Mức độ Nhẹ Nặng Đặc biệt nặng
Tỉ lệ (%) 0 57,9 42,1
Nguồn: UBND xã Quế Phú Từ bảng 2.3 ta có thể thấy tỉ lệ người khuyết tật nặng mặc dù có tỉ lệ cao hơn so với người khuyết tật đặc biệt nặng nhưng sự chênh lệch này không quá lớn. Việc
hỗ trợ sinh kế sẽ tập trung vào đối tượng là người khuyết tật nặng, tức là họ còn khả năng lao động. Do người khuyết tật nhẹ không được cấp giấy xác nhận và nhận trợ cấp hàng tháng nên tôi không xét đến ở đây.
2.2. Hoạt động sinh kế của NKT tại xã Quế Phú
2.2.1. Trồng trọt
Xã Quế Phú là một xã đồng bằng, có dịng sơng Ly Ly chảy qua, địa hình đất đai hơi trũng, dễ ngập nước vào mùa mưa nên chỉ thích hợp trồng cây lúa nước là chủ yếu. Tồn xã có 567,08 ha diện tích đất trồng lúa, hàng năm người dân canh tác cây lúa 2 vụ/năm. Bình quân mỗi hộ dân canh tác khoảng 4 - 5 sào ruộng, tuy nhiên những gia đình có NKT thì diện tích đất canh tác bình qn ít hơn, khoảng 2 sào/hộ. Điều này do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do NKT không đủ sức khỏe để canh tác nên nhượng lại cho con cái, người thân, hàng xóm canh tác (như trương hợp của ơng Nguyễn B,…).
“Tơi bây chừ già rồi chú ơi, hồi xưa bị trúng mảnh bom nên giờ sức khỏe khơng có, thường xun đau yếu, bà vợ tôi cũng già rồi làm sao mà làm ruộng. Giờ hai vợ chồng chỉ biết sống dựa vào 360.000đ hỗ trợ của nhà nước thôi!”
( Nguyễn B, 53 tuổi, thơn Trà Đình 1, xã Quế Phú)
Trong tổng số 266 người khuyết tật tồn xã thì có 153 người khuyết tật có đất và tham gia trồng trọt, còn lại là người khuyết tật là trẻ em và người khuyết tật khơng có đất trồng trọt. Ngồi trồng cây lúa là chính thì NKT nơi đây cũng trồng thêm các loại hoa màu như: sắn, đậu, khoai lang, bắp… Sản phẩm hoa màu chủ yếu để ăn và phục vụ chăn ni chứ chưa có ý định đem bán. Một số hộ còn trồng thêm bầu, bí đao, chuối, đậu ván…để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
2.2.2. Chăn nuôi
Bên cạnh việc trồng cây lúa và hoa màu thì chăn ni gia súc, gia cầm cũng được chú trọng. Việc chăn ni chủ yếu nhằm mục đích lấy sức kéo và bán lấy tiền để có thêm phần nào thu nhập.
Chăn ni gia súc: tồn xã hiện ni khoảng 1.069 con trâu, bị (trong đó đàn trâu là 430 con, đàn bò là 639 con) khoảng 15.000 con lợn. Đa phần vẫn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ mỗi hộ một vài con nên chưa mang lại hiệu quả cao. Số lượng nuôi cả
xã rất lớn, hầu như hộ nào có tý vốn là mua trâu, bị về ni trong khi do diện tích chăn thả rất hạn chế, chủ yếu chăn thả vào mùa gặt lúa xong. Mặt khác nguồn thức ăn là cỏ chủ yếu do người dân đi cắt ở bờ ruộng lúa nên không đảm bảo nguồn thức ăn, trong khi đó có rất ít hộ trồng cỏ để ni trâu, bị.
NKT có chăn ni gia súc cũng ít, qua phỏng vấn thì chỉ có vài hộ ni như hộ ơng Hồng Chí T ni 6 con lợn, ông Trần H nuôi 2 con trâu, gia đình bạn Lê Văn Th mới vay tiền mua 01 con bị cái về ni sinh sản. Do ở xã Quế Phú khơng có đồng cỏ để chăn thả như các nơi khác nên trâu, bị khơng được chăn thả tự do (trừ một số thơn có đồi núi) mà phải chăn dắt cho trâu, bò gặm cỏ trên đường giao thơng nội đồng (chưa được bê tơng hóa), kênh, mương,… Đối với một người bình thường chăn dắt 2 con trâu hoặc bị là cả một vấn đề vì chúng rất dễ ăn lúa. Đây cũng chính là nguyên nhân mà người khuyết tật không muốn nuôi nhiều: “mua về rồi ai giữ, cỏ đâu cho hắn ăn?”. Cho nên thơng thường khi bị hoặc trâu mẹ sinh con thứ ba thì người ta sẽ bán con thứ 2 đi để lấy tiền trang trải.
