KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng các loài thằn lằn đá – Gekko Laurenti, 1768 và thằn lằn chân ngón – Cyrtodactylus Gray, 1827 (Squamata: Gekkonidae) ở Việt Nam Ngô Văn Trí. (Trang 26 - 29)

KẾT LUẬN

1. Đa dạng các loài thằn lằn đá – Gekko Laurenti, 1768 và các loài thằn lằn chân ngón–Cyrtodactylus Gray, 1827 ở Việt Nam:

– Các loài thằn lằn đá–Gekko Laurenti, 1768 ở Việt Nam gồm 13 loài, chỉ số đa dạng Shannon (H’) = 3,7004, đứng thứ nhì sau Trung Quốc có 15 lồi, chỉ số H’= 3,9069. Sự đa dạng các loài thằn lằn đá Việt Nam rất giàu các nhân tố đặc hữu, có đến 10 lồi đặc hữu chiếm 19,5% (10/51) so với các loài thằn lằn đá của Thế giới. Một lồi thằn lằn đá mới được mơ tả, thằn lằn đá Cà Ná – Gekko canaensis sp. nov. Ngo & Gamble, 2011. – Các lồi thằn lằn chân ngón–Cyrtodactylus Gray, 1827 của Việt Nam là

một trong những trung tâm đa dạng các loài thằn lằn vào loại bậc nhất Thế giới có 38 lồi kể cả 5 lồi cịn đang trong q trình mơ tả, chỉ số đa dạng Shannon H’=5,0444. Có 04 lồi thằn lằn đã được mô tả là những loài mới cho khoa học như sau: Thằn lằn chân ngón Martin–

Cyrtodactylus martini sp. nov. Ngô, 2011; Thằn lằn chân ngón Cúc

Phương–Cyrtodactylus cucphuong-ensis sp. nov. Ngô & Chan, 2011;

Thằn lằn chân ngón Thổ Chu–Cyrtodactylus thochuensis sp. nov. Ngơ & Grismer, 2012; Thằn lằn chân ngón Hồng Đức Đạt–Cyrtodactylus dati

sp. nov. Ngô, 2013.

2. Phân bố địa lý của các loài thằn lằn đá–Gekko Laurenti và các thằn lằn chân ngón–Cyrtodactylus Gray ở Việt Nam.

– Các lồi thằn lằn đá–Gekko Laurenti, 1768, phân bố từ đảo cực Nam (đảo Hòn Khoai) đến tỉnh Cao Bằng). Sinh cảnh cư trú của các loài thằn lằn đá cũng rất đa dạng bao gồm nhiều sinh cảnh cư trú khác nhau. Loài Tắc kè – Gekko gecko thích ứng cao với nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau, đặc biệt là với các sinh cảnh xáo trộn của con người như khu vực dân cư. Ghi nhận thêm khu vực phân bố xa nhất về phía Nam của lồi tắc kè chân vịt

Gekko palmatus Boulenger, 1907 có ở KBTTN Đak Rông của tỉnh

Quảng Trị.

– Các thằn lằn chân ngón–Cyrtodactylus Gray, 1827 ở Việt Nam phân bố từ 8º12’N (đảo Hòn Khoai), tỉnh Cà Mau đến 22º23’N của tỉnh Lai Châu, nhưng giới hạn phân bố của nhóm lồi này chỉ ở tả ngạn của sông Đà. Các lồi thằn lằn chân ngón cịn phân bố ở đảo xa bờ của biển Đông như Côn Đảo và các đảo xa bờ của biển Tây như Thổ Chu, Nam Du,… Trong

25

38 lồi thằn lằn chân ngón được biết thì hầu hết là những loài đặc hữu rộng hay đặc hữu hẹp của Việt Nam ngoại trừ một số loài như thằn lằn chân ngón Hồng Đức Đạt–Cyrtodactylus dati sp. nov. Ngo, 2013 và

thằn lằn chân ngón Tây nguyên–Cyrtodactylus taynguyensis sp. nov.

Nguyen et al., 2013 có khả năng phân bố mở rộng ở Campuchia.

– Phân bố theo sinh cảnh cư trú: Các lồi thằn lằn đá có 03 kiểu sinh cảnh cư trú chính như đá vơi, đá gra-nít và các kiểu rừng khác nhau. Các lồi thằn lằn chân ngón có 08 kiểu sinh cảnh cư trú khác nhau.

3. Một vài đặc điểm sinh học, sinh thái của nhóm loài thằn lằn đá–Gekko Laurenti, 1768 và các lồi thằn lằn chân ngón–Cyrtodactylus Gray, 1827. – Các loài thằn lằn đá sống trong hang cùng chia sẻ sinh cảnh cư trú với lồi thằn lằn chân ngón nhưng các lồi thằn lằn đá này chủ yếu sinh sống ở khu vực cửa hang và kẹt đá.

– Các loài thằn lằn đá–Gekko Laurenti, 1768 hoạt động chủ yếu về đêm để kiếm ăn, ban ngày trú ẩn trong hang hay trong kẹt đá.

