5. Kết cấu
1.4. Xử lý tài sản bảo đảm
1.4.4. Thủ tục và phương thức xử lý tài sản
Thủ tục thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được quy định tại luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, TTLT số 03 và một số văn bản có liên quan khác. Theo các văn bản này, thủ tục cần thiết để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm vay tiền gồm:
o Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là khi đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
o Thủ tục thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản ( lý do xử lý, loại tài sản, phương thức xử lý, giá trị nghĩa vụ, thời hạn và thời điểm chuyển giao tài sản ).
o Thủ tục đăng ký thông báo xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
o Thủ tục giao tài sản, buộc giao tài sản cho TCTD trong trường hợp bên giữ tài sản cố tình khơng giao tài sản để xử lý.
o Thủ tục xử lý tài sản sau 7 ngày với tài sản cầm cố, 15 ngày đối với tài sản thế chấp, kể từ thời điểm thông báo và đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: Theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay, hiện nay có các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sau:
o Phương thức bán tài sản bảo đảm: là phương thúc bù đắp nghĩa vụ bị vi phạm một cách chính xác, khách quan nhất do tài sản được bán và xác định giá trị tại thị trường. Theo Nghị đính số 178/1999/NĐ-CP và TTLT số 03/2001/TTLT/ NHNN- BTP-BCA-BTC-TCĐC, các chủ thể được bán tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm
TCTD tự bán tài sản bảo đảm hoặc theo quy định trao quyền của pháp luật nếu không xử lý được tài sản theo thỏa thuận; khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán hoặc phối hợp với TCTD cùng bán tài sản theo thỏa thuận; bên thứ ba bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của TCTD hoặc ủy quyền của khách hàng vay, bên bảo lãnh.
o Phương thức nhân chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Đây là phương thức mà pháp luật trao quyền cho TCTD nhằm giải phóng tối đa các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm nợ tồn động hoặc những tài sản khó xử lý, tài sản đặc thù.
o Phương thức nhận tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trong nền kinh tế mở như hiện nay, việc sử dụng các công cự thanh tốn, cơng cụ vay nhận nợ được sử dụng ngày càng nhiều, thì xử lý tài sản theo phương thức ngày càng trở nên phổ biến. o Ngoài ra, pháp luật cũng có những quy định riêng về xử lý tài sản trong trường hợp tài sản bảo đảm là đất, quyền sử dụng đất, và các quyền sở hữu khác.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY
2.1. Thực trạng áp dụng về các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
2.1.1. Đánh giá tình hình việc áp dụng các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
- Tình hình thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng và bên thứ ba, các TCTD tuân thủ quy định chung của pháp luật về điều kiện của tài sản bảo đảm: tài sản thuộc sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh; tài sản phải được phép giao dịch mua bán; tài sản không thuộc diện tranh chấp và phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bảo lãnh, phần lớn các TCTD chủ yếu chỉ chấp nhận bên bảo lãnh là các tổng công ty nhà nước. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trước khi cho vay tuỳ theo giá trị mức xin vay mà các TCTD có các hình thức và biện pháp thẩm định, mức cho vay tối đa thông thường bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm, đối với tài sản là vàng, đá quý tối đa 90%, tài sản cầm cố là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác do Chính phủ, TCTD nhà nước phát hành thì các TCTD quyết định trên cơ sở nguyên tắc thu đủ nợ gốc, lãi và phí.
Vay tiêu dùng hiện nay còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của các TCTD ở Việt Nam, các TCTD thường không mặn mà với các khoản cho vay này do giá trị khoản vay thấp, thời gian thu hồi vốn lâu, chi phí bỏ ra để tìm hiểu về khách hàng và thu hồi vốn thường lớn. Hầu hết các cá nhân và hộ gia đình chưa có hồ sơ tín dụng tại các TCTD nên thơng tin về họ rất ít, việc xác định các thơng tin về tình trạng sức khoẻ của người vay, thơng tin về cơng việc hiện có và mức độ ổn định của cơng việc là rất khó khăn. Vì vậy đối với các khoản vay này TCTD ln u cầu khách hàng vay phải có tài sản bảo đảm, ngoại trừ trường hợp cán bộ công nhân viên vay tín chấp có sự xác nhận của người sử dụng lao động.
