THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Nhận diện các cơ hội sản xuất sạch hơn trong ngành trồng lúa tỉnh Đồng Tháp (Trang 25 - 34)

CHƯƠNG 5 NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI CP

5.5. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ

• Sử dụng máy gieo sạ thay cho sức người nhằm làm tăng năng suất, giảm sức lao động và đảm bảo chất lượng q trình gieo sạ.

• Sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa nhằm làm tăng sản lượng, giảm sức lao động.

• Thay các biện pháp, quy trình mới phù hợp hơn; sử dụng nguồn nước, đất hiệu quả hơn; cho năng suất cao hơn và giảm ô nhiễm môi trường ( Tưới ướt- khơ xen kẽ).

• Sử dụng hệ thống ruộng.

Bảng 5.1. Nhận diện các cơ hội CP và giải pháp

Giai đoạn Nhận diện cơ hội Giải pháp Mức độ khả thi

Lựa chọn giống

Giống được lựa chọn chưa tối ưu

Xuất hiện lượng hạt thải bỏ sau khi lựa chọn

Sử dụng giống cho năng suất tốt, kháng bệnh cao, chống đổ ngã. Xử lý hạt lép, hạt bệnh bị thải bỏ bằng cách làm thức ăn cho gà, vịt… Trung bình Chuẩn bị đất, gieo sạ

Làm thủ công, năng suất chưa cao, cần thuê mướn nhân công trong q trình gieo sạ thủ cơng

Dùng phương tiện cơ giới thay cho trâu kéo hoặc sức người.

Khá cao

Bón phân

Bón dư thừa, hiệu quả không cao, ô nhiễm môi trường Sử dụng hợp lý, vừa đủ, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật Cao Quản lí nước

Lượng nước tương đối tốt và ổn định tuy nhiên cây vẫn còn bị đổ ngã

Sử dụng hệ thống ruộng Trung bình Trừ hại Lạm dụng nhiều hóa chất

gây ơ nhiễm mơi trường Tiêu diệt một số lồi có lợi Dùng thiên dịch và sử dụng thực vật dẫn dụ sinh vật gây hại. Trồng thẳng hàng nhằm hạn chế sâu bệnh. Cao 26

Xử lý đất tốt để hạn chế cỏ mọc.

Thu hoạch

Hao hụt lớn khi thu hoạch, xuất hiện hạt rơi vãi

Cần thuê mướn nhân công

Rơm rạ

Sử dụng máy gặt đập liên hợp để giảm hao hụt.

Sử dụng rơm, rạ làm phân hữu cơ, thực phẩm cho gia súc, làm giấy, trồng nấm.

Cao

Bảo quản, chế biến

Khâu phơi, sấy bị động khi gặp mưa dầm.

Lúa để lâu bị nảy mầm, mất chất lượng

Tự làm sân phơi lúa chủ động.

Tăng cường bảo quản, chủ động liên hệ với người thu mua

Trung bình

Mơ tả thực hiện

Kĩ thuật bón phân tăng năng suất

Trong q trình canh tác có thể áp dụng kỹ thuật rút nước sớm, bón phân sớm để cây lúa đẻ chồi sớm và tập trung, cho nhiều chồi hữu hiệu để từ đó sẽ cho nhiều bơng cái. Có hai mốc thời gian quan trọng như sau:

_ Bón phân đợt hai: nên bón sớm vào khoảng 18-22 ngày sau sạ để cây lúa tập trung đẻ nhánh sớm, sau đó khoảng một tuần thì cây lúa đã hấp thụ hết phân thì tiến hành cắt nước (vụ ĐX thì có thể cắt nước khoảng 5-7 ngày, nhưng vụ HT thì khoảng 2-3 ngày, chú ý khơng nên để mực nước thấp hơn tầng sinh phèn). Mục đích của việc cắt nước nhằm tạo điều kiện cho rễ lúa đâm sâu xuống đất hạn chế đổ ngã về sau, đồng thời cũng tháo bớt những chất độc được tích lũy trong đất. Khi đó những chồi mọc trước sẽ hấp thụ phân bón tốt phát triển mạnh khỏe trở thành những chồi chính, sau này sẽ cho bơng cái đây là những chồi hữu hiệu. Những chồi mọc sau, khơng hấp thu được phân bón thì sẽ tự thui đi gọi là những chồi vơ hiệu.

_ Bón phân đón địng: rất khó để biết chính xác thời điểm bón phân đón địng của từng giống lúa, cho nên cách dễ nhất là xé địng ra xem thử nếu thấy có một lóng rưỡi, thì ở lóng thứ hai đã có nhú địng địng đất (có người gọi là tim đèn, hoặc là ngịi viết) màu trắng, khoảng 1mm thì đó là thời điểm thích hợp để bón phân đón địng. Thời điểm bón ni địng ảnh hưởng đáng kể đến dịch hại giai đoạn cuối vụ và năng suất: nếu bón sớm phân đạm rất dễ thất thốt, nhiều sâu bệnh; bón trể thì lúa thiếu dinh dưỡng cần thiết để tạo nên gié và hạt.

