II. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG TA VAØ THAØNH TỰU VỀ
4. Sự phát triển hợp tác đầu tư kinh tế đối ngoại ở địa phương trong thờ
4.1. Đặc điểm tình hình của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Long Mỹ là huyện vùng sâu, cách tỉnh Hậu Giang 20 km theo quốc lộ 61 về hướng Đông Nam. Diện tích tự nhiên 39.611,50 ha; dân số 162.562 người; mật độ dân số 395 người km2. Phần lớn dân cư sống tập trung ở các thị trấn, thị tứ, ven các trục lộ và ven sông rạch. Huyện Long Mỹ có 9 đơn vị hành chính cấp xã gồm 8 xã và một thị trấn, 83 ấp. Tuy huyện vùng sâu, song Long Mỹ có vị trí rất quan trọng đối với tỉnh, ngoài chức năng cửa ngõ phía Đông Nam, là tiền đồn bảo vệ, cũng là hậu cứ quan trọng khi đất nước có chiến tranh, Long Mỹ còn là vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của tỉnh.
Thế mạnh của huyện là sản xuất lúa, mía và khai thác tiềm năng mặt nước nuôi thuỷ sản, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội của huyện đang từng bước hoàn chỉnh, nhất là mạng lưới giao thông thuỷ – bộ, điện, thuỷ lợi, các cụm kinh tế –xã hội, công trình văn hoá, phúc lợi xã hội là điều kiện cần thiết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, Long Mỹ cũng có những hạn chế nhất định do vị trí cuối nguồn, việc giao lưu kinh tế –văn hoá, vận chuyển hàng hoá là hạn chế lớn nhất; các yếu tố đất đai, nguồn nước cũng không thuận lợi, việc tiếp nhận
những ưu đãi đầu tư, chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ, phát triển nguồn nhân lực so với huyện khác có phần khó khăn hơn. Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc y tế khi bệnh tật còn hạn chế một phần do điều kiện kinh tế và mặt bằng dân trí ở điểm xuất phát thấp. Trong thập kỷ tới, nếu được đầu tư đúng mức, khai thác đúng lợi thế Long Mỹ có đủ điều kiện để phát triển kinh tế –xã hội một cách toàn diện.
4.2. Thực trạng về kinh tế –xã hội của huyện.
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế.
- Giá trị sản xuất (GO – giá so sánh 94): Tăng bình quân 10,35%/
năm, khu vực I tăng bình quân 9,60%/ năm, khu vực II tăng bình quân 17,70%/năm, khu vực III tăng bình quân 10,15%/ năm.
- Giá trị gia tăng (VA-so sánh 94): tăng bình quân 9,15%, chỉ số lợi ích và chi phí (VA/IC) dao động ở mức 1,40-1,50; tỷ trọng VA trong cơ cấu GO (giá thực tế) giảm dần, từ 60% (năm 1995) xuống còn 58% năm (2002), chứng tỏ hiệu quả của nền kinh tế chưa được cải thiện, một phần do giá chi phí nguyên vật liệu, vật tư nông nghiệp tăng nhanh hơn giá sản phẩm, nhất là giá bán nông sản; một phần do đầu tư chiều sâu chưa nhiều cho sản xuất nhằm thay đổi giống, cơ cấu cây trồng vật nuôi, thay đổi công nghệ, trang thiết bị trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Đặc điểm về tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện: + Nhịp độ tăng trưởng khá cao 9,15%/3 năm.
+ Các khu vực kinh tế tăng trưởng không đồng đều, trong đó khu vực II và III tăng nhanh hơn khu vực I.
+ So với huyện khác trong tỉnh, kinh tế trong vùng tuy được cải thiện nhưng về qui mô còn ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất lúa, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi chưa rõ, sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ.