Các TCTD không áp dụng biện pháp cho khách hàng vay tín chấp với mục đích kinh doanh mà thời gian giao dịch với ngân hàng của khách hàng chưa đủ dài, số lần phát sinh các giao dịch vay nợ và thanh tốn chưa nhiều để bảo đảm uy tín với ngân hàng. Những thông tin về đối tượng khách hàng này chủ yếu do chính khách hàng cung cấp, TCTD khó xác định khả năng tài chính thực của khách hàng cũng như hiệu quả của dự án vay vốn. Chính vì thế cách chắc chắn nhất là yêu cầu khách hàng vay thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Tài sản bảo đảm của khách hàng vay vốn thường là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, nhà ở. Khơng ít trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng tài sản của cá nhân làm vật thế chấp, cầm cố để vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp do các tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thuộc về doanh nghiệp.
-Tình hình thực hiện cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản
Các TCTD lựa chọn khách hàng vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, hoặc thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ và cho vay đối với cá nhân, hộ nghèo vay bằng tín chấp của các tổ chức đồn thể chính trị xã hội. Khách hàng được lựa chọn cho vay khơng có tài sản bảo đảm phải có tín nhiệm với ngân hàng, giám đốc các TCTD quyết định cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản. Hiện nay để nâng cao chất lượng tín dụng, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang thực hiện tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, giảm cho vay khơng có tài sản bảo đảm. Thời gian vừa qua, cho vay tín chấp được thực hiện chủ yếu ở các TCTD quốc doanh do xuất phát từ điều kiện phần lớn khách hàng của các Ngân hàng này là các DNNN. Tuy nhiên, nếu tính chung trong tồn ngành Ngân hàng trên địa bàn thì thực tế số khách hàng được ngân hàng cho vay vốn khơng có bảo đảm bằng tài sản chưa nhiều. Phần lớn khách hàng vay không đáp ứng đủ các điều kiện được vay khơng có bảo đảm bằng tài sản.
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
Trong trường hợp khách hàng vay vốn không trả được nợ hoặc trả khơng hết nợ vay thì tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Tài sản bảo đảm phải được xử lý theo các phương thức các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, trong trường hợp không xử lý được theo phương thức đã thoả thuận thì TCTD
có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ, xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Thủ tục và phương thức xử lý tài bảo đảm tiền vay được các TCTD thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Nghị định 163/2006/NĐ-CP và một số văn bản liên quan khác. Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC- TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn Nghị định 178 đã hết hiệu lực do văn bản pháp luật phát sinh là Nghị định số 178 đã hết hiệu lực nhưng hiện nay, khi chưa có văn bản nào hướng dẫn Nghị định số 163 thì hầu như các tổ chức tín dụng cũng như các cơ quan pháp luật vẫn áp dụng và làm theo Thông tư số 03. Tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo những phương thức: Bán tài sản bảo đảm tiền vay; Tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm; Tổ chức tín dụng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh. Ngồi các phương thức nói trên việc xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế các TCTD, khách hàng và bên bảo lãnh còn thỏa thuận áp dụng một số biện pháp như phối hợp cho thuê tài sản để thu hồi nợ, góp vốn liên doanh bằng chính tài sản bảo đảm.
2.1.2. Nhận xét việc áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
- Những mặt tích cực trong hoạt động cho vay của các TCTD
Thứ nhất,nội dung của pháp luật đối với hoạt động cho vay của các TCTD về
cơ bản đã được quy định rõ ràng như quy định về nguyên tắc cho vay vốn, loại cho vay, những điều khoản căn bản của một HĐTD cũng được ghi nhận tại điều 49 đến 64 của Luật các Tổ chức tín dụng cũng như tại Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN,Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005.
Thứ hai, những đối tượng không được giao kết HĐTD, các tỷ lệ giới hạn an
toàn trong cho vay của TCTD; tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro quy đổi cũng được Ngân hàng Nhà nước quy định rõ theo Điều 79, Điều 81 Luật các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung năm 2004).