Chăn ni gia cầm: tồn xã có khoảng khoảng 20.750 con gia cầm là gà, vịt. Hiện tại vẫn chưa có trang trại ni gà vịt số lượng lớn, hầu hết ni tại gia đình mỗi nhà một vài con đến vài chục con. NKT cũng không ngoại lệ, họ chủ yếu nuôi số lượng ít vì khơng có vốn và kỹ thuật cũng như sự mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.
2.2.3. Các hoạt động sinh kế khác
Ngoài hoạt động trồng trọt và chăn ni là chính thì một số NKT ở xã Quế Phú cịn làm thêm các nghề phụ để có thêm thu nhập như ông Trần G làm thêm nghề sửa xe đạp, ơng Trần Hữu P làm thêm nghề in ngói gia cơng,…
Qua các số liệu cho thấy hoạt động sinh kế của NKT ở xã Quế Phú chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Đây cũng là hai hoạt động sinh kế chính của người dân nơi đây. Người khuyết tật tuy đã thực hiện các sinh kế để tạo ra thu nhập nhưng chưa có sự áp dụng khoa học kỹ thuật, ít đầu tư, quy mơ nhỏ lẻ, phân tán nên thu nhập của người khuyết tật không đáng kể.
2.3. Các nguồn vốn sinh kế của NKT tại xã Quế Phú
2.3.1. Nguồn vốn con người
Nói đến nguồn vốn con người là nói đến tiềm năng, khả năng, sức khỏe, lực lượng lao động, khả năng làm việc, thích ứng, sự sáng tạo, tự tin,…của con người. Hay nói cách khác, nguồn vốn con người bao gồn yếu tố số lượng và chất lượng.
Các hộ gia đình có NKT ở xã Quế Phú có số nhân khẩu chủ yếu là tù 2 đến 3 nhân khẩu, giới tính nam – nữ là tương đương nhau. Do là vùng nơng thơn nên phần lớn NKT và gia đình NKT đều làm nơng nghiệp. Hiện tại có 74 NKT đang nằm trong độ tuổi lao động nhưng do đặc thù lao động nông thôn không phân biệt tuổi tác, mặt khác đây lại là NKT nên yếu tố tuổi tác không xét đến ở đây mà chủ yếu là xét về khả năng tự sinh hoạt và tham gia lao động. Qua điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu cán bộ chính sách xã hội thì hiện tại có 92 NKT vẫn có thể tham gia lao động phụ giúp gia đình. Số NKT cịn lại do tuổi cao, sức yếu hoặc bị khuyết tật đặc biệt nặng nên không thể tham gia lao động.
Về trình độ, đa phần NKT có trình độ Tiểu học, chỉ có một số ít NKT học hết THPT như bạn Lê Văn T, Hoàng V...
2.3.2. Nguồn vốn tự nhiên
Xã Quế Phú có nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào (đất đai, sơng ngịi, rừng, …). Chính vì vậy, hoạt động sinh kế của họ chủ yếu dựa trên nguồn tài ngun này. Như đã nói ở trên thì diện tích đất canh tác bình qn của NKT chỉ khoảng 2 sào/hộ, ngồi ra một số hộ có thêm đât vườn nhà có thể chăn ni, trồng trọt thêm để cải thiện thu nhập.
Do đặc thù xã Quế Phú sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên trồng trọt và chăn ni là nguồn thu nhập chính của NKT.
2.3.3. Nguồn vốn vật chất
Một số gia đình NKT thuộc diện hộ nghèo có nhà ở đang bị xuống cấp, bị dột, khó có thể chịu đựng qua mùa mưa bão như nhà của Trần Thị Q, bà Nguyễn Thị Th,…
Giao thông đi lại đã được đầu tư nâng cấp, nhựa hóa và bê tơng hóa gần hết các tuyến đường, rất thuận lợi cho di chuyển bằng xe lắc, xe lăn. Trường học cũng đã nhận các trẻ khuyến tật vào học, tuy nhiên các trẻ khuyết tật đi học đều phải do ba mẹ chở đi và bê vào lớp học chứ chưa có lối đi dành cho trẻ đi xe lăn. Hội trường UBND xã hiện tại mặc dù ở tầng 1 nhưng vẫn chưa có lối đi dành cho họ. Đây là một thiệt thòi cho người khuyết tật.