4.2.2. Thu nhập bình quân đầu người.
Tăng từ 2.653.314 đồng năm 1995 lên 4.200.000 đồng năm 2003. Tăng bình quân 2,4%/ năm.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện trong 5 năm (1996-2000) ước khoảng 305 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước và tín dụng chiếm khoảng 60%. Đầu tư nước ngoài vào sự nghiệp y tế hơn 4 tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư /VA mặc dù còn tương đối thấp, bình quân 10-12% và hệ số ICOR < 2 chứng tỏ vốn đầu tư còn quá ít. Tuy nhiên, Long Mỹ đã thể hiện được nền kinh tế đã và đang đi lên trên cơ sở phát huy nội lực, biết khai thác hợp lý nguồn vốn trong dân, kết hợp với vốn Nhà nước, vốn đối tác của các tổ chức quốc tế để tạo thế và lực mới.
- Cơ cấu đầu tư: khu vực I chiếm 31,27%, khu vực II chiếm 16,5%, khu vực III chiếm 53,16% tổng vốn đầu tư.
4.2.4. Mức sống-thu nhập và chăm sóc y tế.
- Số hộ đói nghèo chiếm 14,22%, trong đó khu vực thành thị 381 hộ, khu vực nông thôn 4.160 hộ. Nguyên nhân đói nghèo: thiếu ruộng đất sản xuất 26,36%; thiếu phương tiện sản xuất 2,75%; thiếu vốn 30,65%; đông con 8,06%; thiếu lao động 1,43%; không có nghề nghiệp 1,12%; không có việc làm 9,07%; thiếu kinh nghiệm 3,81%; có người bệnh nặng 8,5%; già yếu không nơi nương tựa 2,05%; tệ nạn xã hội 0,22% lý do khác 5,90%.
- Chăm sóc y tế:
+ Vệ sinh phòng bệnh, chủ động phòng chống dịch: Hàng năm triển khai nhiều đợt phát động toàn dân tham gia chủ động phòng, chống dịch bệnh với nhiều hình thức. Ngoại trừ sốt xuất huyết, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm đều giảm rõ rệt. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú ý tuyên truyền giáo dục, kiểm tra.
+ Các chương trình y tế cộng đồng: tiêm chủng hàng năm đều đạt hơn 98% trẻ trong độ tuổi, tổ chức tiêm VAT cho thai phụ đạt trên 95%; chương trình thanh toán bại liệt, phòng chống lao, tâm thần, sốt rét, uống Vitamin A, tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm và phòng chống bệnh tiêu chảy cấp mang lại hiệu quả rõ rệt. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 24,16%. Đến năm 2000, Long Mỹ được công nhận thanh toán xong bệnh phong; không còn bệnh bại liệt và bạch hầu.
+ Công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình thực hiện tốt, hiện có 42 ấp và 2 xã được công nhận đạt chuẩn sinh con thứ 3.
+ Chất lượng khám và điều trị bệnh được nâng lên, chỉ số thu hút bệnh nhân tăng bình quân 8,8%/ năm, tỷ lệ tử vong trong điều trị hạ thấp dần từ 1,11% năm 1995 xuống còn 0,8% năm 2000.
Tuy nhiên, hoạt động của ngành y tế vẫn còn một số mặt tồn tại: cơ sở vật chất ở một số nơi còn xuống thấp, chưa được sửa chữa kịp thời, trang thiết bị thiếu thốn, cũ, một số hư, hỏng nhiều chưa được bổ sung. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân chưa đều khắp, nhất là vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cán bộ y tế còn chậm, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế trực tiếp phục vụ người bệnh, y tế tuyến xã, ấp chưa thoả đáng. Công tác quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn nhìn chung chưa thật chặt chẽ.
4.3. Quá trình phát triển hợp tác đầu trong quan hệ quốc tế về lĩnh vực y tế huyện thời gian qua.
4.3.1. Tình hình và các đối tác đầu tư.
Cùng với quá trình đổi mới đất nước và đường lối chính sách đối ngoại của Đảng. Tình hình thực tế của huyện vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là công tác chăm sóc y tế chưa đáp ứng kịp thời do khả năng đầu tư không đáp ứng kịp thời. Ngành y tế đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho huyện ủy-UBND huyện, tranh thủ sự chỉ đạo của sở y tế và các chuyên khoa đầu ngành của tỉnh đề xuất và tiếp nhận nhiều chương trình dự án đầu tư của các tổ chức, hội từ thiện quốc tế cho hoạt động y tế của những Long Mỹ.
Từ năm 1994 đến nay huyện đã tiếp nhận đầu tư hổ trợ không hoàn lại cho trung tâm y tế huyện với tổng số: 8 đơn vị, bao gồm:
- Tháng 2/1994 tiếp nhận tài trợ của tổ chức Bánh Mì thế giới.
- Tháng 3/1994 nhận tài trợ của Tổ chức Quỹ nhi đồng thế giới (UNICEF).
- Năm 1997 tiếp nhận vốn đầu tư ODA của chính phủ Nhật Bản.
- Năm 1999 hợp tác đầu tư của Hội LES Lampions-Pháp về tiếp tục
hoạt động cho đến nay.
- Năm 2000 nhận hỗ trợ của Hội CAS CODEME- Thụy Sỹ.
- Năm 2000 tiếp nhận tài trợ của tổ chức UNPA.
- Năm 2002 nhận tài trợ của Tổ chức Hội sản phụ khoa tin không biên giới phép.
- Năm 2002 Tổ chức PathFinder.
4.3.2. Kết quả thực hiện.
Số Tên tổ chức và tên nội dung dự án Thời gian thực hiện Nơi lĩnh hội dự án Tổng số tiền và giá trị dụng cụ = tiền 01 Tổ chức Bánh Mì thế
giới: đào tạo nhân viên sức khoẻ cộng đồng và tập huấn nâng cao kiến
thức bà mẹ.
1994-1996 - Đào tạo cho
cụm dân cư ở ấp và hộ gia
đình 20.000 USD
02 Tổ chức UNICEF:
+ Đào tạo phát triển nhân lực, TTB.
+ Vốn thuốc cho trạm y tế + Đánh giá hoạt động điều
hành chăm sóc sức khoẻ Ban đầu tư dựa vào cộng
đồng. 1994 -1995 1994 - nay 1999 - nay - Trung tâm y tế và trạm - Y tế. - Trạm y tế. 25.562,88USD 50.745,31 USD 13.340 USD 03 Dự án ODA-Nhật Bản: trang thiết bị y tế 1997– 1998 Bệnh viện huyện 89.000 USD 04 Hội LES. Lampions- Pháp
: khoa bệnh lý sơ sinh, nhà ăn B/v, đào tạo sản nhi cho cán bộ y tế.
1999 - nay Bệnh viện
huyện và
trạm y tế. 109.000 USD
05 Hội CASCOĐENE- Thụy Sỹ: trạm thanh lọc chất thải y tế, nhà thanh trùng, máy hấp dụng cụ y tế. 2000-20003 Bệnh viện huyện, trạm y tế các xã 23.300USD 0 06 Tổ chức UNPA: dụng cụ khám sản phụ khoa. 2000-2001 Bệnh viện huyện và trạm y tế 13.340 USD 0 07
Hội sản phụ khoa không biên giới – Pháp: chương trình phát lên sóng ung thư tử cung.
2002- nay Hộ gia đình 10.000 USD
08 sức khoẻ sinh sản. các trạm y tế.
ong1Tổng cộng 360.287,66
USD
4.4. Định hướng mục tiêu kinh tế –xã hội huyện Long Mỹ đến năm 2010.
4.4.1. Định hướng phát triển.
Phát triển kinh tế toàn diện và bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, đưa Long Mỹ đi lên xấp xỉ mức trung bình của tỉnh. Tăng cường phát huy nội lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có của địa phương, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh; tranh thủ vốn đầu tư bên ngoài, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh. Tiếp thu công nghệ mới “Đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữa nông nghiệp với phát triển nông thôn. Giữa công nghiệp với phát triển đô thị, giữa phát triển ổn định nông thôn với đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá nhằm vào giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và dân trí, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi xã hội, xoá dần đi đến loại trừ các tệ nạn xã hội nghiêm trọng; tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng chính trị, thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp chính quyền; phát động toàn dân sống văn minh, hoà hợp, giữ gìn kỹ cương luật pháp và truyền thống văn hoá dân tộc.