– Thành phần thức ăn chủ yếu là côn trùng và phụ thuộc vào mùa và thay đổi tuỳ theo thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Đơi khi chúng cũng ăn các lồi động vật có xương sống cở nhỏ khác. Các lồi thằn lằn đá có sự canh tranh thức ăn với các lồi thằn lằn chân ngón do khẩu phần ăn của chúng là các lồi cơn trùng. Thằn lằn núi Bà Đen ngồi việc ăn cơn trùng cịn có thể ăn trái cây chín, đọt non, mật hoa và là lồi có khứu giác nhạy cảm với mùi hương trái cây chín. Các lồi trong nhóm lồi Gekko có kiểu sinh sản bằng cách đẻ trứng. Trứng khi vừa mới đẻ ra có chất kết dính với vật liệu bề mặt khác nhau. Mỗi lứa đẻ thường có 2 trứng và trứng thường được đẻ và nở vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa ở những nơi khô ráo, mát mẻ thường dưới vòm hang, hay trong hốc cây. Các cá thể của các lồi thằn lằn đá có tập tính đẻ trứng tập trung thành đám ở một vị trí lặp lại qua nhiều năm khác nhau.

– Các loài thằn lằn đá là kẻ săn mồi các lồi động vật khơng xương sống khác và những động vật có xương sống có kích cỡ nhỏ, nhưng cũng là con mồi của các loài rắn khác như rắn leo cây – Chrysopelea ornata, rắn cạp nia – Bungarus candidus, rắn dẻ–Dryocalamus davisonii,…

– Các lồi thằn lằn chân ngón–Cyrtodactylus hoạt động và kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm từ lúc chạng vạng.

– Thức ăn trong dạ dày của các loài thằn lằn chân ngón chủ yếu là côn trùng rất đa dạng về mặt chủng loại như mối, muỗi, cánh cứng, bướm đêm kiến chúa, sâu tai, dế hang. Thức ăn thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào loại và số lượng cơn trùng sẵn có ngồi thiên nhiên.

26

– Thằn lằn chân ngón thường đẻ trứng vào cuối mùa khô và thời gian đẻ trứng khác nhau giữa các miền. Mỗi lứa đẻ gồm 02 trứng và dùng bàn chân để vùi trứng dưới đất, đôi khi trong bộng cây, hốc đá vôi và lấp lại bằng lá mục. Trứng được nở vào đầu mùa mưa. Con non vừa mới nở có chiếc mút đi màu trắng hay đi có vạch trắng. Nhóm thằn lằn chân ngón – Cyrtodactylus Gray giữ vai trị quan trọng như một mắt xích trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Chúng là kẻ săn mồi với những lồi có kích cỡ nhỏ hơn như các lồi con trùng, nhưng cũng là con mồi của những động vật săn mồi lớn hơn như Tắc kè, các loài rắn như rắn khác.

ĐỀ NGHỊ

1. Tiếp tục công việc mô tả 5 trong số 38lồi thằn lằn chân ngón đã có phân tích DNA, có sự khác biệt thể hiện khả năng là những loài mới.

2. Nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống học của loài tắc kè chân vịt – Gekko

palmatus để xác địnhnhóm lồi phức hợp ở Việt Nam.

3. Tiếp tục nghiên cứu DNA của nhóm lồi phức hợp như nhóm thằn lằn

Cyrtodactylus irregularis ở phần đất liền và nhóm thằn lằn Cơn Đảo–C.

condorensis phân bố ở các đảo gần bờ và xa bờ làm cơ sở cho định loại

và mô tảchúng.

4. Nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái của các lồi đặc hữu, có giá trị khoa học và thực tiễn làm công tác cơ sở cho cơng tác bảo tồn nguồn gen q hiếm và bảo tồn sinh cảnh khu vực sống của chúng.

27

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH XUẤT BẢN LUẬN BẢN.

1. Grismer, L.L., Grismer, J.L., Wood Jr., P.L., Ngo Van Tri, Neang, T. & Chan, K.O. (2011), Herpetology on the fringes of the Sunda Shelf: A discussion of discovery, taxonomy, and biogeography. Bonner Zoologische Monographien 57: 57–97.

2. Ngo Van Tri. (2011), Cyrtodactylus martini, another new karst dwelling

Cyrtodactylus Gray, 1827 (Squamata: Gekkonidae) from Northwestern

Vietnam. Zootaxa 2834: 33–46.

3. Ngo Van Tri & Gamble, T. (2011), Gekko canaensis sp. nov. (Squamata:

Gekkonidae), a new gecko from Southern Vietnam. Zootaxa 2890: 53– 64.

4. Ngo Van Tri & Chan, K.O. (2011), A new karstic cave-dwelling

Cyrtodactylus Gray (Squamata: Gekkonidae) from Northern Vietnam. Zootaxa 3125: 51–63.

5. Ngo Van Tri & Grismer, L.L. (2012), A new endemic species of

Cyrtodactylus Gray (Squamata: Gekkonidae) from Tho Chu Island,

southwestern Vietnam. Zootaxa 3228: 48–60.

6. Ngo Van Tri. (2013), Cyrtodactylus dati, a new forest dwelling Bent-toed Gecko (Squamata: Gekkonidae) from southern Vietnam. Zootaxa 3616

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng các loài thằn lằn đá – Gekko Laurenti, 1768 và thằn lằn chân ngón – Cyrtodactylus Gray, 1827 (Squamata: Gekkonidae) ở Việt Nam Ngô Văn Trí. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)