Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở phương Tiêu dao tá n

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh học và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm phương thuốc tiêu dao tán (Trang 40 - 50)

2.2.4.I. Bào chê phương TDT

Bạch thược 40g Bạch phục linh 40g Bạch truật 40g Đương quy 40g Cam thảo bắc chích mật 2 0 g Sài hồ bắc 40g 2.2.3.2. Nguyên liệu

Bạch thược (Radix Paeoniaè) đạt tiêu chuẩn DĐVNIII Bạch phục linh (Poria) đạt tiêu chuẩn DĐVN III

Bạch truậi (Rhnoma Aĩracĩylodis macrocephalae) đạt tiêu chuẩn DĐVNIII Đương quy {Radix Angelicas sinensis) đạt tiêu chuẩn DĐVNIII

Cam thảo bắc chích (,Radix Glycyrrhizae) đạt tiêu chuẩn DĐVNIII Sài hồ bắc (Radix Bupleuri) đạt tiêu chuẩn DĐVN III

2.2.3.3. Chất lượng thành phẩm

a. Tính chất

Bột mịn, màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi ngọt. Đạt các yêu cầu ghi trong chuyên luận “Thuốc bột dùng để uống” (Phụ lục 1.6) của DĐVN III.

b. Độ ẩm

Không quá 9% (Phụ lục 5.16 - DĐVN III, lgiờ, 105°C). c. Độ mịn

Lây 20g chế phẩm, rây qua rây số 355 (Phụ lục 2.16 - DĐVN III), phần còn lại không quá 5%

d. Độ đồng nhất

Lấy 20g chế phẩm cho vào một khay giấy, dùng một thìa nhẵn ấn nhẹ lên mặt bột thành một vệt lõm, quan sát thấy màu của chế phẩm phải đồng nhất, không được có màu lốm đốm.

e. Soi bột

Soi bột bằng kính hiển vi, so sánh với bột của Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bắc. Phải thể hiện các đặc điểm vi học của bột của Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bắc.

f. Định tính > Tinh dầu

Sắc ký lớp mỏng

Mẫu thử: tinh dầu chiết bằng phương pháp cất kéo hơi nước, hoà với ether dầu hoả tỷ lệ 1:10 để chấm SKLM. Mẫu đối chiếu: tinh dầu Bạch truật và Đương quy. Chất hấp phụ: bản mỏng silicagel GF2 5 4 của Merck. Hệ dung môi benzen- ethyl acetat tỷ lệ 95:5. Thuốc thử hiện màu vanilin - acid sulfuric. Sau khi triển khai sắc ký, phun thuốc thử, sấy ở 110°c trong 5 phút, sắc ký đồ SKLM tinh dầu mẫu thử phải cho 8 vết.

> Flavonoid

Mẫu thử: Lấy khoảng lOg chế phẩm cho vào túi giấy lọc rồi cho vào dụng cụ Soxhlet, thêm ether dầu hoả rồi đem chiết cách thuỷ trong 8 giờ để loại chất béo, chất màu. Sau đó lấy túi chế phẩm ra cho bay hơi hết ether dầu hoả, tiếp tục cho vào dụng cụ Soxhlet và chiết flavonoid bằng MeOH đến khi dịch chiết cuối không còn phản ứng của flavonoid. Dịch chiết MeOH thu được đem cô cách thuỷ hết dung môi, hoà tan cắn trong khoảng 15- 2 0 ml nước cất nóng, để lắng qua đêm, lọc qua giấy lọc. Dịch lọc thu được lắc nhiều lần với EtOAc cho đến khi lớp EtOAc không còn flavonoid (thử bằng phản ứng với hơi amoniac).

Gộp các dịch chiết EtOAc, cắn thu được sấy đến khối lượng không đổi ở 80°c,

hoà tan trong MeOH để chấm SKLM. Chất hấp phụ: bản mỏng silicagel GF2 5 4

của Merck. Hệ dung môi toluen - ethyl acetat - acid formic tỷ lệ 5:4:1. Hiện màu bằng hơi amoniac. sắc ký đồ SKLM phải cho 12 vết.

> Coumarin

Mẫu thử: Lấy khoảng lOg bột chế phẩm thêm CHCI3, ngâm qua đêm. Lắc dịch lọc CHCI3 với NaOH IM 3 lần. Gộp dịch nước lại rồi acid hoá bằng

HC1 đậm đặc đến pH= 3- 4. Phần dịch nước acid này tiếp tục lắc với CHCI3 3 lẩn, mỗi lần 10ml CHCI3. Gộp dịch chiết CHCI3 rửa nhiều lần với nước cho đến pH trung tính. Cất thu hồi dung môi. cắn thu được hoà tan trong MeOH để chấm SKLM. Chất hấp phụ: bản mỏng silicagel GF2 5 4 của Merck. Hệ dung môi benzen - aceton tỷ lệ 7: 1. Hiện màu bằng hơi thuốc thử. sắc ký đồ SKLM phải cho 14 vết.

