Phá thế bị bao vây, cấm vận.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo công tác đối ngoại thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới 1996-2011 (Trang 38 - 40)

III. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

Phá thế bị bao vây, cấm vận.

Thành tựu

Ngày 3-2-1994 Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam và ngày 11-7-1995 Tổng thống B.Clin-tơn tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận, chính thức đặt dấu mốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ đã giúp ta khai thông quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, gia nhập Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức quốc tế khác. Quan hệ giữa ta với các nước bạn bè cũ ở Đông Âu được xác định lại trên cơ sở mới.

Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá

Ngày 28-7-1995, chúng ta đã gia nhập ASEAN và trở thành thành viên chính thức thứ bảy của tổ chức này. Sau khi gia nhập ASEAN, ta đã nhanh chóng tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) Chúng ta gia nhập Tổ chức thường mại thế giới (WTO), được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 -2009 với số phiếu tuyệt đối.

Đến 2011 nước ta đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới, trong đó có tất cả các nước lớn, kể cả 5 quốc gia – là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Chúng ta có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ, quan hệ đầu tư phát triển với trên 40 nước; thị trường ngày càng mở rộng; đối tác ngày càng nhiều, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và các nước được khai thông

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại, môi trường quản lý tốt, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh. Việt Nam từng bước đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập với nền kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo công tác đối ngoại thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới 1996-2011 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(47 trang)