0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hiện trạng sản xuất, kinh doanh và môi trường làng nghề chế biến thực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG BÚN TIỀN NGOÀI, XÃ KHẮC NIỆM, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Trang 43 -47 )

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sản xuất, kinh doanh và môi trường làng nghề chế biến thực

phẩm thơn Đồi và thơn Tiền Ngoài

3.1.1. Nguyên, vật liệu và quy trình sản xuất tại làng nghề sản xuất bún

Đối với làng nghề, nguyên liệu sản xuất là yếu tố sống còn của làng nghề. Hiện nay, các hộ làm nghề đều sử dụng máy trong sản xuất bún: máy nghiền bột, máy thấu bột và máy vắt sợi.

Bảng 3.1 : Lượng nguyên, vật liệu sử dụng của các hộ trong một ngày

Nguyên vật liệu sử dụng

Thơn Tiền Ngồi

(327 hộ) Thơn Đồi (262 hộ) Hộ/ngày Tổng nguyên vật liệu/ngày Hộ/ngày Tổng nguyên vật liệu/ngày Gạo (kg) 350 19 600 230 8 970 Lượng nước sử dụng (m3) 7,5 420 4 156 Điện (Kw) 31 1736 22 858 Than (kg) 16 896 10 390

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bún là gạo. Lượng gạo sử dụng trung bình mỗi ngày khoảng 350 kg/hộ (thơn Tiền Ngồi) và 230 kg/hộ ở thơn Đồi.

Lượng nước sử dụng cho tất cả các công đoạn sản xuất bún của thôn Tiền Ngồi là 420 m3/ngày và ở thơn Đồi là 156 m3/ngày. Sau khi sử dụng, lượng nước này được thải ra trực tiếp hệ thống thoát nước của làng mà khơng qua bất kỳ q trình xử lý nào.

Năng lượng cho quá trình sản xuất chủ yếu là dùng điện để chạy các máy nghiền gạo, thấu bột. Than chỉ sử dụng trong sản xuất bún ở giai đoạn làm chín sợi bún nên lượng than sử dụng khá ít (16 kg/hộ/ngày ở thơn Tiền Ngồi và 10 kg/hộ/ngày ở thơn Đồi).

Như vậy, mỗi ngày thơn Tiền Ngồi sử dụng 19,6 tấn gạo, 420 m3 nước, 1736 kw điện và 896 kg than cho sản xuất bún. Thơn Đồi sử dụng 8,9 tấn gạo, 156 m3 nước, 858 kw điện và 309 kg than mỗi ngày cho sản xuất bún.

Quy trình sản xuất bún và dịng nước thải

Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bún tươi

Thuyết minh dây chuyền sản xuất: gạo được vo hết lớp cám bên ngoài bằng máy vo rồi được đưa tới bồn ngâm để hạt gạo nở ra và mềm hơn để thuận lợi cho quá trình xay. Gạo sau khi được ngâm khoảng 12 – 24 giờ sẽ được đưa vào máy xay thành bột; bột này lại được ủ trong bồn từ 12 – 24 giờ; sau đó được đem lắng để tách nước thành bột khô. Bột khô được trộn với hương liệu và đưa vào máy làm bún tạo sợi.

Gạo (1000 Vo gạo Ngâm gạo Xay gạo Ép bột Lắng Hấp Ép sợi Thành

Nước 0,75 Nước thải 0,75

Nước thải 0,5 Nước 0,75

Nước thải 0,1

3.1.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của làng nghề sản xuất bún thơn Tiền Ngồi, xã

Khắc Niệm

Bảng 3.2 : Mức độ ơ nhiễm nguồn nước tại các vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu theo dõi Vị trí lấy mẫu QCVN 14:2008/BTNMT Cống thải hộ sản xuất Cống chung của ngõ Ao pH 2,35 3,0 4,6 5,5 - 9 TSS (mg/L) 450 394 284 100 COD (mg/L) 2655 1955 550 50 BOD5 (mg/L) 2000 1704 360 50 NH4+ (mg/L) 28,6 31,6 67,3 10 PO43- (mg/L) 2,9 3,5 5,4 10 Coliform (MPN/100mL) 2,1 x10 2 1,3 x 104 1,1 x 106 5 x 103

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ ở thơn Tiền Ngồi rất cao. BOD5 là chỉ số chuẩn dùng để xác định sự ô nhiễm của nước, đặc biệt là nước thải. BOD5 biểu thị gián tiếp lượng chất hữu cơ có trong nước có thể bị phân hủy bằng vi sinh vật. BOD5 được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường nhằm xác định gần đúng lượng ôxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ bằng biện pháp sinh học có trong nước thải. Chỉ tiêu BOD5 ở tất cả các vị trí lấy mẫu đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ở vị trí cống thải của hộ sản xuất, chỉ số BOD5 là 2000 mg/L. Nước mặt tại ao có hàm lượng BOD5 thấp hơn nhiều so với cống thải (360 mg/L) do trên ao có thả rất nhiều Bèo tây.

Hàm lượng COD cho thấy toàn bộ chất hữu cơ và cả các nhóm vơ cơ có tính khử có trong nước bị ơxy hóa bằng tác nhân hóa học, được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. Chỉ số COD cũng cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, vị trí cống thải của hộ gia

đình có COD cao nhất là 2655 mg/L và giảm dần ở vị trí cống chung của ngõ (1955 mg/L) và tại ao là 550 mg/L.

Trong q trình sản xuất bún có ngâm, ủ gạo nên nước thải rất chua. Chỉ số pH trong nước thải thơn Tiền Ngồi rất thấp (pH = 2,3 ở vị trí cơng thải nhà dân; pH = 3,0 ở vị trí cống chung của ngõ; pH = 4,3 ở ao làng).

Chỉ tiêu NH4+ trong nước thải tăng dần từ vị trí cống thải của nhà dân (28,6 mg/L) đến ao chung của làng là 67 mg/L.

Hàm lượng TSS giảm dần từ vị trí cống thải của hộ sản xuất (450 mg/L) ra đến ao chung (384 mg/L). Sở dĩ hàm lượng TSS giảm dần do nước thải của các hộ sản xuất có chứa nhiều tinh bột, chính lượng tinh bột này bị phân giải hoặc lắng xuống đấy ao.

Hiện nay, nguồn nước mặt bị ơ nhiễm điển hình và phổ biến nhất là ô nhiễm tại chỗ, tức là do nguồn chất thải, nước thải của chính cụm dân cư đó gây nên, ngồi ra cịn do các hoạt động làng nghề khác. Nước mặt ở đây bị ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, sản xuất bún... của các gia đình đều khơng được xử lý, mà đổ thẳng vào nguồn nước mặt (ao hồ, kênh mương,...) gây ô nhiễm rất nghiêm trọng. Trên thực tế, nguồn nước mặt ô nhiễm này theo dòng chảy vào các diện tích canh tác sẽ gây chết cây hoặc ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, đồng thời làm lây lan nhiều dịch bệnh nguy hại.

Ơ nhiễm mơi trường làm gia tăng các bệnh về hơ hấp và bệnh ngồi da ở các làng nghề (đặc biệt là người già và trẻ em). Ở thôn Tiền Ngoài, 23% số người được hỏi mắc bệnh về đường hơ hấp do hít phải khí than hoặc do hơi nóng từ q trình sản xuất, 31% số người bị bệnh ngoài da (bệnh nước ăn chân, lở loét chân tây, nấm chân tay) do tiếp xúc nhiều với nước.


Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG BÚN TIỀN NGOÀI, XÃ KHẮC NIỆM, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Trang 43 -47 )

×