Trong những năm qua các TCTD ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong hoạt động bảo đảm tiền vay. Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm trong đó cơ cấu các khoản cho vay cũng có nhiều thay đổi, tỷ trọng các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng dần cùng với xu hướng giảm dần các khoản cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, mức độ an tồn của các khoản cho vay khá cao. Các TCTD đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động, từng TCTD đã xây dựng quy trình tín dụng đưa ra, chính sách, ngun tắc, quy định những thủ tục, trình tự cho vay nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng, đồng thời xác định trách nhiệm các cấp cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong quy trình cấp tín dụng của các TCTD có sự liên kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu thị trường thông qua mối liên hệ với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, soạn thảo, phê duyệt hồ sơ, giải ngân, thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản cho vay.
Trong hoạt động tín dụng các TCTD đã có những thay đổi tích cực trong chiến lược khách hàng từ thu hút DNNN sang chiến lược phát triển quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự thay đổi về chiến lược khách hàng như vậy phù hợp với xu thế phát triển của khu vực kinh tế này và tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN. Do vậy, tỷ trọng các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản ngày càng tăng. Từng TCTD đã chủ động lựa chọn các hình thức bảo đảm phù hợp đối với từng khách hàng, việc lựa chọn dựa trên cơ sở khả năng tài chính, uy tín và hiệu quả dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn của khách hàng. Thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định về an toàn trong hoạt động.
Những mặt hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay: Thứ nhất là vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay:
Phương án tối ưu thường là tổ chức tín dụng đàm phán, thuyết phục và yêu cầu khách hàng tự xử lý tài sản, chủ động bán tài sản, như thế vừa tiết kiệm thời gian hơn, vừa giảm thiệt hại cho khách hàng. Song khi khách hàng không thực hiện được hay không chịu thực hiện, tổ chức tín dụng phải tiến hành xử lý tài sản. Để xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng thì phải tuân thủ rất nhiều thủ tục pháp lý khác nhau, vừa chồng chéo, vừa không đồng bộ. Việc chậm trễ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng đồng nghĩa với chất lượng tài sản ngày càng giảm, nợ xấu của tổ
chức tín dụng khơng giảm mà có nguy cơ tăng lên. Để giải quyết những vướng mắc pháp lý về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, liên bộ: Ngân hàng Nhà nước, Bộ tư pháp đang tiến hành hồn thiện thơng tư liên tịch về xử lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên triển khai hồn thiện thì đang cịn vơ vàn những vấn đề vướng mắc đặt ra.
Đầu tiên là một số nội dung về nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, thủ tục xử lý tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ, đang gặp vướng bởi các quy định pháp lý khác nhau.
Bộ Luật dân sự quy định quyền đòi nợ như một trong số các quyền tài sản có thể dùng đảm bảo thực hiên nghĩa vụ dân sự. Như vậy quyền đòi nợ còn là đối tượng của giao dịch đảm bảo và quyền này được phép mua bán, chuyển nhượng. Song các quy định pháp luật hiện hành không đưa ra một định nghĩa, một khái niệm cụ thể, rõ nghĩa, dễ hiểu về quyền địi nợ. Nhìn chung các quy định pháp luật hiện hành chưa thực sự tạo ra một cơ sở pháp lý đầy đủ, hiệu quả, đồng bộ cho việc xác lập và thế chấp quyền địi nợ, mà hiện nay phần đơng là các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn.
Tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo có đề cập đến hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, cũng được thực hiện như các giao dịch đảm bảo mang tính chất đối vật khác. Việc đăng lý hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp tài sản khi xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của chủ nợ đối với tài sản của bên nợ khi phải xử lý tài sản thu hồi nợ.
Nhận thức và quan điểm của các tổ chức tín dụng là người cho vay và chấp nhận tài sản đảm bảo tiền vay cho rằng, việc nhận tài sản đảm bảo là quyền địi nợ, đặc biệt là quyền địi nợ hình thành trong tương lai đối với các ngân hàng thương mại, thực chất là hình thức cho vay tín chấp. Do đó, đối tượng được thế chấp vay vốn bằng quyền địi nợ khơng nhiều và có sự chọn lọc. Tuy nhiên, quyền địi nợ