CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU
III. Thiết kế logic HTTT kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
1. Thiết kế CSDL lôgíc
1.1 Khái quát về thiết kế CSDL
Thiết kế CSDL là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Tuy nhiên việc xác định yêu cầu thông tin là một công việc rất khó thực hiện và không tồn tại một phương pháp nào thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Nhưng cũng có một số cách thức cơ bản để xác định yêu cầu thông tin, đó là:
Hỏi người sử dụng cần thông tin gì?: những thông tin gì là cần thiết đối với người sử dụng? và nội dung của những thông tin đó. Phương pháp này có hiệu quả trong trường hợp, người sử dụng hiểu rừ cấu trỳc của nhiệm vụ phải làm, nhiệm vụ có cấu trúc tương đối cao và độ phức tạp, kích cỡ nhỏ.
Phương pháp đi từ hệ thống thông tin đang tồn tại: Đôi khi việc xác định các đầu ra, nội dung của các đầu ra mà hệ thống thông tin mới sản sinh là rất khó khăn đối với người sử dụng, trong trường hợp đó người ta có thể phỏng theo hệ thống thông tin đang tồn tại.
Tổng hợp từ đặc trưng của nhiệm vụ mà HTTT trợ giúp: Phân tích viên nghiên cứu các đặc trưng của nhiệm vụ, cấu trúc của nó, mối liên hệ của các nhiệm vụ thành phần, từ đó suy diễn ra nhu cầu thông tin. Phương pháp này thích hợp cho trường hợp, nhiệm vụ cần trợ giúp là ít có cấu trúc. Nó đòi hỏi phân tích viên phải am hiểu sâu sắc một hoặc nhiều phương pháp cho phép thực hiện một công việc tổng hợp như vậy.
Phương pháp thực nghiệm: Phân tích viên sẽ xác định tập hợp đầu tiên các nhu cầu chuyển nhanh chóng thành mẫu, mẫu này được đưa cho người sử dụng xem xét và đánh giá, phân tích viên sẽ xác định những nhu cầu thông tin chưa được thoả mãn và bổ sung chúng vào mẫu thứ hai. Các bước này sẽ
được lặp lại cho đến khi người sử dụng thấy thoả mãn với những thông tin mà mẫu xây dựng đưa ra. Sau đó phân tích viên tiến hành thiết kế logic hệ thống.
Các phương pháp thiết kế CSDL:
Có bốn phương pháp thiết kế CSDL đó là:
Phương pháp nguyên mẫu: Phương pháp thiết kế này dựa vào một cơ sở dữ liệu đã gắn với hệ thống.
Phương pháp điều tra nhu cầu thông tin của những người sử dụng: việc thiết kế sẽ được dựa trên những nhu cầu thông tin người sử dụng mà người sử dụng đưa ra trong quá trình điều tra. Sau khi thu thập thông tin từ phía người sử dụng thì cán bộ phân tích sẽ tổng hợp những thông tin đó lại (có thể lược bớt những thông tin không cần thiết, và bổ sung một số thông tin còn thiếu).
Phương pháp thiết kế từ các thông tin đầu ra: Đây là một trong hai phương pháp thiết kế khá phổ biến trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Từ những đầu ra chủ yếu của hệ thống thông tin, thực hiện việc chuẩn hoá và tích hợp lại để tạo ra một cơ sở dữ liệu.
Phương pháp mô hình hoá theo mô hình quan hệ thực thể: Từ mô hình quan hệ thực thể (ERD) thực hiện các bước chuyển đổi sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu để tạo ra một cơ sở dữ liệu.
Để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhiều bài toán, đôi khi phải kết hợp một số hoặc cả bốn phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu với nhau chỉ để tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất phù hợp với hệ thống thông tin.
1.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
Việc thiết kế CSDL Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt được kết hợp cả hai phương pháp nguyên mẫu và thiết kế từ các thông tin đầu ra.
Thiết kế CSDL đi từ các thông tin đầu ra gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định các đầu ra
- Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận chúng.
Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra.
- Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra:
+ Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin được gọi là các thuộc tính. Liệt kê các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu.
+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Những thuộc tính không phải là thứ sinh thì được gọi là thuộc tính cơ sở.
+ Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra.
+ Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý.
- Thực hiện việc chuyển hoá mức 1 (1.NF)
Chuẩn hoá mức một quy định là phải tách các thuộc tính lặp ra thành các danh sách con, gán thêm cho nó một tên và tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng, và thêm vào một thuộc tính định danh của danh sách gốc. Khi đó danh sách gốc được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Gồm các thuộc tính lặp và phần khoá xác định chúng.
Danh sách 2: Gồm các thuộc tính còn lại và toàn bộ khoá nhưng không chứa thuộc tính lặp.
