CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Bèo tây và thực trạng sử dụng bèo tây ở Việt Nam
1.6.1. Đặc điểm của bèo tây
Bèo tây (danh pháp khoa học: Eichhornia crassipes) cịn đƣợc gọi là
lục bình hay bèo Nhật Bản là một lồi thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nƣớc, thuộc về chi Eichhornia của họ Họ Bèo tây (Pontederiaceae).
Cây bèo tây mọc cao khoảng 30cm với dạng lá hình trịn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau nhƣ những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra nhƣ bong bóng, xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nƣớc. Ba lá đài giống nhƣ ba cánh. Rễ bèo trông nhƣ lông vũ sắc đen buông rủ xuống nƣớc, dài 1m.
Vào mùa hè, cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Có 6 nhụy gồm 3 dài 3 ngắn. Bầu thƣợng 3 ô đựng nhiều nỗn, quả nang. Dị hoa đứng thẳng đƣa hoa vƣơn cao lên khỏi túm lá.
Cây sinh sản vô tính bằng thân bị là chủ yếu, nhƣng vẫn có thể sinh sản bằng hạt. Bèo tây sống và phát triển mạnh cả ở nơi nƣớc đứng, nƣớc chảy và càng phát triển tốt ở trong nƣớc bị ô nhiễm chất hữu cơ.
1.6.2. Sự phân bố bèo tây ở Việt Nam
Cây bèo tây xuất xứ từ Nam Mỹ (Venezuala) và đã lan rộng ra hơn 50 nƣớc trên thế giới. Bèo tây đƣợc du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905.
Bèo tây thích nghi đƣợc với mơi trƣờng sống của các nƣớc khí hậu nhiệt đới và có khả năng phát triển rất nhanh về sinh khối. Ở Việt Nam, bèo tây thƣờng xuất hiện nhiều ở các thuỷ vực kênh rạch, ao hồ, đầm lầy, sông suối. Chỉ cần một vài cá thể bèo tây xuất hiện trong thuỷ vực thì trong một thời gian ngắn bèo tây sẽ phủ kín mặt nƣớc.
1.6.3. Thực trạng sử dụng bèo tây ở Việt Nam
Trong quá khứ, bèo tây đã đƣợc biết đến nhƣ là một cây thuốc kháng sinh trong nền y học dân gian với tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc tiêu sƣng, giảm đau. Ngoài ra, bèo tây cũng đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhƣ:
- Làm sạch nguồn nước và phân giải các chất độc hại: Bèo tây làm sạch nguồn nƣớc, làm giảm bớt ô nhiễm môi trƣờng. Chỉ cần 1/3 ha bèo, mỗi ngày đủ để lọc 2225 tấn nƣớc bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hoá chất. Bèo tây còn loại đƣợc các kim loại nặng độc nhƣ thuỷ ngân, chì, kền, bạc, vàng...[12]. Qua thực nghiệm ở nƣớc ngoài: 1 ha mặt nƣớc thả lục bình, trong 24 giờ nó có thể hút đƣợc 34 kg Na, 22 kg Ca, 17 kg P, 4 kg Mn, 2,1 kg Phenol, 89g Hg, 104g Al, 321g stronti… Khả năng hút kẽm rất mạnh và cịn có thể phân giải phenol và cyanua…
- Cung cấp năng lượng: Dùng vi khuẩn cho bèo lên men; 1kg bèo sẽ
cho 0,3 m3 khí metan. Bã bèo sau khi lên men có thể dùng làm phân bón. - Chế biến và gia công hàng mỹ nghệ: Phần thân của bèo đƣợc phơi khơ, sau đó đƣợc gia cơng thành nhiều mặt hàng thủ công nhƣ: giỏ, túi sách, bàn ghế, giƣờng…xuất khẩu sang thị trƣờng châu Âu và Trung Đông.
- Sản xuất giấy: Bèo tây đƣợc cắt thành từng khúc với chiều dài khoảng 10 - 15cm, sau đó đƣợc xử lý ở độ khô phù hợp rồi đƣa vào nồi nấu cùng với một số loại hóa chất. Tiếp đó là là cơng đoạn tẩy trắng, nghiền thành bột mịn; dung dịch bột bèo đƣợc ép theo định lƣợng 85g/m2 làm giấy thành phẩm.
- Làm môi trường trồng nấm rơm và phân hữu cơ: Toàn bộ gốc, rễ, lá, thân bèo tây phế liệu dùng làm giá thể để trồng nấm rơm rất tốt, năng suất cao gấp bốn lần trồng trên rơm, bởi giữ đƣợc độ ẩm lâu, giảm cơng tƣới, meo nấm
tốn ít hơn, chất lƣợng nấm ngon hơn, giòn hơn so với trồng nấm rơm truyền thống, lại giàu dinh dƣỡng, không độc tố… Bã của bèo tây sau khi trồng nấm rơm ủ thành phân hữu cơ để bón thẳng cho các loại cây ăn trái rất có hiệu quả.
Những năm trở lại đây, các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu một ứng dụng khác của bèo tây, đó là khả năng sản xuất Etanol sinh học. Do đặc điểm thành phần của bèo tây là chủ yếu cellulose nên các nhà khoa học đánh giá đây sẽ là nguồn sinh khối tiềm năng cho việc sản xuất Etanol sinh học trong tƣơng lai.