2.3.4. Nguồn vốn xã hội
Các mối quan hệ của người dân và NKT tương đối bình thường, người dân khơng có sự kỳ thị đối với NKT.
Trong tiếp cận các chính sách và làm thủ tục để được cơng nhận là NKT để hưởng trợ cấp thì vẫn cịn coi trọng các mối quan hệ quen biết. Khi trị chuyện với người dân và một số NKT thì họ cũng chia sẻ đơi điều vì đây là vấn đề tế nhị nên họ khơng dám nói nhiều. Họ cho biết rằng một số NKT không quen biết với cán bộ xã thì khó có thể làm giấy xác nhận khuyết tật, nhiều người cịn phải mất tiền “lót đường”, một số NKT bị khuyết tật từ thời kháng chiến chống Mỹ thì gần đây phải rất vất vả mới có được giấy xác nhận khuyết tật. Đây là một thiệt thòi lớn cho NKT địa phương.
“Nói thật với con là để nhận trợ cấp tháng mấy trăm ngàn ni chú phải chạy năm lần bảy lượt mới được chứ không phải dễ chi đâu, mình khơng biết nên hồ sơ sai lên sai xuống miết. Ai quen biết với mấy chú bên nớ hoặc khơn hơn thì bỏ túi cho họ ít uống nước thì họ làm dùm ln, nhanh mà khỏe nữa”
Giấu tên, 53 tuổi, thôn Phương Nam
Hiện tại NKT ở địa phương vẫn chưa có sự hỗ trợ lớn nào của các cơ quan, tổ chức phi chính phủ nước ngồi. Chủ yếu vẫn là hỗ trợ xe lắc, lăn tay cho những người khuyết tật vận động nặng, điển hình như gia đình ơng Trần C, được nhận 02 chiếc xe lắc cho 02 người. Một người mất hai chân do chiến tranh và một người bị liệt tứ chi do di chứng chất độc hóa học.
2.3.5. Nguồn vốn tài chính
Tồn xã có 266 NKT được cấp giấy xác nhận khuyết tật và hưởng trợ cấp hàng tháng. Đa số NKT được hỗ trợ hàng tháng 180.000đ đến 360.000đ và đến xã nhận theo từng tháng. Ngoài ra những người thân của NKT đặc biệt nặng cịn được trợ cấp dành cho người ni dưỡng.
“NKT ở đây cũng bình thường, chủ yếu là bị tai nạn, bom mìn chiến tranh,
hoặc bị bẩm sinh từ nhỏ. Một số người bị thần kinh mỗi khi lên cơn họ hay ném đá người đi đường thơi chứ bình thường thì khơng vấn đề gì cả. Mọi người ở đây sống bình thường với nhau, khơng có chuyện ghét bỏ ai đó vì họ bị khuyết tật, tới mùa cắt lúa còn giúp nhau nữa mà.”
Do đời sống cịn nhiều khó khăn, đa phần NKT vẫn nằm trong diện hộ nghèo và cận nghèo cho nên nhiều người vẫn chưa gửi tiết kiệm, thậm chí chưa nghĩ đến. Địa phương cũng đã tạo điều kiện cho NKT tham gia vay vốn phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn vay qua chính sách của hộ nghèo, hội phụ nữ chứ chưa có sự chủ động ưu tiên cho NKT. Nhiều NKT vẫn không dám vay vốn vì sợ khơng trả được hoặc khơng biết vay vốn để làm gì?
“Dì giờ vay vốn để làm gì cháu ơi, nhà nước cho đồng nào thì hay đồng ấy
chứ vay làm chi hả cháu, vay rồi mà khơng có tiền trả thì biết làm sao?” L.T.Đ, 40 tuổi, thơn Trà Đình 2
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người khuyết tật
2.4.1. Thiên tai
Người khuyết tật ở nơng thơn Việt Nam nói chung và ở xã Quế Phú nói riêng đa số làm nông nghiệp. Nằm ở dải đất duyên hải miền Trung, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là trong giai đoạn biến đổi khí hậu hiện nay. Hàng năm người dân nơi đây phải hứng chịu rất nhiều cơn bão, nhất là từ tháng 8 – 12. Vụ hè thu thường có bão và mưa lớn, nhiều người dân thu hoạch lúa không kịp phải mất trắng, nếu thu hoạch được thì cũng khơng phơi được nên gây hư hỏng rất nhiều.
