Hình 3.9 Singhius sp.

Một phần của tài liệu tiến sỹ nghiên cứu thành phần loài bọ phấn aleyrodidae (homoptera) và đặc điểm sinh học, sinh thái học, biện pháp phòng trừ bọ phấn thuốc lá bemisia tabaci (gennadius) hại cây họ cà ở vùng hà nôi (Trang 73 - 157)

(a: Nhộng giả; b: Lỗ khí quản ngực; c: Lỗ bài tiết và rãnh hậu môn) c: Lỗ bài tiết và rãnh hậu môn)

a

b

(Nguồn: Lê Thị Tuyết Nhung , 2012) (Nguồn: Hodges and Evans, 2005)

Hình 3.10. Lồi Tretraleurodes acaciae (Quaintance) 1900

Tuyến nốt lồi Nốt sần

Vệt lõm

Gờ nổi hình chữ U

3.1.3. Thành phần loài bọ phấn gây hại đã phát hiện theo cây trồng

Thành phần loài bọ phấn trên cây lúa và cây lương thực khác

Trên cây lúa và cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn chỉ ghi nhận được

hai lồi bọ phấn đó là Bemisia formosana và Bemisia tabaci (bảng 3.1). Đây là

nhóm cây có số lượng lồi bọ phấn ít nhất, thành phần loài ghi nhận được trong nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Đàm Ngọc Hân (2012). Trên cây lúa chỉ tìm thấy 1 lồi bọ phấn duy nhất,

đó là lồi B. formosana. Vụ mùa năm 2007, ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng B. formosana đã bùng phát số lượng, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất lúa. Sau

năm 2007 cho đến nay, sự gây hại của lồi có xu thế giảm nhẹ, trên đồng ruộng vẫn

có thể tìm thấy B. formosana vào giai đoạn lúa đứng cái làm địng đến chín đỏ đi

với mật độ khơng cao.

Đối với loài BPTL gây hại trên cây khoai lang và cây sắn, chúng có tần suất bắt gặp cũng như mật độ thấp ở những ruộng trồng luân canh với cây ngô, lúa, ở những vùng độc canh cây sắn hoặc khoai lang tần suất bắt gặp cũng như mật độ BPTL lại khá cao. Do đó cần quan tâm điều tra, theo dõi sự gây hại của BPTL trên cây sắn để phát hiện và có biện pháp phịng chống kịp thời.

Thành phần loài bọ phấn trên cây cơng nghiệp

Trên nhóm cây công nghiệp, nghiên cứu này đã xác định được 10 lồi bọ

phấn. Đó là các lồi A. spiniferus, A. subindica, A. barodensis, B. tabaci, C. micheliae, D. decempunctata, N. bergii, P. myricae, P. mori và T. acaciae. Trong các lồi này có 6 lồi trùng với cơng bố của Đàm Ngọc Hân (2012) và lồi P. mori

có mật độ tương đối cao vào giai đoạn cuối mùa xuân đầu mùa hè trên cây dâu tằm, cịn các lồi khác có tần suất bắt gặp từ thấp đến trung bình (bảng 3.1).

Thành phần loài bọ phấn trên cây ăn quả

Nhóm cây ăn quả có thành phần bọ phấn đa dạng hơn cả, với 21 loài bọ

phấn đã được xác định tên khoa học. Đó là các lồi Aleurocanthus citriperdus, A. spiniferus, A. woglumi, Aleuroclava jasmine, Aleuroclava sp., Aleurolobus sp., Aleuroplatus pectiniferus, Aleurothrixus floccosus, Aleurotrachelus anonae, Aleurotrachelus sp., Bemisia tabaci, Crenidorsum caerulescens, Dialeurodes citri, D. citrifolii, D. sens stricto sp., Dialeurodes sp., Dialeuropora decempunctata, Dialeuropora sp., Minutaleyrodes minuta, Parabemisia myricae, Pealius machili.