- Thực hiện việc chuẩn hoá mức 2 (2.NF)
Chuẩn hoá mức 2 quy định là nếu có sự phụ thuộc hàm (tức là phụ thuộc vào một phần của khoá) thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới, lấy bộ phận của khoá đó làm khoá cho danh sách mới, và đặt cho danh sách mới này một tên riêng phù hợp
với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. Khi đó danh sách (có sự phụ thuộc hàm) được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khoá và phần khoá xác định chúng.
Danh sách 2: Các thuộc tính còn lại và toàn bộ khoá.
- Thực hiện chuẩn hoá mức 3 (3NF)
Chuẩn hoá mức 3 quy định rằng nếu có sự phụ thuộc bắc cầu, thì phải tách chúng thành hai danh sách, xác định khoá và đặt tên cho mỗi danh sách vừa tách. Khi đó danh sách gốc được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Gồm các thuộc tính phụ thuộc bắc cầu và thuộc tính cầu.
Danh sách 2: Gồm các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu.
Bước 3: Tích hợp các tệp để tạo ra một CSDL
Sau khi đã thực hiện việc chuẩn hoá các chứng từ trên. Có thể tiến hành tích hợp các tệp cùng mô tả về một thực thể có nghĩa là tạo ra một danh sách chung.
a. Từ đầu ra là Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt và Sổ chi tiết thu NSNN ta lập được danh sách các thuộc tính sau:
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Số bút toán
Số chứng từ
Đối tượng nộp tiền Mã số (số CMND) Đối tượng nộp thuế Mã số thuế
Nộp vào NSNN tại KBNN
Tỉnh, thành phố Cơ quan quản lý thu Mã số
Số TT Chương Loại Khoản Mục Tiểu mục Kỳ thuế Số tiền Mã nguồn Mã điều tiết Nợ TK Có TK Mã địa bàn Mã ngân hàng (KBNN)
Ngày hạch toán Số bút toán Số chứng từ
Đối tượng nộp thuế Mã số thuế
Nộp vào NSNN tại KBNN
Cơ quan quản lý thu Mã số
Mã chương Mã loại Mã khoản Mã mục Mã tiểu mục Mã địa bàn Số tiền Mã nguồn Mã điều tiết Tài khoản nợ Tài khoản có Mã ngân hàng (KBNN)
Ngày hạch toán Số bút toán Số chứng từ Mã số thuế (đối tượng nộp) Mã chương Mã loại Mã khoản Mã mục Mã tiểu mục Mã địa bàn Số tiền Mã nguồn Mã điểu tiết Tài khoản nợ Tài khoản có Mã ngân hàng (KBNN)
Danh mục Chương Mã chương
Tên chương
2.Danh mục đối tượng nộp thuế Mã số thuế Họ tên Địa chỉ Điện thoại CMND Ngày cấp Nơi cấp
Danh mục Loại 3.Danh mục KBNN
b. Từ Lệnh chi tiền, Lệnh chi tiền ngân sách xã (kiêm lĩnh tiền mặt), Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt, Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT), Sổ chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt, Sổ chi tiết thanh toán vốn đầu tư và Sổ tổng hợp theo dừi dự toỏn ngõn sỏch, ta cú danh sỏch cỏc thuộc tớnh sau:
Danh sách thuộc tính
1NF 2NF 3 NF
Ngày hạch toán Số chứng từ Số bút toán
Chi NSNN
Ngày hạch toán Số chứng từ Số bút toán Mã t/c nguồn KP Mã số ĐVSDNS Tên ĐVSDNS Tên CTMT Mã CTMT Mã TK Mã nguồn Mã chương Mã loại Mã khoản Mã mục Mã tiểu mục Số tiền
1. Chi NSNN
Ngày hạch toán Số chứng từ Số bút toán Mã t/c nguồn KP Mã số ĐVSDNS Mã CTMT Mã TK Mã nguồn Mã chương Mã loại Mã khoản Mã mục Mã tiểu mục Số tiền
Mã t/c nguồn kinh phí
Mã số ĐVSDNS Tên ĐVSDNS Tên CTMT Mã CTMT Nợ TK Có TK Mã nguồn Chương Loại Khoản Mục Tiểu mục Số tiền Cộng số tiền
2.Danh mục TK
Mã TK Tên TK
10.Danh mục ĐVSDNS
Mã ĐVSDNS Tên ĐVSDNS Địa chỉ
Điện thoại
3.Danh mục Nguồn
Mã nguồn Tên nguồn
11. Danh mục CTMT
Mã CTMT Tên CTMT Diễn giải 4.Danh mục
Chương
Mã chương Tên chương 5.Danh mục Loại
Mã loại Tên loại 6.Danh mục Khoản
Mã khoản Tên khoản 7.Danh mục Mục
Mã mục
Tên mục
8.DM Tiểu mục
Mã tiểu mục Tên tiểu mục 9.DM t/c nguồn KP
Mã t/c nguồn KP Tên t/c nguồn KP
2. Các giải thuật trong chương trình