Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 34 - 84)

Nguồn: http://vi.wikipedia .org

2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong thời kì phát triển sơi động. Kim Nhà sản xuất đồ gỗ nước ngoài

Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu hoặc nhà sản xuất trong nước

Cửa hàng bán đồ đạc chuyên tổ hợp Cửa hàng bán đồ đạc chuyên dụng NK Cửa hàng tổng hợp

Công ty bán hàng theo thư đặt hàng Công ty bán hang giao tại nhà Các nhà bán lẻ Công ty kiến trúc và thiết kế Nhà thầu xây dựng Tổng thầu Người sử dụng cuối cùng – Khách hàng

ngạch xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản năm 2010 đạt 7,73 tỉ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng 23% so với năm 2009. Riêng 6 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,43 tỷ USD về trị giá, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói là tốc độ ln tăng trưởng cao, trung bình từ 15 - 19%/năm. Đóng góp vào thành cơng đó khơng thể khơng kể đến sự vươn lên không ngừng và rất đáng khich lệ của ngành gỗ xuất khẩu. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thời gian qua thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Thời gian qua, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đã tăng dần với tốc độ tăng trưởng khá. Nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Nhật Bản từ Việt Nam trong thời gian qua cũng khá ổn định trừ thời điểm năm 2009 có sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu do Nhật Bản phải chịu tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (2006-2010)

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

KNXK 210 307,2 371,7 356,5 458

% tăng - 46 21 (-4) 28,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tính chung 8 tháng 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 362,8 triệu USD gỗ và sản phẩm sang Nhật Bản, tăng 33,66% so với cùng kỳ năm 2010.

So với kim ngạch xuất khẩu cả nước thì kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm khoảng 13% (giai đoạn 2005-2009). Nhật Bản là một trong 3 thị

trường trọng điểm xuất khẩu gỗ. Hình 2.3 sẽ cho thấy mức đóng góp của thị trường Nhật Bản vào kim ngạch chung của cả nước. Năm 2006 mức đóng góp này là 10,9%; năm 2007: 12,8%; năm 2008: 13,3%; năm 2009: 14%; năm 2010: 13,4%. Nhìn chung, mức đóng góp của thị trường Nhật Bản vào kim ngạch chung của cả nước đều tăng qua các năm. Nhưng nhìn một cách tổng thể, nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước cùng mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản tốt đẹp và nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam mà trong thời gian vừa qua sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn tăng tương đối đều qua các năm. (Xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2: KNXK gỗ vào thị trường Nhật Bản giai đoạn 2006-2010

2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nhìn chung khá đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng khúc (mã HS 4401), gỗ cây (mã HS 4403), gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc (mã HS 4407), tấm gỗ lạng làm lớp mặt (mã HS 4408), gỗ ván trang trí làm sàn (mã HS 4409), ván sợi bằng gỗ (mã HS 4412), gỗ dán (mã 4412), khung tranh ảnh bằng gỗ (4414), hòm, hộp thùng bằng gỗ (4415), tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ (mã HS 4420), ghế ngồi (mã HS 9401), đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng (mã HS 9403). Cơ cấu hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5: Cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2008 (tỷ trọng tính theo kim ngạch)

Tên sản phẩm Tỷ trọng (%) Dăm gỗ 34,6% Nội thất phòng khách, phòng ăn 17,7% Nội thất phòng ngũ 13,4% Nội thất văn phòng 12,1% Ghế 8,5% Nội thất, đồ dùng nhà bếp 5,5% Gỗ nguyên liệu, ván, ván sàn 5,3% Loại khác 2,1% Gỗ mỹ nghệ 0,8%

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

2.2.2.3. Hình thức xuất khẩu

Trong thời gian qua, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản được thực hiện dưới dạng hợp đồng gia công theo đơn đặt hàng. Xuất khẩu qua trung gian tới 90% chủ yếu qua các tập đoàn của Đài Loan, Thuỵ Điển, Trung Quốc. Xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu.Tuy nhiên hiện nay cũng đã có một số cơng ty tập đồn gỗ lớn thay đổi, bên cạnh hình thức xuất khẩu gia cơng đã đẩy mạnh thực hiện xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp - FOB.