> Saponin

Mẫu thử: lấy lOg chế phẩm loại chất béo bằng ether dầu hoả, chiết tiếp bằng methanol- nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm. Hoà cặn trong nước, lọc, lắc với n-butanol. Bốc hơi dịch chiết n-butanol, hoà cắn trong MeOH để chấm SKLM. Chất hấp phụ: Bản mỏng Silicagel GF2 5 4 của Merck. Hệ dung môi: Toluen- EtOAc- Acid formic - nước [6:5:1.5:1]. Phun thuốc thử vanilin - acid sulfuric, sấy bản mỏng 110°c trong 5-10 phút, sắc ký đồ SKLM phải cho 10 vết.

g. Định lượng

Hàm lượng tinh dầu không dưới 1%. h. Công năng, chủ trị

Sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ trị phụ nữ bị huyết nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, cơ thể đau nhức, ngực sườn đau, kinh nguyệt không đều.

i. Bảo quản

BÀN LUẬN

Bài thuốc gồm có 6 vị, mỗi vị gồm nhiều thành phần khác nhau. Mỗi thành phần này lại có những tác dụng riêng làm nên công năng của vị thuốc đó. Ví dụ như saponin trong sài hồ có thể trung hoà chức năng gan nên được sử dụng rộng rãi trong các bệnh về gan và túi mật, flavonoid trong cam thảo có khả năng chống loét và chống co thắt dạ dày được phối hợp trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày, thành phần polysaccharid trong đương quy lại có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan... TDT là bài thuốc dân gian bao gồm các vị: sài hồ bắc, đương quy, bạch thược, bạch truật, bạch linh, cam thảo bắc. Vì vậy công năng của phương đã bộc lộ phần lớn công năng của các thành phần. Tuy nhiên công năng chính của phương TDT là sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết, thường dùng trong các trường hợp ngực sườn đầy tức, đau mạng sườn, ợ hơi, ợ chua.. .Theo kinh nghiệm dân gian, phương TDT cũng được sử dụng để chữa các trường hợp tương tự như trên. Những nghiên cứu khoa học đã góp phần khẳng định kinh nghiệm dùng thuốc hết sức hợp lý của người xưa đồng thời những thử nghiệm bước đầu về tác dụng sinh học cũng phần nào cho thấy tính an toàn và hiệu lực của phương thuốc.

Theo Y học hiện đại: Gan là cơ quan sản xuất ra mật mà gan rất dễ bị tổn thương, vì vậy những tổn thương về gan sẽ làm giảm lượng mật sinh ra. Thuốc có tác dụng lợi mật là thuốc kích thích quá trình tạo mật làm cải thiện các chức năng gan và thận.

Với việc định hướng góp phần giải thích kinh nghiệm của nhân dân dùng phương TDT với các tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng lợi mật trên chuột thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khối lượng mật của chuột tăng khi cho chuột uống cao TDT với liều 3,84g/kg (0,2ml/10g chuột). Với p< 0,05 sự tăng này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này đã chứng minh rõ tác dụng sơ can giải uất của cao TDT. Như vậy thực nghiệm khoa học đã góp phần khăng định hiệu quả của những kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời trong nhân dân ta, dần dần tạo đựơc chỗ đứng cho những phương thuốc cổ truyền trong thời kỳ thuốc tân dược đang tràn ngập thị trường.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

3.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

Đã tiếp tục tiến hành định lượng các nhóm chất thường có trong dược liệu cho các mẫu nghiên cứu bao gồm các vị thuốc trong phương thuốc và phương TDT.

Kết quả bước đầu cho thấy:

Hàm lượng cắn phân đoạn ethylacetat (flavonoid) trong Sài hồ bắc tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,75 ± 0,01 (%).

Hàm lượng cắn phân đoạn ethylacetat (flavonoid) trong Đương quy tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,87 ± 0,02 (%).

Hàm lượng cắn phân đoạn ethylacetat (flavonoid) trong Bạch truật tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,75 ± 0,05(%.)

Hàm lượng cắn phân đoạn ethylacetat (flavonoid) trong Cam thảo bắc tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,70 ± 0,04 (%).

Hàm lượng cắn phân đoạn ethylacetat (flavonoid) trong phương TDT tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,55 ± 0,03 (%).

Hàm lượng cắn phân đoạn chloroform (coumarin) trong Sài hồ bắc tính

theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,41 ± 0,02 (%).

Hàm lượng cắn phân đoạn chloroform (coumarin) trong Đương quy tính

theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,21 ± 0,02 (%).

Hàm lượng cắn phân đoạn chloroform (coumarin) trong Bạch truật tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,25 ± 0,04 (%).

Hàm lượng cấn phân đoạn chloroform (coumarin) trong Cam thảo bắc tính iheo dược liệu khô tuyệt đối là 0,48 ± 0,01(%).

Hàm lượng cắn phân đoạn chloroform (coumarin) trong phương TDT tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 0,19 ± 0,02 (%).

Hàm lượng polysaccharid trong Sài hồ bắc tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 1,13 ±0,22 (%).

Hàm lượng polysaccharid trong Đương quy tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 2,76 ±0,12 (%).

Hàm lượng polysaccharid trong Bạch truật tính theo dược liệu khô tuyệt đối

là 21,75 1 0 / 9 (%).

Hàm lượng polysaccharid trong Cam thảo bắc tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 1,02 ±0,12 (%).

Hàm lượng polysaccharid trong Bạch thược tính theo dược liệu khô tuyệt đối ỉà 1,72 ±0,21 (%)

Hàm lượng polysaccharid trong phương TDT tính theo dược liệu khô tuyệt đối là 2,64 ± 0,30 (%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

♦♦♦ Đà nghiên cứu tác dụng sinh học của phương TDT

Dịch chiết nước của bài thuốc ở liều 3,84g/kg chuột làm tăng khối lượng mật. Chứng tỏ bài thuốc có tác dụng lợi mật.

Ngoài ra hài thuốc không thể hiện độc tính ở liều 60g/kg chuột, đó là liều cao nhất mà chuột có thể uống được. Do đó không tìm được LD50.

♦♦♦ Bước đầu tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho phương TDT dựa trên kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học của TDT.

3.2. Đề xuất

Trên đây là những kết quả nghiên cứu chúng tôi đạt được trong giới hạn thời gian và khả năng cho phép. Để hoàn thiện hơn, chúng tôi đề nghị:

1. Nghiên cứu xây dựng “dấu vân tay” SKLM và sắc ký khí cho phương TDT để làm cơ sở khoa học đánh giá chất lượng thuốc.

2. Tiếp tục nghiên cứu các tác dụng dược lý của bài thuốc TDT để có thể đánh giá chính xác hơn nữa về hiệu quả của bài thuốc.

3. Nghiên cứu bào chế dạng thuốc viên của bài thuốc để đưa vào sản xuất viên nén tiện cho quá trình sử dụng và bảo quản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liêu tiếns viêt

1. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Kỹ thuật ch ế biến và bào chế thuốc cổ truyền, NXB Y học, trang 47-52 2. Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2004)

Thực hành ch ế biến và bào chế thuốc cổ truyền, NXB Y học, trang 16-41.

3. Bộ mồn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội (2003),

Dược học cổ truyền, NXB Y học, trang 187-188, 285-289, 312-313, 318,333,452,457.

4. Bộ môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội (1998), Bài giảng dược liệu, tập I, II, trang 126-149(1), 259-289(1), 324-339(1), 362- 370(1), 12(11), 188-196(11).

5. Bộ môn Y học cổ truyền dân tộc, Trường Đại học Y Hà Nội (1994), Y học cổ truyền, NXB Y học, trang 283-284.

6 . Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, NXB Y học, trang 318-319, 328-329, 365-366, 452-453, 441-442.

7. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, trang 63- 65, 174-175, 501-502, 901-902.

8 . Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập I, NXB giáo dục, trang 337.

9. Nguyễn Thị Kim Chung (2005), Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của bài thuốc “Long đởm tả can thang ”, khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 2001-2005.

10. Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh (1999), Từ điển bách khoa dược học, NXB Từ điển bách khoa, trang 60-61, 96-97, 227,491, 544.

11. Bùi Hồng Cường, Phùng Hoà Bình, Nguyễn Trọng Thông và cs (2006) “Nghiên cứu hàm lượng alkaloid và một số tác dụng sinh học của cao đặc phụ tử Sapa”, Tạp chí dược học, số 360, trang 4.

12. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc,

NXB Y học, trang 13-19, 88-97.

13. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc, NXB Y học, trang 284-292.

14. Vũ Văn Điền, Đào Thị Vui, Huỳnh Tính (2004), “Góp phần nghiên cứu về hoá học và tác dụng sinh học của vị thuốc lá lốt (Herba Piperis lolot)”, Tạp chí dược học, số 10, trang 14.

15. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam trồng hái, chế biến, trị bệnh ban đầu, NXB nông nghiệp, trang 990-993, 999-101, 1038-1041,

1048-1050.

16. Trình Như Hải, Lý Gia Canh (2002), Trung Quốc danh phương toàn tập, NXB Y học, trang 132-134. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Đào Thị Thanh Hiền, Phạm Thanh Kỳ, Lê Mai Hương (2006) “Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của cây lá vối (cleistocalyx operculatus (Roxb) Merr et Perry”, Tạp chí dược học, số 367, trang 14.

18. Đặng Thị Thanh Hoan (2001), Góp phần nghiên cứu bài thuốc Đương qui bổ huyết thang gia giảm, khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1996-2001.

19. Bùi Thế Hùng (2006), Nghiên cứu đặc điểm vi học và thành phần hoá học của phương thuốc tiêu dao tán gia giảm, khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 2001-2006.

20. Dương Thị Ly Hương (2003), Nghiên cứu tâc dụng bảo vệ gan và độc tính cấp tính của củ tam thất (Radix notoginseng trên xúc vật thực nghiệm). Khoá luận tốt nghiệp thạc sỹ y học 1998-2003.

21. Nguyễn Thị Lan Hương (2006), “Nghiên cứu đặc điểm vi học và thành phần hoá học của rễ ngưu bàng (Arctium lappa Linn. Asteraceae),

khoá luận tốt nghiệp dược sỹ đại học khoá 2001- 2006.

22. Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Chung Võ, Nguyễn Mạnh Pha, Lê Thuý Hạnh, (1996), Những cây tinh dầu Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, trang, 158, 162.

23. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, trang 55-58, 65-66, 222-223, 391-392, 633-634, 863-867. 24. Phạm Thị Hạnh Nguyên (2005), Nghiên cứu thành phần hoá học chính

và một số tác dụng sinh học của phương Bình vị tán gia giảm, khoá luận tốt nghiệp thạc sĩ dược học khoá 2003- 2005.

25. Trương Văn Như, Phan Đăng Bình và CT (2004), “Nghiên cứu độc tính cấp và bán cấp của pentafluoropropyloxy dihydroartemisinin trên động vật thực nghiệm”, Tạp chí dược học, số 1, trang 27.

26. Trần Thị Anh Phương (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chế biến đến thành phần hoá học và tác dụng sinh học của vị thuốc Thương truật khoá luận tốt nghiệp thạc sĩ dược học khoá 2002- 2006, trang 23.

27. Hoàng Duy Tân, Nguyễn Văn Nhủ (1995), Tuyển tập phương thang đông y, NXB Đồng Nai, trang 1662.

28. Nguyễn Trọng Thông, Vũ Thị Ngọc Thanh, Phạm Thị Vân Anh, Bùi Hồng Cường (2004) “Nghiên cứu tác dụng chống nôn và độc tính cấp của can khương và bán hạ trên thực nghiệm”, Tạp chí dược học, số 1, trang 27.

29. Xuân Thuỷ ( 2002), “Đương quy”, Tạp chí đông y, số 342, trang 19. 30. Nguyễn Viết Trinh (2003), nghiên cứu đặc điểm thực vật và sơ bộ xác

định thành phần hóa học của cây Sài hồ nam, khoá luận tốt nghiệp dươc sĩ đai hoc khoá 1998-2003.

31. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,

tập I, II, NXB Khoa học kỹ thuật, trang 158-161(1), 326-331(1), 833- 837(1), 526-530(11), 660-666(11).

32. Đào Thị Vui, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Thượng Dong, Vũ Thị Ngọc Thanh (2006) “Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của rễ củ sâm báo (Radix Hibisci sagittifollii) đối với thể trạng và hệ thống tạo máu ở động vật thực nghiệm” Tạp chí dược học, số 360, trang 36. 33. Vũ Thị Hải Yến (2004), Thăm dò một số tác dụng dược lý của bài

thuốc chữa bệnh gan mật, khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học khoá 1999-2004.

Tài liêu tiếng Anh

34. Kee Chang Huang (2000), The Pharmacology of Chinese Herbs, Second Edition, page 156, 187-189, 267, 315-316, 364.

35. The state Pharmacopoeia of the People’s Republic of China (2000),

Pharmacopoeia o f the People’s Repulic o f the China, Vol. I, English edition, Chemical industry press, Beijing, China, page 149, 158, 163-

164, 174-176,81-182,211.

36. World Health Organization (1999), Who Monographs On Selected Medicial Plants, Geneva, Volume 1, page 61-1 A, 183-190, 195-199. 37. World Health Organization (2002), Who Monographs On Selected

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh học và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm phương thuốc tiêu dao tán (Trang 40 - 50)