Thành phần bọ phấn ghi nhận được trên nhóm cây ăn quả trong nghiên cứu này đã có 14 lồi trùng với cơng bố của Đàm Ngọc Hân (2012) và 3 lồi trùng với ghi nhận của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010) trong cuộc điều tra sinh vật hại cây trồng nông nghiệp trước và sau thu hoạch năm 2006-2010, 8 loài trùng với ghi nhận của Lê Lân (2013). Như vậy, nghiên cứu này đã bổ sung thêm được 4

loài/dạng lồi bọ phấn cho nhóm cây ăn quả. Đó là các loài A. citriperdus, C.caerulescens, Dialeurodes sens stricto sp., và P. machili.

Nhóm CAQCM có số lồi ghi nhận được nhiều nhất, trong nghiên cứu này

đã ghi nhận được 8 lồi. Đó là các lồi Aleurocanthus citriperdus, A. spiniferus, A. woglumi, Aleuroclava jasmine, Bemisia tabaci, Dialeurodes citri, D. citrifolii, Parabemisia myricae. Kết quả này so với Đàm Ngọc Hân (2012) vẫn còn 7 loài/dạng loài chưa được ghi nhận đó là Aleuroclava murrayae, A. psidii, Aleurolobus sp., A. marlatti, Bemisia giffardi, Dialeurodes sp., Minutaleyrodes

minuta. So với kết quả của Lê Lân (2013), kết quả của luận án này chưa ghi nhận được loài Aleurodicus dispersus gây hại trên cây bưởi Diễn.

Trong thành phần bọ phấn ghi nhận được trên nhóm cây ăn quả có 2 lồi là

D. citri và D. citrifolii có tần suất bắt gặp >50% (bảng 3.1). Tuy nhiên, trên nhóm cây ăn quả có múi, loài D. citri và D. citrifolii có thời điểm bùng phát số lượng khơng giống nhau. Đối với lồi D. citri có hai cao điểm mật độ trong năm vào cuối

mùa xuân và mùa thu, thông thường cao điểm mật độ vào cuối mùa xuân cao hơn

cao điểm mật độ trong mùa thu; lồi D. citrifolii có cao điểm về mật độ ngược lại. Các loài Aleurocanthus spp. được bắt gặp thường xuyên trên vườn CAQCM nhưng

tùy từng năm, từng vụ mà tần suất bắt gặp cao hay thấp, vị trí số lượng nhỏ hay lớn.

Ví dụ như lồi A. citriperdus trong các năm 2007, 2008, 2009, có tần suất bắt gặp

6-10% và chúng có vị trí số lượng khá nhỏ (khoảng 3-5% tổng số các mẫu

Aleurocanthus spp. thu được). Sang năm 2010, 2011, A. citriperdus có tần suất bắt

gặp cao, chiếm tới hơn 50%. Vị trí số lượng của lồi áp đảo các loài khác thuộc

giống Aleurocanthus với 65-70% tổng số các cá thể Aleurocanthus spp. thu được. Ngược lại, trong những năm trước, lồi A. spiniferus có tần suất bắt gặp (>50%) nhưng khi A. citriperdus gia tăng sự xuất hiện thì quần thể lồi A. spiniferus lại

giảm, và tần suất bắt gặp cũng giảm theo. Tại Hà Nội và Hưng Yên chưa hình

thành những vùng sản xuất vải lớn cho nên loài bọ phấn Dialeuropora sp. gây hại

trên cây vải có tần suất bắt gặp trung bình. Ngược lại, tại các vùng trồng vải tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa như ở một số huyện của tỉnh Bắc Giang

Dialeuropora sp. lại có mật độ khá cao trùng với thời điểm cây vải ra lộc non và ra

hoa vào cuối mùa xuân. Trưởng thành thường đậu ở mặt sau của những lá non, chích hút và thải dịch tạo điều kiện cho muội đen phát triển, ảnh hưởng lớn đến quang hợp của cây cũng như chất lượng quả. Ấu trùng được tìm thấy ở mặt dưới của lá trên những lá bánh tẻ, tại các lỗ đơn bên mép cơ thể hình thành những sợi sáp dài màu trong suốt xanh lam óng ánh.

