Chương III: Liên hệ thực tiễn
3.1 Một số vụ việc thực tiễn về thực hiện ĐTM ở Việt Nam và bình luận
Vụ việc 1: Công ty Trách nhiệm hữu hạn liên doanh Lever Việt Nam
Ngày 4/8/2020, UBND tỉnh Hưng Yên quyết định xử phạt vi phạm hành chính 726 triệu đồng đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn liên doanh Lever Việt Nam (Doanh nghiệp chuyên sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa và các sản phẩm hóa mỹ phẩm), có trụ sở tại phường Minh Đức (thị xã Mỹ Hào), do làm ô nhiễm môi trường.
Theo nội dung của Quyết định số 1614/QĐ – XPVPHC ngày 22/7/2020 UBND tỉnh Hưng Yên, doanh nghiệp này đã có tổng cộng 4 hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có 1 hành vi vi phạm quy định pháp luật về ĐTM. Cụ thể, công ty không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định, dù dự án đi vào hoạt động đã 99 tháng (8 năm 3 tháng), vi phạm Điểm O, Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 155/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2
Với sai phạm này, công ty bị phạt 380 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động 3 tháng để khắc phục ngay hậu quả, buộc phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt.
Như vậy, có thể thấy chế tài pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện báo cáo ĐTM tại thời điểm xử lý vi phạm không có tính răn đe cao. Trong khi sai phạm kéo dài đến 99 tháng nhưng khoảng thời gian bị đình chỉ hoạt động cho việc khắc phục hậu quả lại chỉ là 3 tháng.
2 Anh Tú (2020), Hưng Yên: Xử phạt Công ty TNHH liên danh Lever Việt Nam 726 triệu đồng vì nhiều vi phạm về môi trường. Theo Báo điện tử của Bộ tài nguyên và môi trường. Tại
https://baotainguyenmoitruong.vn/hung-yen-xu-phat-cong-ty-tnhh-lien-danh-lever-viet-nam-726- trieu-dong-vi-nhieu-vi-pham-ve-moi-truong-307505.html
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn vướng phải các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực môi trường như: Bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu; Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên; Thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần.
Tuy nhiên với những sai phạm nghiêm trọng như vậy, mức xử phạt chỉ dừng lại ở con số 726 triệu đồng.
Vụ việc 2: Bài học đắt giá về báo cáo ĐTM của Formosa!
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 quy định, báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) phải đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra; biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường. Thế nhưng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Formosa, được chính Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2008 lại vô cùng sơ sài, giản lược.
Bản báo cáo ĐTM đầu tiên của Formosa được phê duyệt năm 2008 chỉ vỏn vẹn có 285 trang, người ký phê duyệt là Vụ trưởng Vụ Thẩm định và ĐTM của Bộ TN&MT khi ấy là ông Nguyễn Khắc Kinh. Theo như các chuyên gia nhận định, với một siêu dự án như Formosa thì chỉ cần nhìn “dung lượng” của bản báo cáo như vậy cũng đã thấy có vấn đề. 3
Phần đánh giá tác động của nước thải đến môi trường trong giai đoạn vận hành nhà máy chỉ chưa đến 2,5 trang. Mất 1,5 trang là các bảng biểu, chủ yếu là liệt kê các nguồn nước thải đó. Ngoài ra, không có thông tin nào cho biết, lượng nước thải này có ảnh hưởng như nào đến môi trường?
3 Chí Nhân, Báo cáo môi trường… có cũng như không, Báo Thanh Niên. Tại https://thanhnien.vn/bao-cao-moi-truong-co-cung-nhu-khong-post580249.html
Đặc biệt đánh giá rủi ro về sự cố môi trường chỉ dài một trang, nêu vắn tắt, gạch đầu dòng một số sự cố có thể xảy ra như nổ và bén lửa, ngã do đứng ở vị trí trên cao, kim loại nóng chảy phun bắn ra ngoài, sự cố chập điện, phóng điện, bỏng điện…Không có một dòng nào đánh giá rủi ro về sự cố với môi trường biển, với đất, với không khí.
Ở phần biện pháp giảm thiểu tác động xấu, mới dừng ở nêu cách xử lý nước thải của tổng thể nhà máy, chưa chi tiết hóa các giải pháp cụ thể.
Trả lời về vấn đề này, Ông Nguyễn Khắc Kinh - người ký duyệt ĐTM của Formosa, thừa nhận: “ Báo cáo ĐTM méo mó có hơn không, dự báo được bao nhiêu thì dự báo, được 20%, 30% cũng phải chấp nhận… Tôi được Bộ trưởng Mai Ái Trực ủy quyền ký. ĐTM cú nhiều cỏi khụng rừ nhưng hội đồng vẫn phê duyệt nên khi ký tôi cũng băn khoăn”. 4
Từ vụ việc trên, có thể thấy điểm bất cập chính là công tác đánh giá tác động môi trường ngay từ khi mới có ý tưởng, đề xuất dự án để làm căn cứ xét duyệt đầu tư, cấp giấy phép đầu tư tại còn làm quá sơ sài và hình thức. Bên cạnh đó, vấn đề về năng lực thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm trong suốt quá trình thực hiện dự án còn nhiều bất cập.
Từ sự cố của vụ việc này, yêu cầu và bài học rút ra là phải rà soát tất cả những dự án lớn và những dự án có xả thải ra môi trường mà tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Rà soát và kiểm soát lại từ khâu đánh giá tác động môi trường, từ khâu chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tư vẫn cần thiết phải đánh giá lại những đánh giá trước đã đúng chưa và còn phù hợp hay không. Từ đó, dự báo và kiểm soát một cách tốt nhất các vấn đề về môi trường.
Trên cơ sở những sai phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường trên của Formosa, từ đó dẫn chiếu đến những quy định mới tại Nghị
4 Chí Nhân, Báo cáo môi trường… có cũng như không, Báo Thanh Niên. Tại https://thanhnien.vn/bao-cao-moi-truong-co-cung-nhu-khong-post580249.html
định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường, có thể thấy nếu Nghị định 45/2020 được ban hành vào thời điểm xảy ra vụ việc thì Formosa sẽ phải chịu những chế tài sau:
Điểm b Khoản 3 Điều 12 quy định:
“Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không dừng hoạt động, không giảm công suất của dự án đầu tư, cơ sở hoặc không rà soát các công trình, thiết bị xử lý chất thải, quy trình vận hành hệ thống xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp chất thải xả ra ngoài môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.”
Điểm b Khoản 2 Điều 13 quy định:
“Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.”
Điểm a Khoản 3 Điều 13 quy định:
“Đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu tư, cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.”
Điểm a Khoản 4 Điều 13 quy định:
“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện một trong các hành vi: xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường; không vận hành thường xuyên đối với công trình xử lý chất thải theo quy định; không có công trình xử lý chất thải
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại điểm a, b khoản 1; điểm a, b khoản 2 Điều này.”
Điểm d, đ Khoản 4 Điều 14 quy định:
“d) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường;
đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.”
Điều d Khoản 5 Điều 14 quy định:
“d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.”
3.2 Ưu, nhược điểm của pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt