Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 SL SL % SL % SL % SL % Lượng bột cá NK 61 76,9 26,07 97,4 26,67 114,9 17,97 131,6 14,53 Giá trị bột cá NK 70,61 95,38 35,11 118.4 27,89 159.02 29,58 185,95 16,93 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp
Kim ngạch nhập khẩu bột cá của công ty trong là tăng trong giai đoạn 2007-2011. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bột cá năm 2011 giảm so với giai đoạn 2008 – 2010. Năm 2008 là kim ngạch nhập bột cá của công ty gia tăng lớn nhất tăng 35,11% so với năm 2007. Bình quân trong giai đoạn 2007 – 2011, kim ngạch nhập khẩu bột cá của công ty tăng 27,38/năm.
Hàng năm ngoài tỷ lệ bột cá được nhập khẩu về phục vụ cho q trình SX của cơng ty (chiếm chủ yếu) thì cịn một lượng bột cá được NK về để phục vụ cho q trình sản xuất của các cơng ty khác. Năm 2007, lượng bột cá nhập khẩu bán lại cho các công ty khác chiếm 26,64% tổng lượng bột cá nhập khẩu của công ty. Năm 2011, con số này là đã lên tới 38,82% tổng lượng bột cá nhập khẩu của cơng ty. Có thể nói tỷ lệ bột cá nhập khẩu được bán lại cho các công ty khác trên tổng lượng bột cá nhập khẩu của công ty là cao nhất trong tất cả các loại nguyên liệu của công ty.
Bột cá là loại nguyên liệu có giá thành nhập khẩu cao nhất của cơng ty, chính giá thành nhập khẩu cao là nguyên nhân dẫn tới giá trị nhập bột cá của công ty là khá lớn. Năm 2011, giá nhập khẩu trung bình 1 tấn bột cá của cơng ty là 1413. Nếu so với khơ đậu tương có giá là 444,57 USD/tấn và ngơ là 337,16 thì rõ ràng giá nhập khẩu của bột cá là cao hơn rất nhiều. Với mức giá nhập khẩu cao như vậy, tình hình diễn biến mức giá bột cá mà cơng ty tiến hành nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Trong giai đoạn 2007 – 2011, giá nhập khẩu bột cá của cơng ty có diễn biến theo biểu đồ dưới đây:
Biều đồ 2.4. So sánh giá bột cá NK của cơng ty và giá bột cá NK của tồn ngành (năm 2007 - 2011).
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp
PROCONCO và IPSARD năm 2007 - 2011)
Nhìn chung mức tăng giá của bột cá trong giai đoạn 2007 – 2009 và 2010 – 2011 là tương nhỏ so với giá của bột cá, tuy nhiên nếu so với mức tăng giá của ngơ và khơ đậu tương thì đây là mức tăng khá lớn. Trong giai đoạn 2007 – 2011, năm 2010 là năm mà bột cá có mức tăng giá cao nhất. Điều này là do trong năm 2010 có thơng tin Peru, nhà xuất khẩu bột cá lớn thứ 4 thế giới giảm đánh bắt cá cơm, là nguyên liệu dùng để sản xuất bột cá làm giá bột cá trên thị trường thế giới tăng mạnh, cũng chính nguyên nhân này đã làm cho giá bột cá công ty nhập khẩu tăng mạnh trong năm này; giá bột cá nhập khẩu của công ty trong năm 2010 đã tăng 168,3 USD so với năm 2010. Đây là loại ngun liệu có giá nhập khẩu cáo nhất của cơng ty. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2010, giá bột cá NK của cơng ty tăng bình qn 5,23/năm, là ngun liệu có mức tăng giá bình qn thấp nhất trong ba loại ngun liệu ngơ, khô đậu tương và bột cá. Trong giai đoạn này mức giá nhập khẩu bột cá của công ty cao hơn 2,68 USD/năm so với mặt bằng giá cả nhập khẩu bột cá của cả nước.
Ở trên là tình hình nhập khẩu 3 loại ngun liệu chính, có kim ngạch lớn nhất của cơng ty, ngồi 3 loại ngun liệu trên trên thì có một số ngun liệu có kim ngạch nhập khẩu đáng kể khác của cơng ty như bột mì, khoai mì và bột xương thịt, bột mịn.
2.2.3. Thị trường nhập khẩu.
Trên 80% lượng nguyên liệu được dùng để sản xuất thức ăn gia súc của công ty là được nhập khẩu từ nước ngoài do hầu hết các loại nguyên liệu dùng
trong sản xuất đều tiến hành nhập khẩu và một số loại nguyên liệu cơng ty có thể thu mua trong nước thì số lượng thu mua được cũng chỉ tương đối ít.
Do phần lớn các loại nguyên liệu công ty đều phải tiến hành nhập khẩu, mặt khác trong thành phần thức ăn gia súc của cơng ty có khá nhiều loại nguyên liệu (khoảng 25 loại nguyên liệu) nên số lượng thị trường nhập khẩu nguyên liệu của công ty là rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn các loại nguyên liệu chỉ có tỷ lệ nhỏ trong thành phần thức ăn gia súc của công ty dẫn đến kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của công ty từ những thị trương này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu của công ty từ những thị trường công ty tiến hành nhập khẩu ngô, khô đậu tương cũng như bột cá, là 3 loại nguyên liệu được cơng ty nhập khẩu lớn nhất; đó là những thị trường Ấn Độ, Pêru, Brazil và Argentina. Kim ngạch nhập khẩu từ 4 thị trường này được thể hiện trong bảng 2.8 và biểu đồ 2.5.
Bảng 2.8. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Ấn Độ, Pêru, Brazil và Argentina của công ty (2007 – 2011).
(Đơn vị: 1000 tấn, triệu USD)
Nước NL 2007 2008 2009 2010 2011 SL Sl % SL % SL % SL % Ấn Độ Lượng NK 373,6 399,6 7,0 473,9 18,6 539,5 13,9 696,9 29,1 Giá trị NK 74,5 93,5 25,6 151,1 61,5 190,6 26,2 229,2 20,2 Pêru Lượng NK 61 76,9 26,1 97,4 26,7 115 18 131,6 14,5 Giá trị NK 70,6 95,4 35,11 118,4 27,9 159 29,6 186 16,9 Brazil Lượng NK 281,7 298,8 6,1 356,1 19,2 412,9 15,6 442,5 7,2 Giá trị NK 30,4 35,3 16,2 86 143,6 122,1 42 149,2 22,2 Argentina Lượng 157,7 170,6 8,2 201 17,8 223,3 11,1 257,7 15,4
NK Giá trị
NK
50,8 66 29,8 84,8 28,5 96,6 14,1 114,6 18,4
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu của của công ty cổ phần Việt Pháp PROCONCO năm 2007 - 2011)
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Ấn Độ, Pêru, Brazil và Argentina của công ty (2007 – 2011).
(Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Việt Pháp
PROCONCO năm 2007 – 2011)
Kim ngạch nhập khẩu của công ty từ 4 thị trường Ấn Độ, Pêru, Brazil và Argentina đều tăng trong giai đoạn 2007 – 2011. Mặt khác khi tiến hành so sánh giữa bảng 2.4 và bảng 2.8 thì ta nhận thấy kim ngạch nhập khẩu từ 4 thị trường Ấn Độ, Pêru, Brazil và Argentina chiếm chủ yếu (92,34% năm 2011) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty . Nguyên nhân chủ yếu là phần lớn nguyên liệu nhập khẩu của công ty đều được tiến hành nhập khẩu từ
những thị trường này, cũng như giá thành của những loại nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường thuộc nhóm nguyên liệu có giá thành nhập khẩu cao nhất của cơng ty.
Ân Độ hiện là quốc gia mà PROCONCO có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, đây là thị trường cung cấp khô đậu tương cũng như ngô cho công ty, kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương là lơn hơn so với ngô. Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ của công ty hàng năm lên đến hàng chục triệu USD. Trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu ngô và khô đậu tương từ thị trường Ấn Độ của công ty là 738,87 triệu USD với tổng khối lượng là 2383580 tấn; trong đó năm 2011 đạt 229,2 triệu USD với tổng khối lượng là 596870 tấn. Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm 31,7% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của PROCONCO.
Pêru là quốc gia đứng thứ 2 trong số các quốc gia mà PROCONCO tiến hành nhập khẩu nguyên liệu. Công ty tiến hành nhập khẩu bột cá tại quốc gia nay, công ty nhập nhập khẩu 100% bột cá từ Pêru. Cũng chính vì lý do cơng ty nhập khẩu 100% bột cá tại Pêru dẫn tới việc những biến động về tình hình bột cá tại đây sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với cơng ty điển hình như biến động xảy ra vào năm 2010 như đã nêu ở trên. Tổng kim ngạch nhập khẩu bột cá từ Pêru đạt 629,36 triệu USD chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Tiếp theo là Brazil, đây là quốc gia mà PROCONCO tiến hành nhập khẩu ngô sau Ấn Độ, lượng ngô nhập khẩu tại đây chiếm 56,8% tổng lượng ngô nhập khẩu của công ty; nhiều hơn cả Ấn Độ. Tổng kim ngach nhập khẩu ngô từ Brazil trong giai đoạn 2007 – 2011 đạt 423,04 triệu USD, chiếm 18,15% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của PROCONCO.
Đứng thứ 4 trong danh sách các quốc gia mà PROCONCO nhập khẩu nhiều nhất là Argentina. Khô đậu tương là loại nguyên liệu được công ty nhập khẩu tại quốc gia Nam Mỹ này, lượng khô đậu tương nhập khẩu tại đây chiếm 49,75% tổng lượng khô đậu tương nhập khẩu của công ty. Tổng kim ngạch nhập khẩu khô đậu tương từ Argentina của PROCONCO trong giai đoạn 2007 - 2011 là 415.07 triệu USD với 1010430 tấn khô đậu tương. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu từ Argentina chiếm 17,76% tổng kim ngạch nhập khẩu của cơng ty.
2.2.4. Hình thức nhập khẩu.
Hiện tại PROCONCO tiến hành nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc hồn tồn theo hình thức “Nhập khẩu tự doanh”. Đây là hoạt động
nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp trên cơ sở nghiên cứ thị trường trong nước, tính tốn đầy đủ chi phí, chính sách cũng như luật pháp của các quốc gia và quốc tê.
Vì PROCONCO chịu hồn tồn trách nhiệm trong hoạt động nhập khẩu của mình; nên nó địi hỏi cơng ty phải có sự xem xét kỹ lưỡng từ khâu nghiên cứu thị trường nguyên liệu quốc tế, xác định thị trường nhập khẩu, đàm phán và ký kết hợp đồng. Cơng ty được tính kim ngạch nhập khẩu và khi tiêu thụ thức ăn gia súc được tính doanh số và chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Khi tiến hành công ty chỉ lập một hợp đồng ngoai thương để giao dịch với bên nước ngồi, sau đó khi bán ngun liệu hoặc cung cấp nguyên liệu cho một số cơng ty khác thì cơng ty ký các hợp đồng mua bán trong nước.
2.2.5. Phương thức thanh toán.
Hiện này phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc đều thanh toán theo phương thức thư tín dụng – L/C (Letter of Credit) . Tuy nhiên, trong
khi rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc tại Việt Nam thanh toán tiền nhập khẩu nguyên liệu bằng phương thức L/C trả ngày thì PROCONCO lại
thanh toán theo phương thức L/C trả chậm. Việc thanh toán theo phương thức L/C trả chậm cho phép công ty chi trả tiền nguyên liệu sau một kỳ hạn nhất sau khi nhận được nguyên liệu nhập khẩu, còn đối với hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành do phải thanh toán theo phương thức L/C trả ngay nên phần lớn các doanh nghiệp này phải thanh toán tiền trước khi nhận nguyên liệu.
Điều này được giải thích bới lý do PROCONCO có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp của mình, đây là những đối tác, những nhà cung cấp đã có quan hệ khá lâu năm với cơng ty. Mặt khác cũng là một điều rất quan trọng đó là PROCONCO có khả năng trả nợ tốt hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành. Đây cũng là một trong những lý do mà nhiều công ty trong ngành lựa chọn PROCONCO làm đối tác trong việc nhập khâu nguyên liệu về cho công ty họ. Thơng thường việc thanh tốn các đơn hàng của công ty được tiến hành trong khoảng thời gian từ 30 – 40 sau khi công ty đã nhận được nguyên liệu.