2.2.2.4. Mạng lưới phân phối sản phẩm gỗ Việt Nam ở thị trường Nhật Bản

Hiện tại, chúng ta chưa thực sự tổ chức được những kênh phân phối của mình tại thị trường Nhật Bản, như những văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đại lý phân phối...Chủ yếu chỉ dừng ở việc thông qua trung gian, môi giới như Mitsui, Mitsubishi, Hatachi... để sử dụng sẵn hệ thống phân phối sẵn có của đối

tác cịn việc xuất khẩu trực tiếp chưa nhiều. Tuy nhiên gần đây các doanh nghiệp đã tích cực và năng động hơn khi đi khảo sát thị trường tìm kênh phân phối, mở văn phịng... Nhiều doanh nghiệp đã có những trang web quảng cáo giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua mạng Internet.

2.3. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CẠNH TRANH VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.3.1. Mức độ cạnh tranh về sản phẩm gỗ trên thị trường Nhật Bản

Quan hệ cung cầu trên thị trường là nhân tố thể hiện rõ nhất mức độ cạnh tranh trên thị trường ấy. Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản chỉ được các nhà sản xuất đồ gỗ nội địa đáp ứng khoảng 40%. Hàng năm Nhật Bản phải nhập khẩu một khối lượng lớn sản phẩm gỗ các loại. Theo Jetro (Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản), nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Nhật vẫn đang gia tăng.

2.3.2. Các đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường Nhật Bản, Việt Nam có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Trên 90% lượng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ các nước khu vực châu Á. Vì vậy, các đối thủ chính trong hiện tại cũng như trong tương lai của chúng ta chính là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, là thách thức đối với tất cả các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ.

Trung Quốc

Trung Quốc có trên 50.000 cơ sở sản xuất với 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số xấp xỉ 20 tỷ USD. Trung Quốc hiện nay chiếm chỗ Italia trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất trên thị trường gỗ thế giới với 11,9% thị phần thế giới. Khuynh hướng nổi bật của Trung Quốc là cạnh tranh về giá bằng biện pháp "hạ giá thành và giảm giá bán" đồng thời kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm theo mọi yêu cầu để tận dụng triệt để các cơ hội thị trường từ thấp tới cao, giảm cạnh tranh mua nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp bằng chính sách "mua

theo hội bán theo nhu cầu". Các Hội buôn quy định trước về mức giá nhập khẩu nguyên liệu để đảm bảo một trật tự kinh doanh vơ hình buộc các nhà doanh nghiệp phải tuân thủ biện pháp giảm giá thành đầu vào là "đầu tư nhỏ phân kỳ". Nếu đầu tư lớn ngay tại một thời điểm sẽ vấp phải trỏ ngại về khấu hao lớn, khó thu hồi vốn đổi mới thiết bị. Giảm giá thành sản phẩm được sản xuất ở dây chuyền thứ nhất có chi phí thấp do đã khấu hao hết, sẽ được tung ra bán ở các thị trường cấp thấp. Những sản phẩm sản xuất theo dây chuyền hiện đại sẽ được bán với giá cao ở thị trường cao cấp. Chính phủ Trung Quốc phát huy hiệu lực tiến hành chính sách "tránh cạnh tranh mua, đẩy nhanh cạnh tranh bán" như cấm đầu cơ tư nhân nhưng nhà nước giữ vai trò là người điều tiết có quyền đầu cơ, tích trữ ngun vật liệu để giảm xuất cho nền kinh tế, cung cấp tín dụng cho hoạt động mua dự trữ để bình ổn giá, liên kết chặt chẽ các Trung tâm xúc tiến thương mại Hoa Kiều trên thế giới. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Trung Quốc chiếm gần 29% thị phần.

Thái Lan

Thái Lan cũng là nước có chung một nhận thức về tầm quan trọng trong việc phát triển ngành chế biến và xuất khẩu gỗ. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Thái Lan chiếm 20,3% thị phần.