Xen canh trồng lúa và ni cá

Hình 5.1. Xen canh trồng lúa và ni cá

_ Hiện nay, hình thức ni tơm xen canh với lúa cũng rất phổ biến và được nông dân áp dụng hiệu quả.

_ Một nghiên cứu cho biết kĩ thuật canh tác truyền thống là trồng lúa và ni cá cạnh nhau, có thể giúp những người nơng dân nhỏ lẻ tăng thu nhập và giảm tác động đến môi trường.

_ Nghiên cứu cho thấy, khi cá được đưa vào ni trong những cánh đồng lúa nước thì người nơng dân vẫn có thể trồng một lượng ngũ cốc tương đương như trong biện pháp độc canh lúa truyền thống, nhưng lượng thuốc trừ sâu giảm 2/3 và lượng phân bón giảm 1/4.

_ Nghiên cứu được cơng bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science trong tháng 11 cho thấy ni trồng lúa – cá cùng lúc có thể làm giảm tác động của các hóa chất nơng nghiệp tới mơi trường và giúp việc trồng lúa có lợi hơn.

_ Cá được sử dụng trong nghiên cứu này là loài cá chép bản địa – được xem là một món ăn, vì thế người nơng dân có thể bán chúng. Họ cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí phân bón và thuốc trừ sâu – thường chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí sản xuất lúa gạo.

_ Nuôi cá trên cánh đồng làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh đạo ôn cháy lá, giảm lượng cỏ dại cũng như các sâu bệnh gây hại như rầy nâu. Loại cơn trùng xâm lấn này có khả năng tàn phá tồn bộ cánh đồng lúa. Một ổ dịch ở Thái Lan vào năm ngoái đã phá hủy 4% vụ mùa của nước này.

_ Bằng cách điều chỉnh lượng ni-tơ trong hệ sinh thái, quy trình này cũng giảm thiểu nhu cầu sử dụng phân bón.

_ Cây lúa cho bóng mát, giúp giữ cho nước ln mát mẻ và cho phép cá có thể hoạt động trong những tháng nóng nhất của năm. Những cơn trùng bị thu hút bởi cây lúa cũng là một nguồn thức ăn cho cá.

Phịng cỏ mọc

_ Khơng để cỏ tạo hạt trên ruộng

_ Sử dụng giống không lẩn hạt cỏ

_ Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng

_ Dùng phân hửu cơ đã oai ủ

_ Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.

Thiên địch

Sử dụng thiên địch từ lâu là một biện pháp hữu hiệu, ít tốn kém chi phí, hồn tồn dựa vào mơi trường. Vì vậy ta cần tạo mơI trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:

• Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế...

• Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp...

• Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Giới thiệu một số thiên địch có ích cho lúa:

• Nhện nước:

Tên khoa học là Lycosa psseudoannulata, có 8 chân cao như gọng vó, trên lưng có màu xám hoặc xanh đen, có hình cái nĩa màu trắng trên lưng. Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn. Con cái thường đẻ khoảng 200 - 600 trứng trong 3 - 4 tháng vòng đời của chúng, mỗi lần đẻ 80 trứng trong một ổ và vác ổ trứng trên lưng.

Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng của rầy nâu, chúng ăn từ 5-15 trứng/ngày. Mật độ nhện càng tăng khi số sâu hại tăng, khống chế được sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng.

• Kiến ba khoang

Tên khoa học là Coleoptera, có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành một khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài ruộng. Chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy nâu, chúng tìm đến, chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con. Trung

bình mỗi con kiến ba khoang có thể ăn từ 3 - 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm cho số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ lúa không bị phá hại, giảm bớt việc dùng thuốc hố học, giảm chi phí, bảo vệ mơi trường.

• Ruồi xám

Tên khoa học là Diptera, có màu xám, xen những sọc trắng, to hơn ruồi nhà, thân có nhiều lơng (gai), đầu to, màu hồng hơi xám. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá lớn tấn cơng là chúng thường xuất hiện, tìm đậu lên lưng và đẻ trứng lên lưng ký chủ là sâu cuốn lá lớn. Trứng nở thành giòi và ăn thịt bên trong thân ký chủ. Sau khi ăn xong, chúng chui ra làm kén trên lá lúa và biến thành nhộng. Khoảng 4 ngày sau nhộng nở thành ruồi, cắn kén chui ra, được ba ngày chúng lại giao phối và tìm đến ký chủ mới để lập vịng đời thứ tiếp theo. Cứ như vậy ruồi xám hạn chế được mật số các lồi sâu cuốn lá lớn.