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY 2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên liệu cho quá trình sản xuất
Việc cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành cơng trong q trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Đối với PROCONCO cũng không phải là một ngoại lệ, việc cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất là yêu cầu thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Để có thể đáp ứng được nhu cầu về thức ăn gia súc của công ty cho thị trường, hàng năm công ty cần chuẩn bị một lượng nguyên liệu rất lơn để phục vụ cho quá trình sản xuất. Với tốc độ tăng trưởng sản lượng thức ăn gia súc trung bình đạt 16,25%/năm trong giai đoạn từ năm 2007 - 2011 thì nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cũng gia tăng ngày một lớn. Nếu năm 2007, tổng lượng nguyên liệu được đưa vào sản xuất là 997000 tấn thì đến năm 2011 con số này đã lên tới 1,704 triệu tấn.
Lượng nguyên liệu cần cho qua trình sản xuất rất lớn, tuy nhiên cơng ty chỉ có thể thu mua được khoảng 15% nhu cầu nguyên liệu từ trong nước. Tuy lượng nguyên liệu bị thiếu là rất lớn nhưng công ty chưa lần nào cơng ty rơi vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu do lượng thiếu nguyên liệu bị thiếu đã được công ty tiến hành nhập khẩu. Nguyên liệu đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2007 – 2011 của công ty được thể hiện qua bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.9. Tổng số nguyên liệu đưa vào sản xuât của công ty (2007 – 2011) (Đơn vị: triệu tấn) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 SL % SL % SL % SL % SL % NLTN 0,1595 16 0,171 15,6 0,192 14,83 0,193 13,5 0,224 8 13,19 NLNK 0,837 5 84 0,926 84,4 1,103 85,17 1,234 86,5 1,4792 86,81 Tổng 0,997 100 1,097 100 1,295 100 1,427 100 1,704 100
(Nguồn: Báo hoạt động sản xuất của công ty cổ phần Việt Pháp PROCONCO năm 2007 - 2011)
Qua bảng 2.9 ta thấy: cùng với tổng khối lượng nguyên liệu sản xuất tăng lên trong giai 2007 -2011 là sự gia tăng của khối lượng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình sản xuất. Tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu trong tổng lượng nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất của cơng ty cũng tăng từ 84% năm 2007 lên 86,81% năm 2011.
2.3.1.2. Cung cấp lượng lớn nguyên liệu cho các đối tác
PROCONCO là một nhà cung cấp nguyên liệu lớn cho một số công ty khác trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc. Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu ngoài nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu cho quá trình hoạt động của các nhà máy của cơng ty thì nó cịn có nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu cho các đối tác mua hàng của công ty. Đi đôi với sự gia tăng về khối lượng sản phẩm trong nhiều năm của các công ty là nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu ngày càng gia tăng. Số lượng, khối lượng các đơn đặt hàng đối với cơng ty cũng vì thế mà ngày càng gia tăng, từ năm 2009 tới năm 2011, lượng nguyên liệu mà công ty tiến hành nhập khẩu về và cung cấp cho các công ty khác đã gia tăng từ 107000 tấn lên 230800 tấn vào năm 2011.
Theo dự kiến của cục chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành sản xuất thức ăn gia súc sẽ đạt bình qn 17%/năm trong vịng 5 năm năm tới. Điều này sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu trong thời gian tới của các công ty trở nên lớn hơn rất nhiều so với trước đây; đồng nghĩa với đơn hàng, lượng hàng và khách hàng đặt hàng đến với công ty sẽ gia tăng theo. Nó sẽ trở thành một thách thức rất lơn đối với công ty trong việc đáp ứng đủ nhu cầu của các công ty.
2.3.1.3. Về thị trường nhập khẩu
Cũng như các giai đoạn trước thì trong giai đoạn 2007 – 2011, thị trường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc truyền thống công ty vẫn là Ấn Độ, Pêru, Brazil và Argentina. Trải qua những khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cũng như những dư âm của nó để lại thì mối quan hệ