Malaysia

Malaysia là trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ rừng nhiệt đới chất lượng cao. Các doanh nghiệp Malaysia kiên trì giữ vững hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu gỗ hiệu quả tập trung vào thị trường trung và cao cấp được giá hơn. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Malaysia chiếm 13,8% thị phần.

Indonesia

Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Indonesia là 1,505 tỷ USD chiếm 13,5% thị phần Nhật Bản. Sang năm 2003 tỷ lệ này chỉ còn 7,4% giảm đi

gần một nửa. Hiện tại vị trí của Indonesia đã giảm sút đáng kể trên thị trường này, có thể cạnh tranh ngang ngửa với sản phẩm gỗ Việt Nam (11-14% thị phần). (Nguồn: http://www.ecvn.com).

Tóm lại trên thị trường Nhật Bản chúng ta gặp phải sự cạnh tranh từ nhiều phía, các đối thủ tầm cỡ và sử dụng rất nhiều công cụ cạnh tranh hiệu quả phổ biến như: Cạnh tranh bằng công nghệ hiện đại, cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh thơng qua việc giảm chi phí để giảm giá bán, cạnh tranh thông qua xúc tiến và quảng bá sản phẩm. Phân tích đối thủ để chúng ta lấy làm bài học kinh nghiệm của mình, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu tự tạo ra cơ hội cho chính mình.

2.4. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Tốc độ phát triển của ngành gỗ từ 5 năm trở lại đây đều đạt bình quân 70%/năm, là một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo Hội đồng đồ gỗ Đông Nam Á (AFIC), Việt Nam, thành viên mới nhất của Hội đồng gồm 7 hiệp hội đồ gỗ của các nước thành viên này đã trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn nhất trong khu vực, với kim ngạch xuất khẩu lên tới 3,4 tỉ USD trong năm 2010 và dự báo tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2011. Theo các chuyên gia đánh giá, Việt Nam đã được biết đến như một quốc gia xuất khẩu gỗ rẻ nhất thế giới. Hiện tại, sản phẩm gỗ Việt Nam chiếm 0,8% thị phần đồ gỗ thế giới và đang là nhóm hàng có sức cạnh tranh nổi bật ở mức trung bình. Trên thị trường Nhật Bản, sức cạnh tranh đó thể hiện vào một số chỉ tiêu sau:

Thị phần sản phẩm gỗ Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh

Đã nổi lên như một quốc gia xuất khẩu gỗ đầy tiềm năng nhưng so với những nước đứng đầu thế giới thì thị phần hàng Việt Nam quả là vẫn còn nhỏ bé. Tại thị trường Nhật Bản, cách đây vài năm, trong khi sản phẩm gỗ của Trung Quốc đứng đầu với 40% thị phần thì sản phẩm gỗ Việt Nam chỉ có vẻn vẹn 3,6% thị phần.

Đến nay thị phần sản phẩm gỗ Trung Quốc vẫn chiếm vị trí số 1 tại thị trường Nhật Bản với 28,7% thì Việt Nam đã vươn lên chiếm 7,3% thị phần Nhật Bản.

Trên 90% lượng gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ các nước khu vực châu Á. Năm 2005 Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật nhiều nhất và chiếm đến 27,8% thị phần đồ gỗ của quốc gia này, Thái Lan 20,3%, Malaysia 13,8%, và Indonesia 11,8% là những đối thủ cạnh tranh quyết liệt nhất với hàng của Việt Nam. Việt Nam nằm trong top 5 nước xuất khẩu đồ gỗ nhiều nhất vào Nhật. Với thị phần có được hiện nay là 7,3%, Việt Nam đã qua mặt hàng đồ gỗ của Ý, Mỹ, Đức và Đan Mạch… (Nguồn: http://www.ecvn.com).

Đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là Trung Quốc. Ông Shigeru Takayama, chuyên gia tư vấn cao cấp của Jetro nhận định chỉ có Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với hàng đồ gỗ của Trung Quốc, và vượt qua Đài Loan trong vài năm tới đây. Sở dĩ hàng Trung Quốc vượt trội so với hàng Việt Nam theo nghĩa tuyệt đối kể cả về mức kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người lẫn số lượng, chủng loại sản phẩm gỗ là do Trung Quốc có những lợi thế như: là nước đơng dân nhất thế giới, là quốc gia có kinh nghiệm lâu đời về sản xuất gỗ, đội ngũ nghệ nhân giàu kinh nghiệm và khéo léo, thương hiệu được bảo hộ, kênh phân phối tiêu thụ khép kín và phủ khắp tồn cầu, được hưởng những ưu đãi thuế quan và thuận lợi hoá về thủ tục pháp lý - hải quan từ các nước thành viên của WTO.Trung Quốc hiện nay là nhà xuất khẩu lớn nhất trên thị trường gỗ thế giới với 11,9% thị phần. Ngồi ra, Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam bởi lẽ giá tiêu dùng trong nước thấp hơn giá quốc tế. Chính phủ Trung Quốc có những chính sách đỡ đầu rất hiệu quả cho đầu vào của ngành gỗ, họ có lợi thế cạnh tranh về nguồn ngun liệu. Đây chính là điểm khác biệt với Việt Nam, trong khi Việt Nam phải nhập tới 80% nguyên liệu từ nước ngồi thì Trung Quốc hồn tồn chủ động về nguyên liệu. Về vị trí địa lý Trung Quốc cũng thuận lợi hơn, thời gian vận chuyển hàng nhanh gấp 2 đến 5 lần so với Việt Nam. Hành trình chuyển

hàng từ Thượng Hải đi Osaka - Nhật Bản chỉ mất có 4 ngày trong khi đi từ Hải Phịng, Hồ Chí Minh đi Osaka là 7 ngày và từ Đà Nẵng đi Osaka phải mất tận 17-19 ngày.

Tóm lại, thị phần của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản còn nhỏ. Điều này phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường này còn yếu.

Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu so với các đối thủ cạnh tranh

Người tiêu dùng Nhật Bản nổi tiếng là khó tính, nằm trong số những quốc gia địi hỏi cao nhất trên thế giới về chất lượng và thẩm mỹ. Nên những mặt hàng được xuất sang Nhật đều được lựa chọn rất cẩn thận. Nhìn chung sản phẩm gỗ chế biến của ta ngày càng tinh xảo, đặc biệt ở một mức độ tinh tế, hồn Việt trong những sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao đã thuyết phục những khách hàng khó tính Nhật Bản. Ngày càng có nhiều người Nhật "thiện cảm" với hàng Việt Nam, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Hàng quà tặng lưu niệm và các sản phẩm trang trí nội thất được đặc biệt ưa chuộng. Điều đó phần nào phản ánh được khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng của sản phẩm gỗ Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên kết quả còn nhỏ bé do còn thiếu các cầu cần thiết để quảng bá giới thiệu mặt hàng. Bên cạnh đó hàng Việt Nam mới chỉ thâm nhập vào đoạn thị trường trung bình và cấp thấp, đây lại là thị phần mà Trung Quốc và Malaysia chiếm lĩnh. Sản phẩm Việt Nam đang vươn lên đạt chất lượng khá theo yêu cầu của khách hàng nên thị phần trên trung bình mới đang dần dần được thâm nhập. Thực tế hiện nay cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu cấp độ sản phẩm của Việt Nam chưa cao.

Các nước bạn nhận xét đồ gỗ Việt Nam chất lượng tốt giá rẻ nhưng mẫu mã chưa độc đáo và chưa mang theo dấu ấn riêng của Việt Nam nên rất khó cạnh tranh. Thêm một điều đáng quan tâm là sản phẩm gỗ xuất đi do điều kiện thời tiết, khí hậu, độ ẩm khác Việt Nam nên đã có những lơ hàng bị cong vênh,

không đồng bộ, không đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng và bị trả về.

Chính những hạn chế này đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ việt nam trên thị trường nhật bản (Trang 34 - 84)