Mùa mưa lũ, các hộ thuộc khu vực thấp trũng ở các thôn như Đồng Tràm Tây, Trà Đình 1, Trà Đình 2 phải di chuyển đàn gia súc lên khu vực Mơng Nghệ có địa hình cao hơn để tránh bão. Đối với người bình thường thì cũng đã gặp nhiều khó khăn huống hồ là người khuyết tật lại gặp khó khăn nhiều hơn. Điều này khiến họ khó phát triển sinh kế của mình, nhất là về chăn nuôi. Ở khu vực thấp trũng, dễ ngập lụt thì phải chi phí xây nhà ở cao hơn, chuồng trại địi hỏi kiên cố hơn để khơng bị ngập.
2.4.2. Sức khỏe
Người khuyết tật thường có sức khỏe kém, trong khi đó cơng việc nơng nghiệp hết sức vất vả. Mặc dù đã có máy móc hỗ trợ những đa phần vẫn cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận. Sức khỏe kém dẫn đến họ ít có thể tham gia lao động như mọi người nên thường thu nhập sẽ thấp hơn. Mặc dù đã có bảo hiểm y tế nhưng họ vẫn phải trả khoản phí khá lớn, nhất là đối với những căn bệnh hiểm nghèo. Sức
khỏe kém, lại tốn tiền bạc và thời gian đề điều trị tạo nên những cản trở không nhỏ trong phát triển sinh kế của người khuyết tật. Chính vì vậy việc hỗ trợ phát triển sinh kế chủ yếu tập trung vào những người khuyết tật nhẹ, người khuyết tật còn khả năng lao động.
2.4.3. Kiến thức
Để phát triển sinh kế một cách hiệu quả địi hỏi NKT phải có kiến thức, kỹ năng và cả thái độ tích cực, khơng ngừng tìm ra cung cách làm ăn mới thì mới phát triển được. Người khuyết tật thường gặp thiệt thòi trong việc học hành, họ ít được đến trường, trong các buổi tập huấn kiến thức cũng ít có sự tham gia của họ, đa số vẫn tập huấn theo hình thức chứ chưa mang lại hiệu quả thực sự. Họ mặc cảm, tự ti khi đi học thêm kiến thức và cả hội trường tập huấn cũng kỳ thị họ khi khơng có đường đi cho xe lăn, xây hội trường ở tầng 2, không thể lúc nào người thân cũng đi hỗ trợ cho NKT được. Những yếu tố cơ sở hạ tầng như thế này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận kiến thức của NKT.
2.4.4. Vốn
Đa số người khuyết tật ở xã Quế Phú đều thuộc diện hộ nghèo, đời sống hết sức khó khăn, cơng việc đồng án hết sức vất vả lại thêm sức khỏe kém nên họ khó lịng theo kịp những người bình thường. Thu nhập của họ phụ thuộc vào con heo, con gà, người nào làm thêm được thì mới khá hơn một tý vì chi phí làm ruộng sau khi thu hoạch chỉ là huề vốn hoặc lỗ. Đa số người dân làm ruộng chủ yếu để lấy gạo ăn, lúng túng thiếu thì có thể bán để phục vụ nhu cầu sinh hoạt như của để dành trong năm. Hộ làm nhiều ruộng may ra cịn có lúa gạo dư thừa, cịn nếu chỉ làm 1-3 sào ruộng thì khơng đủ mùa giáp hạt. Chính vì vậy thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp ở đây rất thấp, người khuyết tật cho dù có kiến thức, được đi tập huấn, muốn phát triển sinh kế nhưng khơng có vốn thì cũng khơng thể thực hiện được. Chính vì vậy nguồn vốn tài chính đóng vai trị hết sức quan trọng. Người khuyết tật nếu muốn đầu tư làm ăn bài bản thì phải vay mượn người thân, vay mượn ngân hàng.
Có thể thấy một thực trạng cho vay vốn ở nơng thơn là người cho vay ít hoặc khơng quan tâm đến mục đích sử dụng vốn của người vay. Người vay thì cứ đăng ký vay để mua trâu, bị, ni lợn, ni gà,... nhưng thực chất ít ai làm được như vậy. Theo quan sát tại địa phương thì tơi thấy rằng người dân vay vốn chủ yếu để trả nợ, chi vào việc này việc kia, nếu có đầu tư vào sinh kế thì cũng chỉ là một phần nhỏ mà thơi. Họ khơng tính tốn và lập kế hoạch cụ thể vay vốn để làm cái gì, làm như thế nào, mang lại lợi ích gì mà chủ yếu là tới đâu hay tới đó. Nhiều người thấy người khác vay cũng vay, định nuôi con này con kia nhưng người khác bàn ra thì lại thơi. Lợi ích thì chưa thấy đâu nhưng cứ đến tháng, đến quý thì người dân phải gồng mình lên trả tiền lãi, lãi mẹ lãi con trở thành một khoản nợ lớn khó lịng trả nổi.