Trong số 33 lồi bọ phấn đã được xác định tên khoa học thì phần lớn chúng

citri Ashmead… có từ 5-7 ký chủ. Riêng lồi BPTL đã được ghi nhận gây hại trên

48 loại cây trồng và cây dại thuộc 18 họ thực vật khác nhau. Trong các loài thu

được có 15 lồi có tần suất bắt gặp cao (>50%). Tuy nhiên, chỉ có 6 lồi A. spiniferus, Aleurotrachelus sp., B. tabaci, B. formosana, D. citri và D. citrifolii là

những lồi có tần suất bắt gặp cao đồng thời có mật độ tương đối cao vào những thời điểm cây ra lộc non, lá non và ra hoa, chúng có thể trở thành những sâu hại chính trên cây trồng do đó cần theo dõi để phịng trừ (bảng 3.1).

Thành phần loài bọ phấn trên cây họ Cà

Các loài cây họ Cà (cà chua, cà tím, cà pháo và khoai tây, thuốc lá, ớt) được trồng quanh năm ở Hà Nội và phụ cận. Kết quả nghiên cứu này chỉ ghi nhận có duy nhất một lồi bọ phấn gây hại cho các cây trồng họ Cà đó là BPTL (bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu này khác với danh lục “Côn trùng hại cà chua” trong sách “Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968” của Viện Bảo vệ thực vật (1976). Trong danh lục này đã ghi

nhận trên cây cà chua có lồi bọ phấn trắng Bemisia myricae Kuwayana. Nhưng trong

phần “Danh lục côn trùng phát hiện trong điều ta năm 1967-1968” xếp theo phân loại

cơn trùng thì lồi bọ phấn trắng Bemisia myricae Kuwayana đã ghi chỉ phát hiện được

trên các cây bông, đậu tương, dâu tại Hà Tây (cũ) và Thanh Hóa, mà khơng có cây cà chua (Viện Bảo vệ thực vật, 1976). Như vậy, có thể nói đã có sự nhầm lẫn ở trong sách “Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968” của Viện bảo vệ thực vật (1976). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Kim Chiến (2012), Đàm Ngọc Hân (2012). Các tác giả này đã nghiên cứu thành phần sâu hại cây trồng nói chung và cây cà chua ở Đơng Anh, Gia Lâm (Hà Nội) nói riêng năm

2007-2009 và cũng chỉ ghi nhận được duy nhất loài BPTL hại cây cà chua.

Lồi BPTL ln có mật độ cao và là đối tượng cần phịng trừ trên các cây cà chua, cà tím, cà pháo và khoai tây. BPTL gây hại nặng trên cây họ Cà, đặc biệt là cà chua vụ xuân hè vào các tháng 2, 3 và 4. Vào các tháng mùa hè (tháng 5 và 6) BPTL lại tiếp tục gây hại trên các giống cà pháo, cà bát. Kết quả này phù hợp với những ghi nhận trước của Đàm Ngọc Hân (2012), Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Kim Oanh (2007). mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm

Aleurocanthus citriperdus (trên CAQCM) Aleurocanthus spiniferus (trên CAQCM) Aleurolobus barodensis (trên mía) Aleurotrachelus sp. (trên ổi) Bemisia formosana (trên lúa) Dialeurodes citri (trên CAQCM) Dialeuropora sp. (trên vải) Neomaskellia bergii (trên mía) Dialeurodes citrifolii (trên CAQCM) Hình 3.11. Một số lồi bọ phấn phổ biến trên các cây trồng nông nghiệp

3.1.4. Tác hại của bọ phấn thuốc lá

Cây cà chua bị BPTL gây hại nặng ở giai đoạn cây con hay thời kỳ trước ra hoa, lá cây trở nên vàng và nhỏ như thiếu dinh dưỡng, cây còi cọc chậm lớn. Khi cây cà chua ra hoa tạo quả bị nhiễm BPTL từ trung bình đến nặng, lượng hoa và quả đậu ít hơn so với cây cà chua bị nhiễm bọ phấn ở mức độ nhẹ, quả trở nên nhỏ và nhạt khơng cịn vị ngọt và vị chua, thiệt hại về năng suất ước tính đạt tới 10-30% nếu khơng phát hiện và thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời.

Tác hại lớn nhất mà BPTL gây ra cho cây cà chua chính là khả năng truyền virus

gây bệnh hại cây. BPTL xâm nhập và gây hại trên cây cà chua từ rất sớm. Ở giai

đoạn cây con, khi cây chỉ mới có 2 lá mầm, BPTL đã xâm nhập vào ruộng và cây cà chua được 2- 3 lá thật, cây đã có những biểu của bệnh virus. Cây cà chua bị nhiễm bệnh virus từ giai đoạn cây con, cây không thể ra hoa hoặc ra hoa rất ít. Qua các năm theo dõi 2010 và 2013, tỷ lệ cây cà chua nhiễm bệnh virus biến động từ 10 đến 35% tùy từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Những cây cà chua bị nhiễm bệnh hầu như khơng cho quả, nếu có quả thì quả trở nên cứng, lâu chín và chín khơng đều, giá trị thương phẩm cũng như dinh dưỡng giảm nghiêm trọng, thiệt hại về năng suất

từ 20- 60% phụ thuộc vào tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng.

Trên cây cà chua, dịch thải của BPTL tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen

Cladosporium sp. phát triển, tuy nhiên không phải ở mật độ bọ phấn nào muội đen

cũng có thể phát triển được. Ở mật độ 2,06 và 6,49 con/lá chét, cây cà chua chưa có biểu hiện của nấm muội đen xâm hại, chỉ đến khi mật độ BPTL đạt 11,88 con/lá chét mới bắt đầu thấy lác đác một số lá phía dưới những lá có mật độ bọ phấn cao có nấm muội đen phát triển. Khi mật độ bọ phấn tăng lên 15,76 con/lá chét, đã dễ dàng tìm thấy một lớp muội đen mỏng và thưa trên cành lá thứ 6 xuống đến những lá già phía dưới. Khi mật độ bọ phấn đạt ở mức này thì các lá mới ra trở nên nhỏ và xanh vàng hơn so với những lá ra trước đó. Mật độ BPTL đạt 57,20 con/lá chét, hầu hết các lá cà chua đều bị muội đen trừ cành lá thứ 1 và thứ 2 ở trên ngọn. Sự dày đặc của nấm muội đen tăng dần theo từng tầng lá tính từ ngọn xuống, đặc biệt là

những lá ở sát dưới những lá có mật độ bọ phấn cao, lá cà chua trở nên vàng và nhỏ, quả nhỏ, trên quả cũng xuất hiện muội đen (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Mật độ BPTL và sự xuất hiện của nấm muội đen Cladosporium sp. trên

cây cà chua tại Mê Linh (Hà Nội, 2010-2013)

Thời gian Giai đoạn sinh trưởng Mật độ BPTL (con/lá chét) Triệu chứng 24/4/2010- 5/5/2010

Quả già 2,06 Chưa có muội đen, lá to xanh đậm Quả già 6,49 Chưa chưa có muội đen, lá to xanh đậm Thu

hoạch quả

15,76

Muội đen xuất hiện trên lá thứ 6 trở xuống, lá mới ra nhỏ và xanh vàng

57,20

Muội đen dày từ lá 3 trở xuống, lá nhỏ và xanh vàng, trên quả có muội đen

12/3/2013- 12/4/2013

Thu hoạch quả

10,08 Chưa có muội đen, cây tương đối xanh tốt

11,88

Bắt đầu xuất hiện muội đen trên những lá già, lá mới ra nhỏ.

16,67

Muội đen phát triển trên lá bánh tẻ và lá già

Quả cà chua trở nên tối, bẩn và dính, khơng cịn độ sáng bóng căng mọng như trước, giá trị thương phẩm cũng như dinh dưỡng của quả giảm đáng kể. Những diện tích cà chua bị nhiễm muội đen giá trị thương phẩm của quả có thể giảm tới 50% so với quả cà chua không bị nhiễm muội đen. Khi giá thành cà chua thấp, những quả cà chua bị nhiễm nấm muội đen không được thu mua.