• Bọ đi kìm

Tên khoa học là Eborellia, có màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu râu. Chúng thường sống ở những ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Mỗi con cái đẻ 200 - 350 trứng. Bọ đi kìm chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng chui vào các rãnh do sâu đục thân đục để tìm sâu non hoặc trèo lên lá tìm sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 - 30 con mồi/ngày.

• Bọ xít nước

Tên khoa học là Veliide, là lồi bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Đối tượng của chúng là những con rầy non. Chúng ăn rầy non rơi xuống nước. Mỗi con bọ xít nước ăn từ 4 - 7 con bọ rầy/ngày.

• Bọ xít mù xanh

Tên khoa học là Cytorbinus, có màu xanh và đen, thường đẻ trứng vào mô thực vật, sau 2 - 3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản từ 10 - 20 con non. Chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài rầy. Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vịi nhọn hút kho trứng. Mỗi con ăn hết 7-10 trứng/ngày hay 1 - 5 con bọ rầy/ngày.

• Bọ rùa đỏ

Tên khoa học là Micraspis sp, có hình ơ van, màu đỏ nhạt hoặc chói. Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày, trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và trứng rầy.

Trồng hoa trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch

Hình 5.3. Trồng hoa trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch.

_ Để giảm chi phí trong phịng trừ sâu bệnh hại lúa, nhiều nông dân trong tỉnh đã trồng một số loại hoa để dẫn dụ thiên địch.

_ Việc ứng dụng mơ hình “3 giảm - 3 tăng” kết hợp với gieo sạ đồng loạt né rầy và trồng thêm các loài hoa trên đồng ruộng để thu hút, dẫn dụ thiên địch đến trú ngụ gần ruộng lúa mang lại hiệu quả cao. Các loài thiên địch này sẽ tiêu diệt các mầm mống sâu hại và rầy nâu. Nơng dân tham gia mơ hình tiết kiệm chi phí ít nhất là 1 lần phun thuốc trừ sâu và 1 lần phun thuốc trị bệnh/vụ lúa. Theo ước tính, nơng dân tiết kiệm hơn 1 triệu đồng/ha.

Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV

_ Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

_ Sử dụng thuốc an tồn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.

_ Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:

• Đúng chủng loại:

Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phịng trừ. Dùng khơng đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà cịn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch và mơi trường.

• Đúng liều lượng và nồng độ:

Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện tích (ha, sào hay cơng đất... mét khối kho tàng...)

Nồng độ sử dụng: Là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng, dạng bột để phun lên cây, lượng đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất.

Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại dễ nhờn thuốc. Sử dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa lãng phí, vừa độc hại.

Phun rải thuốc khơng đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí khơng có hiệu quả.

• Đúng thời điểm (Đúng lúc):

Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp “phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Phun thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với ngun tắc của phịng trừ tổng hợp.

• Đúng kỹ thuật (đúng cách):

Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại. Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu phải rẽ hàng lúa để đưa vòi phun vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích hút bẹ lá.

Sử dụng hệ thống ruộng

Khi nước ở ruộng 1 xả ra thì sẽ cho tràn qua ruộng 2 sử dụng theo giai đoạn Tưới ướt – khô xen kẽ (Alternate Wetting and Drying)

_ Tuần đầu tiên sau sạ: giữ mực nước từ bão hòa đến cao khoảng 1cm, mực nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1-3cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến lúc bón phân lần 2 (khoảng 20-25 ngày sau sạ), giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước trong ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế được sự mọc mầm của các lồi cỏ, bởi có nước làm mơi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ khơng mọc được và cũng cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp ở giai đoạn này.

_ Giai đoạn từ 25-40 ngày: đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phần lớn chồi vô hiệu thường phát triển ở giai đoạn này, nên chỉ cần nước vừa đủ. Lúc này giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm (đặt ống nhựa có đục lỗ lên hàng, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi). Khi nước xuống thấp hơn 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm so với mặt đất ruộng. Khi nước hạ từ từ xuống dưới vạch 15cm thì bơm nước vào tiếp. Ở giai đoạn này, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng khơng phát triển và cạnh tranh được với cây lúa. Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ khơng phát tán trong ruộng, bệnh ít lây lan.

Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng, vì vậy phương pháp này được gọi là “tưới ướt - khô xen kẽ’’. Mực nước dưới mặt đất càng xa (nhưng không thấp hơn 15cm so với mặt ruộng) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, vừa chống đổ ngả, vừa dễ thu hoạch.

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Nhận diện các cơ hội sản xuất sạch hơn trong ngành trồng lúa tỉnh Đồng Tháp (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w