4.4.2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế –xã hội đến năm 2010.
* Chỉ tiêu kinh tế:
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10-12%/ năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 tăng 10-11%/ năm. Thời kỳ 2006-2010 tăng 12-13%/ năm.
- Nhịp độ tăng trưởng các khu vực kinh tế: + Khu vực I tăng bình quân 6-7%/ năm. + Khu vực II tăng bình quân 24 - 25%/ năm.
- Thu nhập bình quân đầu người 5,860 triệu đồng/ người (năm 2005) và 10,080 triệu đồng / người (năm 2010). Quy USD (theo tỷ giá ngân hàng ngoại thương năm 2000) 420 USD (năm 2005) và 720 USD (năm 2010).
- Tham gia xuất khẩu trực tiếp, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 5- 10 triệu USD (năm 2005) và >30 triệu USD (năm 2010).
- Tổng vốn đầu tư 10 năm 2001-2010 khoảng 1.500 tỷ, trong đó 600 tỷ (năm 2005) và 900 tỷ (năm 2010).
* Chỉ tiêu xã hội:
- Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế chậm nhất vào năm 2005. Thực hiện giảm sinh bình quân 0,05-0,06%/ năm thời kỳ 2001-2005 và 0,03-0,04% / năm thời kỳ 2002-2010. tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1% vào năm 2005 và 0,85% vào năm 2010.
- Trong 10 năm 2001-2010, tạo trên khoảng 10.000-15.000 việc làm
cho người lao động (bình quân 1000-1500 lao động/ năm), giảm lao động thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn từ 11,88% năm 2000 xuống còn 7-7,5% năm 2005 và 4-4,5% năm 2010.
- Cơ cấu lao động: đến năm 2005, tỷ lệ lao động ở khu vực I: 87%, khu vực II: 5%, khu vực III: 8%. Đến năm 2010 lao động ở khu vực I: 65%, khu vực II: 13%, khu vực III: 22%.
- Không để tình trạng đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 8-9% năm 2005 và còn dưới 4% vào năm 2010. tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố đạt từ 50-60% trở lên, hạ tỷ lệ nhà cây lá tạm bợ xuống còn dưới 40% (vào năm 2005). Đến năm 2010, phấn đấu hạ tỷ lệ nhà tạm bợ xuống còn dưới 10%.
- Giảm dần mức thấp nhất và kiềm chế được số người mắc các bệnh
nguy hiểm và tai nạn thương tích, bệnh dịch lây. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống <20% (năm 2005) và dưới 10% (năm 2010).
4.4.3. Các bước đột pha.ù
- Tiếp tục thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu huyện, Đảng bộ
nhiệm kỳ 2001-2005 và thực hiện 9 chương trình, 7 đề án phát triển kinh tế – xã hội nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông đối nội và đối ngoại đủ sức cho các phương tiện vận tải hàng hoá có trọng tải lớn hoạt động, đầu tư hệ thống điện, cung cấp nước sạch và quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, cụm kinh tế –xã hội. Tạo chuyển biến rõ nét về đô thị hoá.
- Đẩy mạnh tiến độ cơ giới hoá nông nghiệp, đầu tư thành cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại thị trấn Long Mỹ, lập dự án và quy hoạch hai cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khác tại hai thị trấn mới để sang thời kỳ 2006 – 2010 hình thành và đi vào hoạt động. Phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trọng tâm là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và bảo quản sau thu hoạch với trình độ công nghệ cao, tạo sức cạnh tranh, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ.
- Triển khai dự án phát triển du lịch sinh thái. Đầu tư và nâng cấp trung tâm thương mại, các khu phố chợ, cơ sở dịch vụ, hệ thống nhà kho, bến bãi tại cụm kinh tế – xã hội, thị trấn và hệ thống chợ khu vực nông thôn, khu vực đông dân cư. Tăng cường liên doanh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nước và xuất khẩu hàng hoá.
- Cũng cố, phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác và hợp tác một cách vững chắc, xây dựng dần các mối liên kết đa thành phần trong tổ chức sản