đầu tại Việt Nam, bằng cấp quốc tế, có 25 trung tâm tại 16 tỉnh thành trong cả nước. Đối tượng đào tạo của Aptech đa dạng, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,.. Aptech – Việt Nam là một đối thủ cạnh tranh lớn với TT NIIT Angimex trong việc thu hút đào tạo CNTT tại Thành phố Long Xuyên - An Giang.
Ngoài ra, còn có nhiều trung tâm đào tạo CNTT dưới hình thức thi lấy các chứng chỉ A, B, C quốc gia. Chương trình đào tạo này chủ yếu cho các đối tượng đi làm tại Thành phố long Xuyên, muốn có chứng chỉ quốc gia để đáp ứng cho công việc hiện tại, học sinh - sinh viên cũng theo học các chương trình này nhằm đáp ứng theo yêu cầu của các trường theo học để cộng điểm, để làm điều kiện nhận bằng tốt nghiệp,...
So sánh với các đặc điểm của đối thủ cạnh tranh
Bảng 4.1: Điểm mạnh – điểm yếu các TT đào tạo CNTT quan trọng.
Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu
NIIT Angimex - Bằng cấp quốc tế
- Giáo trình gốc, học viên được tiếp xúc kiến thức Anh văn trong các
- Chưa có kế hoạch marketing cụ thể
- Thương hiệu NIIT chưa
13() Thứ Ba, 30/09/2003. Định hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam. Đọc từ: http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=15471 , đọc ngày 10/04/2007.
buổi học.
- Giảng viên cơ hữu
- Phương pháp dạy LACC hiện đại - Hỗ trợ việc làm khi tốt nghiệp - Đa dạng hóa loại hình đào tạo - Có chứng nhận theo từng các Quater đào tạo khi học viên kết thúc chương trình học.
- Công cụ, phòng học hiện đại - Liên thông đại học
- Có học bổng chuyển kỳ cho học viên.
được rộng rãi do có mặt trễ trên thị trường đào tạo CNTT
An Giang - Aptech
- Bằng cấp quốc tế
- Giáo trình đã dịch sang tiếng việt - Có mặt sớm trên thị trường đào tạo CNTT
- Phương pháp đào tạo đa kỹ năng multi - modal.
- Công cụ, phòng học hiện đại - Liên thông đại học
- Không có chứng nhận kiến thức CNTT cho các học viên - Không hỗ trợ việc làm cho chương trình đào tạo kỹ thuật viên quốc tế.
- Không có học bổng chuyển kỳ cho học viên.
Các trung tâm CNTT chứng chỉ quốc gia
- Phù hợp các đối tượng phổ thông - Học phí thấp
- Chương trình dạy đơn giản - Yêu cầu giảng viên không cao
- Bằng cấp không có giá trị quốc tế.
- Kiến thức CNTT không được cập nhật.
- Không liên thông đại học - Không có học bổng chuyển kỳ cho học viên.
Tóm lại: Các đối thủ đang cạnh tranh với TT NIIT Angimex tại An Giang là không nhỏ. Trong đó, Aptech – Việt Nam tại An Giang là một đối thủ mạnh trong lĩnh vực đào tạo CNTT so với TT NIIT Angimex. Vì vậy, xác định được đối thủ cạnh tranh chính sẽ giúp cho TT có kế hoạch làm việc, cải tiến chất lượng, có biện pháp chiêu sinh hiệu quả, cung cấp cho khách hàng biết về các lợi ích được đào tạo tại TT NIIT Angimex để có thể tăng lợi thế về số lượng, tăng uy tín về chất lượng đào tạo, nghiệp vụ của TT.