Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tẩy nhuộm tại làng nghề phương la, xã thái phương, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 34 - 37)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Mẫu thí nghiệm được đựng trong lọ nhựa 1000ml và bảo quản ở nhiệt độ 4o

C. Mẫu bảo quản trong phịng thí nghiệm khơng quá 5 ngày sau khi lấy mẫu. Trước khi lấy mẫu phân tích cần phải lắc đều mẫu.

b. Phương pháp phân tích thơng số

- BOD5 được xác định theo TCVN 6001/1995 - Nts được xác định theo tiêu chuẩn 6179/1996 - Pts được xác định theo tiêu chuẩn 6202/1996

- COD được xác định theo TCVN số 6491:1999, phương pháp này có thể đạt được sai số ở mức độ 6 – 10mg COD/l, ngưỡng giới hạn tối thiểu là 20mg/l.

2.2.3. Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý tại Xí nghiệp dệt may Nam Thành

Hệ thống xử lý nước thải hiện có của xí nghiệp khơng đạt hiệu quả xử lý nên nước thải sau xử lý không đạt đảm bảo QCVN 13:2008/BTNMT, cột B. Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải luận văn nghiên cứu theo phương án: xử lý nước thải bằng keo tụ kết hợp với xử lý sinh học trên cơ sở sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật.

a. Phương pháp tiến hành

Xây dựng mơ hình xử lý nước thải tẩy nhuộm của xí nghiệp nhằm mục đích xác định và kiểm nghiệm thơng số, giá trị thích hợp cho việc áp dụng, cải

tạo hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tại Xí nghiệp dệt may Nam Thành. Hệ thống mơ hình thí nghiệm được lắp đặt và vận hành theo hình 2.1.

b. Vận hành mơ hình xử lý nước thải

Mơ hình xử lý nước thải được lắp đặt sử dụng các thùng nhựa 60 lít và 120 lít với cao trình phù hợp theo ngun tắc dịng tự chảy, công suất xử lý của mơ hình 1,2m3/ngđ.

Nước thải được bơm vào thùng 1, từ thùng 1 nước tự chảy vào thùng 2. Tại thùng 2, pH trong nước thải được điều chỉnh đến giá trị thích hợp, đồng thời chất keo tụ và chất trợ lắng được cho vào để tạo kết tủa. Nước thải sau khi kết tủa chảy về thùng aeroten 3, tại đây sục khí và bổ sung chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Nước thải từ thùng 3 chảy sang thùng lắng 4 và chảy ra ngồi.

Hình 2.1. Mơ hình xử lý nước thải tẩy nhuộm Xí nghiệp dệt may Nam Thành

Mơ tả q trình thí nghiệm

Nước thải tổng hợp của nước thải nấu, tẩy, giặt, nhuộm và nước thải sinh hoạt được đưa và thùng điều hòa 1. Tại thùng điều hòa 1, điều hòa lưu

1 2 3 4 Nước thải Dòng ra Chất keo tụ Chát trợ lắng Chú thích:

1. Thùng chứa nước thải (điều hịa) 2. Thùng keo tụ

3. Thùng aeroten

lượng và tính chất nước thải, sau khi nước thải được điều hòa, bơm vào thùng keo tụ 2. Tại đây chất keo tụ được hịa tan thành dung dịch 5% trong bình trộn. Sau đó, đổ từ từ vào thùng đựng nước thải tổng hợp (điều kiện pH = 8 - 10), vừa đổ vừa khuấy với tốc độ khuấy 200 vòng/phút trong vòng 3 phút, sau đó khuấy với tốc độ 50 vịng/phút trong vòng 5 phút. Bổ sung lượng cố định chất trợ lắng là dung dịch poly acrylamid nồng độ 0,2% khuấy với tốc độ 50 vòng/phút trong vòng 3 phút. Lúc này, q trình tạo bơng keo tụ được thực hiện. Sau đó, để lắng tự nhiên 60 phút rồi nước thải sau keo tụ được cho vào cơng trình xử lý sinh học là thùng aeroten 3, q trình sục khí diễn ra liên tục trong bể. Nước từ thùng aeroten được đưa sang thùng lắng 4. Tại đây chất thải rắn lơ lửng bị giữ lại hoàn toàn và nước thải ra đảm bảo QCVN 13:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tẩy nhuộm tại làng nghề phương la, xã thái phương, huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)