3.1.5. Nhận xét chung

Trong thời gian 2007-2012, trên 69 loại cây trồng (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây cảnh...) ở vùng Hà Nội và các tỉnh phụ cận đã xác định được 33 lồi (dạng lồi) bọ phấn. Trong số đó, đã bổ sung cho khu

subrotundus, Crenidorsum micheliae, Crenidorsum caerulescens, Pealius machili, Tretraleurodes acaciae. Đã xác định 6 loài bọ phấn (gồm A. spiniferus, Aleurotrachelus sp., B. tabaci, B. formosana, D. citri và D. citrifolii) là những lồi

có tần suất bắt gặp cao trùng vào những thời điểm cây trồng ra lộc non, lá non và ra hoa.

Thành phần bọ phấn trên các cây trồng chính ở Hà Nội và phụ cận khơng

nhiều, trên lúa có 1 lồi (B. formosana), trên khoai lang, sắn, rau thập tự, cây họ Cà, cây họ bầu bí có 1 lồi (B. tabaci), trên cây đậu đỗ có 3 lồi (A. spiniferus, B. tabaci, T. acaciae), trên CAQCM có 8 lồi (A. citriperdus, A. spiniferus, A. woglumi, A. jasmini, D. citri, D. citrifolii, B. tabaci và P. myricae), trên cây nhãn vải có 6 lồi (A. citriperdus, A. spiniferus, A.woglumi, Aleuroclava sp., Dialeuropora sp., Pealius ? machili). Trong đó, các loài B. formosana, B. tabaci, D. citri, D. citrifolii, Dialeuropora sp., có mật độ cao và dễ trở thành sâu hại chính trên

các cây trồng nói trên.

BPTL gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cây cà chua. Chúng gây ra cả tác hại trực tiếp và gián tiếp cho cây, nguy hiểm hơn BPTL là môi giới truyền bệnh virus hại cây, năng suất cà chua có thể giảm 20-60% tùy thuộc vào mật độ bọ phấn và tỷ lệ bệnh xoăn vàng ngọn lá cà chua trên đồng ruộng.

3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn thuốc lá B. tabaci

3.2.1. Đặc điểm sinh vật học

3.2.1.1. Tập tính sống của bọ phấn thuốc lá

Khi ấu trùng lột xác, mảnh lưng ở phía đầu cơ thể tách ra và phần cuối cơ thể ấu trùng bám chặt vào lá cây, phần đầu cơ thể bật lên bật xuống cho lớp xác dần tách ra khỏi cơ thể. Khi vũ hóa trưởng thành thường mất một vài giờ để cánh duỗi thẳng hồn tồn và di chuyển xung quanh vị trí vũ hóa cho cơ thể cứng cáp. Sau khi cơ thể cứng cáp chúng mới bay lên các lá non để chích hút dịch cây. Trưởng thành ít bay vào sáng sớm, chiều mát hay thời tiết râm mát khi bị khua động. Đây là một tập tính có thể lợi dụng để xác định thời điểm phun thuốc hợp lý đối với trưởng thành BPTL. Trưởng thành thường bay với khoảng cách ngắn (chỉ trên dưới 3 m)

trong tán lá cây, bay theo phương nằm ngang, đơi khi có kiểu bay theo vòng xoắn. Khi trưởng thành bị đưa ra ánh sáng trực xạ chúng liền lẩn tránh hoặc bay sang những lá khác, nơi có ánh sáng tán xạ.

Sự ghép đôi giữa trưởng thành đực và trưởng thành cái thường là có lựa chọn, khi trưởng thành đực đến gần, nếu trưởng thành cái có phản ứng như lấy chân sau đẩy trưởng thành đực thì trưởng thành đực sẽ tự động bỏ đi. Còn nếu trưởng thành cái đứng im, trưởng thành đực sẽ tiến lại gần, đậu ở vị trí song song với trưởng thành cái và cùng hút dịch cây. Thời gian này diễn ra khá lâu từ 1 đến vài giờ. Trong q trình chích hút dịch cây, BPTL tiến hành giao phối, thời gian giao

Một phần của tài liệu tiến sỹ nghiên cứu thành phần loài bọ phấn aleyrodidae (homoptera) và đặc điểm sinh học, sinh thái học, biện pháp phòng trừ bọ phấn thuốc lá bemisia tabaci (gennadius) hại cây họ cà ở vùng hà nôi (Trang 73 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)